Sâu phát triển của hệ thống tài chính theo cơ cấu hay cấu trúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 43)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. sâu phát triển của hệ thống tài chính theo cơ cấu hay cấu trúc

Hệ thống tài chính ở hầu hết các nước nói chung và Việt Nam nói riêng là một hệ thống phức tạp về cấu trúc. Tác giả sẽ tập trung phân tích cấu trúc của toàn bộ hệ thống tài chính để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn vềđộ sâu phát triển của toàn bộ hệ thống tài chính Việt Nam.

Ở các nước có nền kinh tế phát triển nói chung, đối với nhu cầu vốn trung và dài hạn chủ yếu thực hiện theo hình thức trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Ngược lại, đối với Việt Nam có đặc thù riêng, hầu hết vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều do các ngân hàng thương mại cung cấp. Hay nói cách khác, ở Việt Nam, việc huy động và phân bổ vốn chủ yếu thực hiện qua các trung gian tài chính, là kênh tài chính gián tiếp mà trong đó các ngân hàng thương mại đóng vai trò chính.

Hình 2.1: Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng và GDP tại Việt Nam từ 2000-2013 (ĐVT: nghìn tỷđồng)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF, Country Report – Vietnam, 2002-2012. Riêng số liệu 2013 là dự đoán của IMF.

Nhìn vào hình trên có thể thấy tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2000 đến năm 2013 tăng lên nhanh chóng, chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP của đất nước, và từ năm 2006 tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đã vượt qua GDP của Việt Nam, vì vậy có thể nói h thng tài chính Vit Nam ch yếu da vào ngân hàng. Từ chỉ tiêu này có thể nói độ sâu hệ thống tài chính của khu vực ngân hàng ở Việt Nam là khá cao.

Cùng với sự phát triển nhảy vọt của thị trường vốn trên thế giới, thị trường vốn Việt Nam đang đóng vai trò bổ sung và có thể thay thế dần chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống nhưở các nước phát triển khác. Đón nhận hàng nghìn tỷ đồng đầu tư từ nguồn tích lũy tiết kiệm và hưu trí trong dân cư, tuy nhiên giá trị vốn hóa thị trường tại Việt Nam vẫn chưa vượt qua quy mô tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển (từ 2000 đến 2012) đã từng bước khẳng định vai trò của nó như là một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế bổ sung cho hệ thống ngân hàng.

Hình 2.2: Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam so với GDP từ năm 2000-2012 (ĐVT: %)

Nguồn: Tác giả tổng hợp trước 2003 của UBCKNN, từ 2003-2012 của WB

TTCK Việt Nam ra đời khá muộn màng so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự ra đời muộn màng này gắn liền với quá trình cải cách tài chính và cổ phần hóa chậm chạp đã tạo nên một TTCK non tr và khá là yếu t. Trong 6 năm đầu tiên, mức vốn hóa của thị trường hầu như không tăng (tức là chiếm từ 0,28% GDP khi mới thành lập lên 0,87% GDP vào cuối năm 2005). Đây là một con số quá nhỏ bé so với tiềm năng của một TTCK như Việt Nam. Mãi đến cuối năm 2007 mức vốn hóa thị trường đạt đỉnh điểm chiếm 27,52% GDP. Sự tăng đột biến trong năm 2007 là do dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đổ vào TTCK Việt Nam, bên cạnh đó là quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên khi

khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra vào năm 2008 cộng với những biến động tình hình kinh tế vĩ mô trong nước đã làm cho giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống chỉ còn chiếm 10,53% GDP. Từ đây có thể thấy TTCK Vit Nam tăng trưởng vi gia tc nhanh nhưng chóng phát thì cũng chóng tàn, điều này chứng tỏ một TTCK phát triển kém bền vững.

Kể từ khi TTCK Việt Nam ra đời, mức vốn hóa thị trường/GDP chỉ có 0,28%, trung bình trong hơn 13 năm hình thành và phát triển, giá trị vốn hóa thị trường/GDP của Việt Nam chỉ đạt 10,38%. Như vậy có thể thấy rằng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng được mở rộng nhưng so với các nước mà hệ thống tài chính cũng dựa vào ngân hàng nhưĐức, Nhật Bản và Pháp thì hệ thống tài chính Việt Nam vn chưa có độ sâu ca nó (Hình 2.3).

Trong cấu trúc hệ thống tài chính, thị trường trái phiếu (TTTP) là kênh dẫn vốn trung và dài hạn bổ trợ cho thị trường cổ phiếu và tín dụng ngân hàng. Thị trường trái phiếu cho phép huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư phát triển kinh tế. Trên bình diện nền kinh tế, huy động vốn qua phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung nhu cầu vốn vào hệ thống ngân hàng để phục vụ

Nguồn: WB, cập nhật lần cuối 8/9/2013 từ www.google.com.vn/publicdata

cho tăng trưởng kinh tế, tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng, đồng thời cũng tránh được tình trạng mất cân đối kép (mất cân đối về đồng tiền và thời hạn) và do đó hạ thấp nguy cơ nền kinh tế đối mặt với khủng khoảng về cán cân vốn.

Ở những nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, nhu cầu vốn cho phát triển tăng dần từng năm. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn khổng lồ này. Thị trường trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn tiềm năng nhất không chỉ cho các dự án của chính phủ mà cả cho các dự án của khu vực tư nhân.

Hình 2.4: Tỷ lệ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong tổng giá trị

GDP của Việt Nam từ năm 2001-2012 (ĐVT: %)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ Tài Chính

Hình 2.4 cho thấy quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam còn nhỏ và mới trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chính vì vậy mức độ huy động vốn thông qua trái phiếu còn thấp. Từ 2001-2005, tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam/GDP tăng lên chậm chạp (tức là từ 0,57% GDP năm 2001 lên 5,16% GDP vào cuối năm 2005, mức tăng chỉđạt 4,59%). Đây là một con số quá nhỏ bé so với tiềm năng của một TTTP như Việt Nam. Trong 2 năm 2006-2007, tỷ lệ này mới tăng đột biến đạt 14,82% GDP vào cuối năm 2007, mức tăng là 9,66% so với cuối năm 2005, chỉ trong vòng 2 năm mà mức tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2001-2005, một tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ngoạn mục. Cuối năm 2008, mặc dù khủng hoảng tài chính thế giới có tác động ít nhiều đến

thị trường tài chính Việt Nam nhưng tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam vẫn đạt tương đương với 14,2% GDP, chỉ giảm 0,62% so với năm 2007 cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong việc giảm tác động của cuộc khủng hoảng này tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2012, dư nợ của toàn bộ TTTP Việt Nam mới chỉ ở mức 17,83% GDP cho thấy độ sâu phát triển của thị trường trái phiếu nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nhìn chung còn khá nhỏ.

Như vy, TTTP Việt Nam mặc dù còn non trẻ nhưng đã có sự khởi sắc trong thời gian vừa qua, dù vậy những bước đi đúng đắn của TTTP Việt Nam vẫn chưa giúp hệ thống tài chính Việt Nam có được vị trí xứng đáng của mình trên trường thế giới.

Tổng hợp 3 chỉ tiêu đo lường độ sâu phát triển hệ thống tài chính gồm: tổng tài sản hệ thống ngân hàng trên GDP, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu trên GDP và tổng dư nợ trái phiếu trên GDP, nghiên cứu đã phác họa được bức tranh tổng thể về cấu trúc của hệ thống tài chính Việt Nam và một số nước trong khu vực Châu Á trong 2 năm 2006 và 2012 như sau:

Bảng 2.1: Cấu trúc hệ thống tài chính một số nước trong khu vực (Structure of

Financial Systems) (ĐVT: % GDP) Tổng tài sản hệ thống ngân hàng Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu Tổng dư nợ trái phiếu 2006 2012 2006 2012 2006 2012 Hong Kong 445 335,26 594 420,93 46,6 67,61 Malaysia 159 141,72 138 156,94 88 107,72 Singapore 185 137,57 220 150,75 68,2 87,73 Việt Nam 119 129,89 22,7 23,25 8,97 17,83

Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2006 từ East Asian Finance: The Road to Robust Markets, The World Bank (2006), năm 2012 từ IMF, WB, ADB.

Hình 2.5: Cấu trúc hệ thống tài chính của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2006

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ East Asian Finance: The Road to Robust Markets, The World Bank (2006).

Hình 2.6: Cấu trúc hệ thống tài chính của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2012

Dựa vào bức tranh ba chiều phác họa về hệ thống tài chính Việt Nam và một số nước ở Châu Á có thể thấy một vấn đề đặt ra ở đây là độ sâu của khu vực ngân hàng hay thị trường tài chính chưa chắc tạo thành độ sâu của hệ thống tài chính, đó chính là do cấu trúc không đồng bộ của hệ thống tài chính Việt Nam thể hiện ba cạnh của tam giác hệ thống tài chính không đồng đều. Nhìn vào hình trên có thể thấy cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam còn mất cân đối, trong khi tổng tài sản ngân hàng trên GDP chiếm tỷ lệ khá cao là 129,89% vào năm 2012 thì giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán lại quá nhỏ bé khi dừng lại ở mức 23,25%. Nếu so sánh với một số nước mà hệ thống tài chính phát triển tốt như Hong Kong, Singapore hay Malaysia ở năm 2006 và năm 2012 có thể thấy cấu trúc giữa các bộ phận của hệ thống tài chính của các nước này phát triển khá đồng đều. Bài toán v s không đồng b này ca Vit Nam gii thích cho s kém phát trin ca h thng tài chính Vit Nam so vi các nước phát trin khác trên thế gii.

Tóm li, cấu trúc của hệ thống tài chính Việt Nam còn mất cân đối, hệ thống tài chính chủ yếu dựa vào ngân hàng trong khi quy mô và vốn hóa thị trường tài chính còn quá nhỏ bé so với tổng tài sản ngân hàng và do đó độ sâu phát triển của thành tố không tạo ra độ sâu phát triển của tổng thể hệ thống tài chính.

2.1.2. Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam theo chức năng 2.1.2.1. Chức năng cầu nối tiết kiệm và đầu tư

Phần này tác giả sẽ xem xét chức năng của hệ thống tài chính trong việc huy động và phân bổ các nguồn tài chính giữa các khu vực thông qua trả lời hai câu hỏi sau: một là các nguồn tiết kiệm chuyển thành các nguồn đầu tư như thế nào, qua các kênh nào, hai là vai trò của khu vực tài chính đóng góp như thế nào trong việc phân phối các nguồn tiết kiệm.

Hình 2.7: Tỷ lệđầu tư so với GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

Từ năm 2000 đến nay tổng vốn đầu tư phát triển của Việt Nam tăng khá nhanh và tỷ lệ đầu tư so với GDP luôn ở mức cao, đạt đỉnh là 46,52% vào năm 2007. Đây cũng là tỉ lệ khá cao so với một số nước trong khu vực, chỉ thấp hơn so với Trung Quốc, có thể nói vn vn là động lc cơ bn cho tăng trưởng ch không phi nhân t năng sut tng hp TFP. Mặc dù tỷ lệ này tăng trong giai đoạn 2000 - 2007 nhưng đã bắt đầu giảm trong giai đoạn 2008 – 2012 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nếu chia đầu tư theo thành phần kinh tế bao gồm 3 khu vực là khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì đầu tư của khu vực nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mặc dù trong những năm gần đây, đầu tư nhà nước đã có xu hướng giảm dần (dưới 50%). Nguồn vốn FDI mới bắt đầu tăng mạnh từ năm 2007 cho đến năm 2008 đạt tỷ trọng cao nhất là 31%. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh từ năm 2005 và đã vượt mức 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội sau khi có luật doanh nghiệp ra đời tạo điều kiện hoạt động cho khu vực này.

Hình 2.8: Tỉ trọng vốn đầu tư các khu vực kinh tế từ 2000 – 2012

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Bảng 2.2: Động thái ICOR giai đoạn 2000 – 2012

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ICOR 5,04 5,14 5,28 5,31 5,22 4,84 5,05 5,50 6,58 8,03 6,18 5,88 6,72

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

Vì đầu tư của khu vực nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao làm cho hiệu quả đầu tư nền kinh tế thấp. Nhìn vào bảng trên ta thấy ICOR tăng cao qua các năm đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư thấp và bị giảm sút nhanh. Xu hướng này đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đối với nguồn vốn nhà nước. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, ICOR tăng nhanh lại luôn là không bình thường và đáng lo ngại trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế. Năm 2012 Việt Nam cần đến hơn 6,72 đơn vị đầu tư mới tạo ra được 1 đơn vị tăng trưởng. Theo Giáo sư David Dapice cho rằng sự kết hợp của sức mạnh tài chính, hiệu quả chi tiêu của nhà nước và phạm vi cạnh tranh tín dụng sẽ tác động đến ICOR. Theo khía cạnh này thì Việt Nam có thể tụt hậu so với các nước cạnh tranh trong khu vực về thu hút đầu tư. Động thái tăng ICOR của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam gắn với tốc độ tăng ICOR nhanh của khu vực nhà nước và khu vực FDI. Hệ số ICOR của khu vực FDI cao

là do suất đầu tư cao (vốn đắt, trình độ công nghệ - kỹ thuật cao) và năng suất lao động cao. Đối với nhà nước (bao gồm ngân sách nhà nước và DNNN) vấn đề lại liên quan đến đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chất lượng đầu tư, năng lực quản lý ở cấp vĩ mô lẫn vi mô và năng suất lao động thấp. Đây là một thực trạng nghiêm trọng vì nó diễn ra tại khu vực kinh tế chủ đạo, có tiềm lực mạnh nhất và vị thế phát triển tốt nhất trong nền kinh tế.

(ii)Chức năng huy động tiết kiệm và đầu tư của hệ thống tài chính Việt Nam

Hệ thống tài chính chỉ làm trung gian cho một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội, các công ty và hộ gia đình tài trợ phần lớn các khoản đầu tư của họ trực tiếp từ khoản tiết kiệm của bản thân. Hệ thống tài chính có vai trò chuyển khoản tiết kiệm từ những đơn vị kinh tế dư thừa sang những đơn vị thâm hụt. Sự phát triển theo chiều sâu (theo hướng tăng cường) hệ thống tài chính sẽ giúp tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân bổ các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả hơn, và khi phân bổ hiệu quả làm tăng trưởng kinh tế điều này đến lượt nó lại dẫn đến phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu (tăng cường tài chính nhiều hơn nữa).

Mặc dù hệ thống tài chính chỉ làm trung gian cho một phần trong tổng nguồn vốn có thể dành cho đầu tư, nhưng hệ thống này giữ vai trò chủ chốt trong việc phân phối các khoản tiết kiệm. Khi lượng tiết kiệm đi qua hệ thống tài chính gia tăng, độ sâu của hệ thống tài chính tăng lên. Có thể thấy rõ điều này qua lượng cung tiền M2/GDP:

Hình 2.9: M2/GDP của Việt Nam từ 1999-2013

Từ năm 1999 đến nay độ sâu của hệ thống tài chính ở Việt Nam đã tăng nhanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)