Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.4.Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu

Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu thể hiện ở vai trò của nó với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để xem xét mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu (gọi tắt là phát triển hệ thống tài chính) với phát triển kinh tế, tác giả sẽ xem xét việc phát triển hệ thống tài chính góp phần vào phát triển kinh tế thông qua các mối quan hệ nào? Từ vấn đề này, một số giả thiết hay quan điểm về vai trò phát trỉển được đưa ra bao gồm:

Thứ nhất, phát triển hệ thống tài chính là điều kiện cần cho phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, phát triển hệ thống tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro. Vì vậy vấn đề quan trọng là phải xem xét chất lượng của phát triển hệ thống tài chính. Các quan điểm cũng cho rằng phát triển hệ thống tài chính phát huy tác dụng khi được hỗ trợ bởi hệ thống thể chế và chính sách tốt. Tuy nhiên, phát triển hệ thống tài chính không phải là điều kiện đủ cho phát triển kinh tế. Đa số quan điểm đều nhấn mạnh vai trò của phát triển hệ thống tài chính thể hiện qua vai trò phát triển nguồn vốn và coi nguồn vốn tài chính như một đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Để làm rõ vai trò của phát triển hệ thống tài chính qua phát triển nguồn vốn, chúng ta cần nhắc lại các chức năng của hệ thống tài chính, trong đó chức năng thứ nhất là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Chức năng thứ hai của hệ thống tài chính là tập trung và phân tán rủi ro. Theo đó một hệ thống tài chính hoạt động tốt sẽ giúp đánh giá, tập trung, chuyển hóa, sàng lọc và phân tán rủi ro. Chất lượng hệ thống tài chính tốt tức là phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Phân bổ nguồn lực hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trái lại, chất lượng hệ thống tài chính thấp có thể gây nên gánh nặng nợ nần, hoặc một hệ thống tài chính kém sẽ dẫn đến hạn chế khả năng “tiêu hóa” các nguồn tài chính huy động được kể cả vốn hỗ trợ phát triển ODA. Chất lượng phát triển hệ thống tài chính thấp, tức là hệ thống tài chính phát triển thiếu bền vững dẫn đến sụp đổ của hệ thống ngân hàng (ví dụ như sự sụp đổ của hệ thống hợp tác xã tín dụng tại Việt Nam những năm cuối thập niên 1980, hoặc nợ xấu của các ngân hàng thương mại, tăng cung tiền dẫn đến nguy cơđầu cơ và lạm phát, khủng hoảng tiền tệ ngân hàng và hệ thống tài chính (như các cuộc khủng hoảng Nam Mỹ, khủng hoảng Châu Á và khủng hoảng tài chính Mỹ, toàn cầu hiện nay). Các cuộc khủng hoảng làm cho các nền kinh tế bị suy giảm, làm giảm công ăn việc làm, tăng thất nghiệp và tổn thất giảm về thu nhập của người dân. Phát triển hệ thống tài chính không tương thích với điều kiện kinh tế, với hệ thống thể chế và chính sách quốc gia sẽ có tác động hạn chế tới phát triển kinh tế.

Joseph Schumpeter (1912) nhấn mạnh sự kết nối giữa tinh thần kinh doanh và tín dụng, giải thích rằng một hệ thống tài chính phát triển sẽ làm cho các nguồn lực tài chính được phân phối và sử dụng hiệu quả, làm giảm thông tin bất cân xứng và giảm rủi ro. Giảm rủi ro, đầu tư hiệu quả từ đó sẽ có tác động khuyến khích tinh thần doanh nhân.

Nghiên cứu của Beck và các đồng tác giả (2000) cho rằng tăng trưởng kinh tế không chỉ thông qua cải thiện vai trò của trung gian tài chính mà còn thông qua sự cải thiện của “tổng năng suất các yếu tố sản xuất (TFP)”. Nghiên cứu này ủng hộ cho quan điểm cổ điển - quan điểm theo trường phái Schumpeter khi cho rằng mức phát triển trung gian tài chính tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc ảnh hưởng đến tốc độ thay đổi năng suất và công nghệ. Nghiên cứu của họ sử dụng các quan sát và phân tích hồi quy cho 63 nước trong giai đoạn 1960-1995, và định nghĩa cách đo lường sự phát triển hệ thống tài chính theo tỷ lệ của tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP.

Quan hệ nhân quả giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế có thể mô tả qua sơ đồ dưới đây. Theo sơ đồ 1.4 thì hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả dẫn tới tăng tiết kiệm đầu tư. Tăng đầu tư sẽ góp phần tạo các khả năng cải tiến công nghệ. Công nghệ cải thiện với trình độ công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng tổng năng suất nhân tố (Total factor productivity-TFP).

Sơđồ 1.4: Quan hệ nhân quả giữa phát triển hệ thống tài chính với tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Nguyễn Thị Cành (2009), Tài chính phát triển, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả Cải tiến công nghệ TFP Tăng độ sâu tài chính, giảm chi phí giao dịch Tăng S,I (tích lũy vốn) Sàng lọc & hỗ trợ các dự án hiệu quả Tăng hiệu quả sử dụng vốn Tăng trưởng kinh tế Tinh thần doanh nhân Giảm bất cân xứng thông tin và rủi ro

Có thể giải thích sơđồ trên dựa vào bốn chức năng của hệ thống tài chính, đó là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tập trung, phân tán và giảm bớt rủi ro, giám sát doanh nghiệp, vận hành hệ thống thanh toán. Chức năng cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư là tăng độ sâu hệ thống tài chính, tăng tích lũy (S) và đầu tư vốn (I) sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế thể hiện qua hai nhân tố vốn và vốn đầu tư kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chức năng tập trung, phân tán và giảm thiểu rủi ro sẽ khuyến khích tinh thần doanh nhân tích cực đầu tư mở rộng sản xuất, năng cao năng suất, hiệu quả là nhân tố tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Với chức năng vận hành hệ thống thanh toán, vai trò của các trung gian tài chính có tác động tích cực đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ. Các dịch vụ thanh toán được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng, qua thanh toán chuyển khoản, thanh toán bằng thẻ tín dụng giúp cho thị trường hàng hóa và dịch vụ hoạt động tốt góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chức năng thanh toán của hệ thống tài chính sẽ có tác động làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính, giảm chi phí giao dịch và bất cân xứng về thông tin nhờ lợi thế theo quy mô tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả và tạo lòng tin cho nhà đầu tư là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với chức năng giám sát và khuyến khích doanh nghiệp, vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế có thể thể hiện: th nht, hệ thống tài chính tốt giúp phân bổ và giám sát việc sử dụng vốn một cách hiệu quả, th hai, hệ thống tài chính tốt giúp thực hiện quản trị doanh nghiệp hiện đại. Chẳng hạn ngân hàng đánh giá khả năng tín dụng và hiệu quả dự án đầu tư của doanh nghiệp khi xem xét cho vay và đe dọa ngưng cấp vốn nếu hoạt động đầu tư sau đó không có hiệu quả. Người nắm giữ trái phiếu buộc doanh nghiệp không được phát hành thêm nợ để kiểm soát mức rủi ro tín dụng của trái phiếu. Nguy cơ bị thôn tính thông qua thị trường chứng khoán là động cơ quan trọng buộc giám đốc công ty phải điều hành tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 32 - 35)