Kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu luận văn

3.3.4.1. Kiểm định nhân quả Granger

Cho dù phân tích hồi quy xem xét sự phụ thuộc của một biến số này vào các biến số khác, nó không nhất thiết thể hiện tính nhân quả. Nói cách khác sự hiện diện của một mối quan hệ giữa các biến không chứng minh tính nhân quả hay chiều hướng ảnh hưởng. Nhưng trong những phép hồi quy liên quan đến số liệu chuỗi thời gian, cần

phải kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các cặp biến trong mô hình, vì vậy nghiên cứu sử dụng kiểm định nhân quả Granger. Kiểm định này được Granger nghiên cứu mô tả mối quan hệ tác động nhân quả giữa hai biến chuỗi thời gian đơn và trễ. Theo đó, các biến vốn khu vực công (PUK), vốn khu vực tư (PRK), lực lượng lao động (LF), tỷ lệ cung tiền trên GDP (M2Y), tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân trên GDP (PCY) được thiết lập đo lường các mối quan hệ từng cặp so với tăng trưởng kinh tế (ED) của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2012.

Như vậy, với giả thiết H0 là biến đang xem xét không phải là nguyên nhân Granger của biến kia, theo kết quả của kiểm định nhân quả Granger cho thấy với độ tin cậy 95%, xét trong mối quan hệ nhân quả theo từng cặp biến có thể khẳng định các mối quan hệ tồn tại như sau:

Một là, vốn khu vực công (PUK) không tác động đến ED tuy nhiên lại tồn tại mối quan hệ tác động ngược lại. Những công trình thuộc dự án đầu tư khu vực công thường là các công trình mang tính quy mô lớn, thời gian đầu tư dài, vì vậy những tác động có lợi từ các dự án này đến tăng trưởng kinh tế là ít quan sát được mà thông thường có độ trễ nhiều năm sau đó. Tuy nhiên do giới hạn của dữ liệu có 23 quan sát, dữ liệu không đủ bậc tự do để có thể nghiên cứu một mô hình có độ trễ cao hơn, đây là điểm hạn chế của đề tài. Một điểm lưu ý khác, kết quả trên mô tả cho hiệu ứng tác động quay trở lại của tăng trưởng kinh tế đối với khu vực đầu tư công. Trong thực tế, khi dự án đầu tư công bắt đầu tạo tác động tích cực lên nền kinh tế, cũng là lúc nền kinh tế tiếp tục quay trở lại cần đầu tư công nhiều hơn. Kết quả này cũng khá phù hợp với sự tác động giữa khu vực đầu tư công và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Hai là, vốn khu vực tư (PRK) có tác động đến ED tuy nhiên lại không tồn tại mối quan hệ tác động ngược lại. Kết quả này bổ sung cho kết quả trong mô hình hồi quy OLS thông thường khi trong thực tế vốn đầu tư khu vực tư nhân là khu vực năng động nhất của nền kinh tế, thông qua việc thường xuyên tự cải tiến và đổi mới công nghệ đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy với độ trễ bậc 2 thì tăng trưởng kinh tế vẫn không tác động đến đầu tư khu vực tư. Kết quả này là phù hợp với thực tế vì những dự án mang tính đầu tư tư nhân có quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh nên ít chịu tác động của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vì vốn quay

nhanh nên những dự án đầu tư tư nhân nhanh chóng có những tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Ba là, ED chịu sự tác động của lực lượng lao động đồng thời tồn tại mối quan hệ ngược lại trong sự tác động của tăng trưởng kinh tế lên đội ngũ lao động trong thời gian qua. Điều này phù hợp với thực tế khi mà nguồn lao động của Việt Nam trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đang ngày càng đáp ứng kịp thời cho điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao đang tăng lên đáng kể. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển cũng đáp ứng đủ các điều kiện vật chất để người lao động an tâm làm việc, nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn của mình.

Bốn là, tỷ lệ tín dụng tư nhân so với GDP có tác động đến ED tuy nhiên lại không tồn tại mối quan hệ tác động ngược lại. Điều này bổ sung với kết quả hồi quy của mô hình khi kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự, tỷ lệ cung tiền so với GDP có mối quan hệ tác động nhân quả lên tăng trưởng kinh tế nhưng không tồn tại nhân quả đảo ngược giữa tăng trưởng kinh tế lên tỷ lệ cung tiền trên GDP. Kết quả này góp phần chứng minh phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là một nguồn động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng lên tăng trưởng GDP theo độ trễ bậc 2 ngoại trừ PUK có tác động theo độ trễ bậc cao hơn. Kết quả này có phần bổ sung so với hồi quy Mô hình A và Mô hình B theo OLS. Trong thực tế, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tất cả các chỉ tiêu tài chính được triển khai ở các năm trước và phụ thuộc vào chính tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm trước. Kết quả này là khá phù hợp vì trong thực tế, tốc độ tăng trưởng trong những năm hiện tại luôn luôn có mối quan hệ phụ thuộc với chính tốc độ tăng trưởng của những năm trước trong điều kiện những biến động vĩ mô có tính ổn định. Đây cũng chính là sự kế thừa và phát triển ở mức cao của quá trình phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)