Lịch sử nghiên cứu về phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 35 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.5.1. Lịch sử nghiên cứu về phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu

Nghiên cứu về hệ thống tài chính đã được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu đầu tiên và tổng thể về hệ thống tài chính đã được Fisher (1933), Guyley và Shaw (1955, 1960) đề cập đến trong nhiều bài viết. Các nghiên cứu này quan niệm rằng hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động của một tập hợp các định chế tài chính có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu một hoặc vài thành tố riêng biệt của hệ thống tài chính cũng đã được nhiều hội nghị, hội thảo và nhiều nhà khoa học ở Việt Nam bàn đến. Bàn về phát triển thị trường tài chính có Nguyễn Đức Thảo (2006). Bàn về lý thuyết, cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính cũng như việc đẩy mạnh cải cách và phát triển hệ thống tài chính để tăng trưởng kinh tế có Lê Đăng Doanh (2005), Nguyễn Thị Cành (2009).

Khái niệm về phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu dựa trên những nghiên cứu của Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973). Shaw (1973) cho rằng áp chế tài chính làm cho độ sâu hệ thống tài chính ở các nước bị nông, điều này sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế. Áp chế tài chính thường có đặc điểm là mức lãi suất bị kiểm soát bởi Chính phủ, các khoản tích lũy lúc này của tư nhân thường được đầu tư vào các loại hình tài sản phi tài chính như vàng hoặc đất đai do suất sinh lời từ hệ thống tài chính chính thức thấp thậm chí là âm do tác dộng của lạm phát, sự di chuyển vốn bị kiểm soát và tỷ giá hối đoái bị nâng giá quá mức không hỗ trợ xuất khẩu, các tổ chức tài chính thường kém phát triển, các thị trường vốn ngắn hạn và vốn dài hạn bị hạn chế. Do vậy áp chế tài chính là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của hệ thống tài chính theo chiều sâu.

Lý thuyết Keynes (1936) và Tobin (1965) ủng hộ quan điểm áp chế tài chính, cho rằng tiền gây ra tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi lý thuyết ủng hộ tự do hóa tài chính do Mc Kinnon, Shaw (1973) cho rằng tài chính đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế. Điểm then chốt của những tranh cãi này xoay quanh tác động của hệ thống tài chính lên tăng trưởng kinh tế, trọng điểm vẫn là tác động của nó lên hành vi tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội.

McKinnon nhấn mạnh vai trò của tiết kiệm trong việc tự tài trợ cho các hành vi đầu tư, việc huy động tự tài trợ theo quan điểm này là quá trình tự tài trợ bên trong tổ chức của các nhà đầu tư. Quan điểm của Shaw nhấn mạnh vai trò tích lũy tiền để mở

rộng tiềm năng cho vay của các trung gian tài chính và từ đó thúc đẩy phát triển hoạt động các tổ chức đầu tư bằng nguồn tài trợ từ bên ngoài. Dù Mc Kinnon và Shaw nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của việc tích lũy tài sản tài chính và nợ, nhưng các nghiên cứu sau này đều xem đây là quan điểm bổ sung cho nhau trong lý thuyết tài chính và phát triển. Nhìn chung hai luận điểm này chỉ ra rằng với mức phát triển hệ thống tài chính cao hơn, mà có thể là kết quả của tự do hóa tài chính, sẽ dẫn đến gia tăng sản lượng GDP do quá trình tập trung vốn cho tăng trưởng kinh tế bao gồm cả tài trợ và quá trình tài trợ thông qua hệ thống tài chính. Quan điểm này tiếp tục phát triển với nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này của các tác giả King và Levine (1993), Levine, Loayza và Beck (2000) và Ang (2007) thông qua dữ liệu của nhiều quốc gia bằng các mô hình kinh tế lượng.

1.5.2. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế

Meier (1989) định nghĩa phát triển kinh tế là một quá trình mà qua đó thu nhập bình quân đầu người của một nuớc tăng lên sau một khoảng thời gian, và số lượng người nghèo cũng như sự bất bình đẳng kinh tế trong xã hội không tăng lên. Khái niệm tăng trưởng kinh tế là một khái niệm hẹp hơn của phát triển kinh tế, được định nghĩa là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng kinh tế, bao gồm cả sự đóng góp của việc tích lũy vốn trong sản lượng này.

Ronald McKinnon và Edward Shaw (1973) cũng nhận định rằng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu thực sự đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được kích thích thông qua việc khuyến khích dân chúng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng với lãi suất huy động cao và dự trữ bắt buộc thấp sẽ thu hút một lượng lớn tiết kiệm dân chúng và phân bổ đầu tư vào nền kinh tế qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

Rao (2003) cho rằng, các nghiên cứu thực nghiệm đã thiết lập được mối quan hệ tích cực và vững chắc giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn có sự khác biệt tồn tại ở các nước đối với mối quan hệ này dưới góc độ nhân quả. Các chính sách kinh tế giải thích phần lớn cho những khác biệt này và

đặc biệt là ở các quốc gia đang thực hiện áp chế tài chính, nếu tiến hành phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tự do hơn và ổn định hơn sẽđóng góp hiệu quả vào việc huy động và phân bổ vốn từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tự do hóa tài chính quá mức luôn có những cái giá phải trả khi thể chế và chính sách còn non yếu. Trong hầu hết trường hợp, cải cách thể chế và chính sách đòi hỏi cần có trước khi thực hiện những cải cách tài chính.

Các công trình nghiên cứu thực nghiệm gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác lập mối quan hệ nhân quả giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và phát triển kinh tế diễn ra theo chiều hướng nào, tuy nhiên các nhà khoa học dường như cũng đã đạt được một sự nhất trí vào giữa thập niên 70. Đó là phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu có vai trò quan trọng và sẽ đưa tới sự phát triển kinh tế (Patric, 1966; Porter, 1966; Gurley và Shaw, 1955, 1560, 1967; Goldsmith, 1969, Hooley, 1963; McKinnon và Shaw, 1973; Rousseau và Wachtel, 1998, Bassanini và Leahy, 2001). Những kết quả nghiên cứu đó còn được hỗ trợ bởi công trình nghiên cứu của Gupta (1984).

Ngoài ra quan điểm ngược lại phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là kết quả chứ không phải là nguyên nhân của phát triển kinh tế cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Woolmer (1977) khẳng định việc phát triển hệ thống tài chính đã theo sau, chứ không phải là dẫn dắt phát triển kinh tế. Trong bối cảnh có các yếu tố khác tác động đến phát triển kinh tế, hệ thống tài chính chỉđóng một vai trò hỗ trợ mà thôi.

Shan và Morris, 2002 đã kết luận rằng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu không phải lúc nào cũng tạo ra tăng trưởng kinh tế, nó chỉ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi độ sâu phát triển của hệ thống tài chính vượt quá một ngưỡng nhất định. Các nghiên cứu trước đó của Arestis và Demetriades (1997), và Demetriades và Hussein (1996) cũng đã kết luận rằng tương quan cùng chiu gia phát trin h

thng tài chính theo chiu sâu và tăng trưởng kinh tế tùy thuc vào độ sâu phát trin h thng tài chính ở từng quốc gia cụ thể và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những khác biệt trong cơ cấu kinh tế và các đặc trưng thể chế.

Trường phái thc nghim th nht với các nhà nghiên cứu tiên phong là Robert King, Ross Levine, 1993 và những người khác, đã sử dụng phân tích kinh tế lượng để tách bạch giữa các yếu tố ngoại sinh của phát triển hệ thống tài chính (mức độ phát triển hệ thống tài chính đã được xác định trước ứng với trình độ phát triển kinh tế) với những yếu tố nội sinh (mức độ phát triển hệ thống tài chính đơn thuần phản ánh phát triển kinh tế). Trong các nghiên cứu này, bốn số đo tăng trưởng khác nhau được chạy hồi quy theo một số lớn các biến kiểm soát mà nói chung được tin là có thể giải thích cho tăng trưởng kinh tế, cộng với các số đo khác nhau về áp chế tài chính hay phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu. Công việc này được thực hiện cho tăng trưởng cùng thời và cũng cho tăng trưởng theo sau thời điểm xác định các biến số tài chính. Trong mọi trường hợp, hệ số của các biến số tài chính đều có giá trị và có ý nghĩa thống kê. Như vậy thông qua việc phân tích hồi quy dữ liệu chéo giữa các nước (King và Levine) nhận thấy độ sâu phát triển hệ thống tài chính có tương quan mạnh mẽ và có ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả trong hiện tại và tương lai.

Trường phái thc nghim th haiđể phân loại ra các mối liên kết giữa khu vực thực và khu vực tài chính là lập mô hình cơ cấu. Việc lập mô hình cơ cấu đòi hỏi người ta phải ở vào vị thế của những kênh phân phối cụ thể thông qua đó phát triển hệ thống tài chính có tác dụng đối với phát triển kinh tế, và xây dựng mô hình nền kinh tế để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố tài chính ngoại sinh. Nghiên cứu cẩn thận và thuyết phục nhất của xu hướng nghiên cứu này là công trình của Alan Taylor. Taylor tiếp cận vấn đề rộng hơn là: Tại sao tăng trưởng của châu Á đã vượt qua tăng trưởng của châu Mỹ La tinh trong những thập niên gần đây, và liệu phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu có thúc đẩy tăng trưởng thông qua hạ thấp chi phí đầu tư? Ông nhận thấy một mối liên kết mạnh giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và chi phí tài trợ đầu tư, và những chi phí này có sức mạnh giải thích cho sự khác biệt tăng trưởng giữa châu Á và châu Mỹ La tinh trong thập niên 80.

Trường phái thc nghim th ba là xem xét những ảnh hưởng về thành quả kinh tế của những thay đổi thể chế có thể nhận biết được gắn liền với tự do hoá tài chính. Một nghiên cứu mới đây thuộc trường phái này đã kết luận rằng “gần như không có bằng chứng gì hỗ trợ cho nhận định, mà thoạt đầu được đưa ra đểủng hộ tự do hoá,

rằng tự do hoá sẽ làm tăng tiết kiệm, nhưng có những bằng chứng hỗ trợ cho hai nhận định khác, đó là: tự do hoá tài chính sẽ dẫn đến sự phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu, và tự do hoá sẽđẩy mạnh sự phân bổđầu tư hiệu quả hơn.” Một nghiên cứu khác nhận thấy rằng việc giảm sở hữu nhà nước đối với các ngân hàng gắn liền với tăng trưởng thu nhập trên đầu người tiếp theo cao hơn và tăng trưởng năng suất cao hơn.

Ba trường phái nghiên cứu này mang lại những bằng chứng hùng hồn và thuyết phục rằng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế.

Tóm lại cho tới nay cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trên thực tế, rất khó để đi đến kết luận cụ thể về mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế. Trong mọi giai đoạn, tại mọi quốc gia, tăng trưởng kinh tế dường như chịu tác động của nhiều yếu tố khác mà độ sâu phát triển của hệ thống tài chính chỉ là một trong số đó. Rất khó có thể phân tách rõ các yếu tố tác động này, đặc biệt trong điều kiện phần lớn các dữ liệu kinh tế thường mang tính chắp vá và không chính xác. Các nhà kinh tế học gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra các mô hình kinh tế lượng về vấn đề này cho các nền kinh tếđương đại, khi mà các mối quan hệđã thay đổi rất nhiều.

KT LUN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hệ thống tài chính bao gồm cấu trúc, chức năng của hệ thống tài chính và xu hướng phát triển của nó cũng như các chỉ tiêu đo lường độ sâu phát triển hệ thống tài chính và tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu.

Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh rằng khi đề cập đến hệ thống tài chính là nói đến tập hợp các phần tử hay thành tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từđó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể. Để nhận biết phần tử tác giả căn cứ vào hai đặc trưng sau: một là mỗi phần tử phải có chức năng nhất định, hai là mỗi phần tử phải có tính độc lập tương đối của nó, từ đó xác định bốn thành tố cơ bản của hệ thống tài chính là: các định chế tài chính, thị trường tài chính, các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính. Các thành tố này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung. Tính trồi của hệ thống tài chính ở đây là: tính bền vững của cấu trúc, tính hiệu quả của chức năng và chiều sâu sự phát triển của hệ thống. Hệ thống tài chính có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế một quốc gia, nó khuyến khích tiết kiệm, tăng đầu tư và sản xuất, phân bổ vốn hiệu quả góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Chính vì vậy phát triển hệ thống tài chính là nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết đối với mỗi nước khi muốn hòa mình vào dòng chảy phát triển của thế giới.

Những hiểu biết cơ bản về hệ thống tài chính và sự phát triển của nó theo chiều sâu được trình bày trên đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển theo chiều sâu của hệ thống tài chính ở Việt Nam. Hệ thống tài chính Việt Nam đã được thiết kế và vận hành như thế nào? Chính phủ đã tác động ra sao, nhiều hay ít đến hệ thống tài chính của mình? Những vấn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THC TRNG PHÁT TRIN H THNG TÀI CHÍNH THEO CHIU SÂU TI VIT NAM

Đểđánh giá thực trạng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam, tác giả xem xét độ sâu cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính Việt Nam. Phân tích độ sâu cấu trúc tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản của hệ thống ngân hàng/GDP, tổng giá trị vốn hoá thị trường của các cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức so với GDP. Ở Việt Nam chỉ tiêu vốn hóa thị trường/GDP đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố để sử dụng đánh giá mức độ phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Ngoài ra tác giả còn sử dụng chỉ tiêu dư nợ trái phiếu/GDP (total bonds outstanding/GDP) để phản ánh độ sâu phát triển cấu trúc của hệ thống. Bên cạnh đó tác giả có sử dụng chỉ tiêu M2/GDP, tín dụng cho nền kinh tế/GDP đểđánh giá độ sâu hiệu quả về chức năng huy động và đầu tư của hệ thống tài chính. Chỉ tiêu tín dụng cho nền kinh tế/GDP bổ sung rất tốt cho M2/GDP trong việc phản ánh độ sâu phát triển của hệ thống tài chính vì nó không tính tới tín dụng cho khu vực nhà nước. Chức năng thanh toán được tác giả đo độ sâu hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)