Sâu phát triển của hệ thống tài chính theo chức năng thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 57 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2.2.sâu phát triển của hệ thống tài chính theo chức năng thanh toán

Trong giai đoạn 2000 – tháng 5/2013 hoạt động thanh toán của các NHTM có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại với nhiều tiện ích ra đời, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi tiếp cận là mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư.

Hình 2.16: Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (TPTTT) của Việt Nam từ năm 2000-T5/2013

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN

Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán thay đổi tích cực, tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2000 là 24,87%, năm 2001 là 23,7%, năm 2004 là 20,35%, năm 2005 là 19,01% và đến tháng 5 năm 2013 còn 11,32%. Điều này phản ánh việc ngày càng mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư của hệ thống ngân hàng thương mại như thẻ thanh toán đã góp phn làm gim khi lượng tin mt trong thanh toán và nâng cao vai trò cũng như hiu qu trong chc năng thanh toán ca h thng tài chính Vit Nam.

Bảng 2.3: Số lượng tổ chức phát hành thẻ 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng tổ chức phát hành thẻ 15 17 25 37 40 46 49 50 Mức tăng 2 8 12 3 6 3 1 Tỷ lệ tăng 13,3% 47,1% 48% 8,1% 15% 6,5% 2%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN

Do sản phẩm dịch vụ đã đa dạng hơn, công tác tiếp thị được chú trọng nên khách hàng ngày càng sử dụng dịch vụ tài chính nhiều hơn, trong đó dịch vụ thẻ đã có tốc độ phát triển nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Bắt đầu từ năm 2004, người tiêu dùng trong cả nước đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ sản phẩm thẻ với rất nhiều tổ chức tham gia vào thị trưởng thẻ và nhiều máy rút tiền tựđộng được lắp đặt ở khắp mọi nơi. Chỉ từ 15 thành viên tham gia phát hành thẻ năm 2004 mà trong vòng 8 năm số lượng này đã tăng lên là 50 vào cuối năm 2011, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2004. Ngoài ra, các đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng như Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng làm dịch vụ thanh toán. Mỗi một mô hình tổ chức có những đặc trưng riêng, lợi thế riêng và chiến lược khách hàng riêng, theo đó mà các nhu cầu khác nhau của từng loại đối tượng khách hàng được đáp ứng đầy đủ.

Bảng 2.4: Số lượng máy ATM, các thiết bị ngoại vi (EDC+POS) từ năm 2003-2011 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 ATM 320 843 1.200 2.154 4.300 7.600 9.700 11.000 13.300 Mức tăng 523 357 954 2.146 3.300 2.100 1.300 2.300 Tỷ lệ tăng 163,4% 42,4% 79,5% 99,6% 76,7% 27,6% 13,4% 20,9% EDC+POS 8.789 9.625 10.000 14.000 23.000 25.000 34.000 52.000 70.000 Mức tăng 836 375 4.000 9.000 2.000 9.000 18.000 18.000 Tỷ lệ tăng 9,5% 3,9% 40% 64,3% 8,7% 36% 52,9% 34,6%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN

Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho các dịch vụ thanh toán ngân hàng đặc biệt phát triển mạnh kể từ năm 2003. Số lượng máy giao dịch tựđộng ATM, các thiết bị EDC, POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng phát triển nhanh chóng, được lắp đặt ở nhiều nơi. Đến cuối năm 2011, hơn 13.300 máy ATM (so với 320 máy năm 2003 tăng 4.056%) và 70.000 thiết bị EDC, POS được lắp đặt trên cả nước so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003 tăng 696%. Tuy nhiên nếu so sánh theo quy mô dân số với Thái Lan – nước trong cùng khu vực thì số lượng máy rút tiền tự động ATM bình quân trên 100.000 người thì Việt Nam thấp xa so với Thái Lan.

Hình 2.17: Số lượng máy rút tiền ATM trên 100.000 người

Xu hướng liên doanh liên kết giữa các ngân hàng hình thành đã giúp cho nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán. Việc liên doanh liên kết trong phát hành và thanh toán thẻ trở thành một yếu tố không nhỏ góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành ra lưu thông gần đây. Các liên minh thẻ chủ yếu tại VN hiện nay bao gồm: Công ty Smartlink, liên minh thẻĐông Á, công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn. Bảng 2.5: Tình hình phát hành thẻ tại Việt Nam từ năm 2002-2011 ĐVT: nghìn cái 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số thẻ 21 234 650 2.000 3.500 8.300 14.000 21.500 30.700 41.000 Mức tăng 213 416 1.350 1.500 4.800 5.700 7.500 9.200 10.300 Tỷ lệ tăng 1014 % 178% 208% 75% 137% 69% 54% 43% 34%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN

Số lượng thẻ phát hành liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2002-2011 với tốc độ tăng trưởng rất cao trung bình đạt 201%. Năm 2002, cả nước mới chỉ có 21 nghìn thẻ thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên 41 triệu thẻ. Năm 2011, trong xu hướng gia tăng tính cạnh tranh, nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ, như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ, mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, trả tiền bảo hiểm qua thẻ. Thị trường thẻ trở nên sôi động vì Việt Nam đã bước vào sân chơi rộng là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là một loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước.

Tóm li, trong những năm vừa qua, từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công chuyển dần sang phương thức xử lý bán tựđộng sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn, thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời. Những thành tựu kể trên đã chứng tỏ hệ thống tài chính và đặc biệt là khu vực ngân hàng đã cải thiện đáng kể chức năng thanh toán của mình, góp phần vào nâng cao vai trò của hệ thống tài chính trong nền kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam (Trang 57 - 61)