Đẩy mạnh công tác triển khai và hoàn thiện đề án không sử dụng tiền mặt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam - trên địa bàn TPHCM (Trang 96)

Theo khảo sát cho thấy thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư; chất lượng, tiện ích mới còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện tử… mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng (Văn Tạo, 2009).

Do đó Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần có giải pháp quyết liệt nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt như: xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt và phí tiền mặt cần đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và nhân dân, là cơ sở để mọi thành viên trong xã hội tuân thủ; Giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thanh toán bằng tiền mặt; các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt nên thống nhất một mức chung nhằm để có thể thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng, cấp tín dụng trả góp, cho vay thấu chi…

3.4.6 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng và tăng cƣờng thanh tra, giám sát ngân hàng

Do các khoản cấp tín dụng bán lẻ cho khu vực cá nhân, hộ gia đình khó giám sát dòng tiền và có nhiều mục đích vay khác nhau nên khó kiểm tra mục đích sử dụng vốn. Do đó để tránh rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần phải:

- Xác định và quy định giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng thay vì qui định giới hạn chung là 15% vốn tự có của khách hàng.

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường công tác cung cấp và cập nhật đầy đủ thông tin tín dụng, đặc biệt là khách hàng cá nhân thông qua hệ thống thông tin tín dụng CIC.

- Thanh tra giám sát ngân hàng cần có biện pháp giám sát các tổ chức tín dụng trong hoạt động tín dụng bán lẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

3.4.7 Giải pháp về vấn đề xử lý tài sản thế chấp

Đặc biệt là đối với ngành ngân hàng của Việt Nam mới được phát triển và còn nhiều bất cập thì tài sản đảm bảo được hầu hết các NHTM chú trọng và xem như là nguồn thu nợ thứ hai để tạo niềm tin trong cho vay. Đặc biệt là đối tượng có thu nhập trung bình và thấp được đánh giá là có rủi ro nhiều hơn trong công tác thu hồi nợ. Do đó để việc xử lý tài sản thế chấp được tiến hành nhanh chóng và nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thu hồi được các khoản vay không có khả năng thu hồi thì cần phải có sự hỗ trợ từ phía các ngành, các cấp:

- Đưa ra nhiều hình thức xử lý tài sản đảm bảo mà các bên có thể lựa chọn và nâng cao quyền hạn của các NHTM để có thể chủ động trong việc bán tài sản đảm bảo đồng thời đưa ra nhiều hình thức bán tài sản đảm bảo để các bên có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng nơi, có thể bán trực tiếp cho người có nhu cầu, qua trung tâm đấu giá hoặc tự tổ chức đấu giá đồng thời nâng cao quyền hạn của các NHTM trong việc phát mãi tài sản đảm bảo.

- Rà soát lại các thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản nhằm tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi đồng thời hạn chế và miễn giảm thuế phát sinh, ngoại trừ lệ phí trước bạ.

- Tăng cường và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như: Tòa án, Công an, Viện kiểm soát, cơ quan Thi hành án… trong việc phối hợp xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ của các NHTM một cách nhanh chóng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Xuất phát từ những cơ sở lý luận chung nhất về tín dụng và tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp, từ đó phân tích thực trạng hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp của Eximbank trong mối quan hệ tổng thể hoạt động tín dụng tại Eximbank và so sánh với các ngân hàng thương mại Việt Nam khác. Kết hợp với nghiên cứu định lượng cùng với những bài học kinh nghiệm về phát triển sản phẩm tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên thế giới, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Eximbank, trong chiến lược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất Việt Nam.

Với mục tiêu đó, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp, đó là nhóm giải pháp cụ thể cho mục tiêu mở rộng thị phần tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp và quản lý chất lượng tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Eximbank; và nhóm giải pháp hỗ trợ, là các ý kiến dành cho cơ quan các cấp hoàn thiện một số điều kiện nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Eximbank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.

KẾT LUẬN

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2010 và kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình thì số hộ gia đình sinh sống tại khu vực thành thị - Tp.HCM là hơn 1,5 triệu hộ, trong đó số hộ có nhà ở bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ là khoảng 1,2 triệu hộ chiếm hơn 78% và họ đang có nhu cầu về nhà ở.

Hiện nay và dự kiến đến năm 2015 tại các khu vực đô thị có khoảng 1,74 triệu người còn khó khăn về nhà ở, phải ở trung bình dưới 5m2/người và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở.

Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp không chỉ nhằm để tạo nơi ở cho họ mà còn tạo ra một hệ thống an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vì vậy việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp đang là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ có nhiều chương trình, chính sách ưu đãi khuyến khích hoạt động đầu tư nhà ở và đáp ứng nhu cầu tín dụng nhà ở cho đối tượng này. Cụ thể là NHNN đã chính thức triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng vào tháng 06/2013 theo Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu ngày 07/01/2013, nhưng vấn đề triển khai còn nhiều bất cập, khả năng tiếp cận còn khó khăn do đối tượng này không đủ sức mua và gói tín dụng này không xác định rõ mức thu nhập tối đa là bao nhiêu mà chỉ xác định đối tượng được ưu đãi nên đã khiến gói này đang có khuynh hướng đi chệch hướng sang các đối tượng khác (Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập càng cao, tức là có khả năng trả nợ ngân hàng càng cao thì càng dễ tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng).

Do đó đây vẫn là thị trường còn rất tiềm năng đối với các NHTMCP trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ. Vấn đề phát triển tín dụng bán lẻ là vấn đề mang tính khách quan,

và sẽ mang lại thị phần lớn trong hoạt động ngân hàng và có khả năng góp phần phân tán rủi ro.

Hiện nay, tình hình kinh tế khó khăn chung của toàn xã hội, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho và nợ xấu tăng cao làm hạn chế phần nào nhu cầu mở rộng đầu tư kinh doanh nên xu hướng hiện nay các NHTM Việt Nam đang có xu hướng là gia tăng hoạt động tín dụng bán lẻ, đặc biệt đối tượng là khách hàng cá nhân đang đươc nhiều NHTM nhắm vào và đang cạnh tranh ngày càng gay gắt, và càng gay gắt khi có sự tham gia của các Ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong phân khúc này và với quy mô vốn tự có của nó rất cao. Do đó đòi hỏi Eximbank cần có những định hướng và chiến lược để phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập và mở cửa thị trường.

Trước 2013, Eximbank chủ yếu hoạt động tín dụng theo một quy định chung, chính sách khách hàng, cách thức bán hàng được xây dựng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần. Các qui định thủ tục cấp tín dụng dành cho khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá rườm rà và mất nhiều thời gian. Nhìn chung hoạt động tín dụng bán lẻ trong giai đoạn này chỉ mang tính tự phát dựa trên nền khách hàng, mạng lưới sẵn có mà chưa có một định hướng và chiến lược cụ thể, khai thác triệt để mọi đối tượng khách hàng, đa dạng hóa khách hàng nhằm phân tán rủi ro và đặc biệt là đối tượng là các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp mà được cho là tiềm năng và chưa có một NHTM nào tiếp cận và khai thác triệt để.

Từ đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại ngân hàng Eximbank – trên đại bàn TP.HCM” để xác định các đánh giá của Eximbank đối với phân khúc này, đánh giá lại thực trạng tín dụng bán lẻ, tín dụng nhà ở cho đối tượng này đồng thời kết hợp với việc so sánh với các ngân hàng khác và các kinh nghiệm phát triển của thế giới đối với phân khúc này.

Để có thể tham gia, phát triển và khai thác triệt để phân khúc này, Eximbank nên nghiên cứu để đưa ra những chính sách, chiến lược, qui định, biện pháp và chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những lộ trình cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nhưng hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và nợ xấu tăng cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. ACB, 2010, 2011, 2012, 3/2013, Báo cáo tài chính

2. Dương Thị Bình Minh và cộng sự, 2011. Tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển kinh tế, số 250.

3. Eximbank, 2010, 2011, 2012, 3/2013, Báo cáo tài chính 4. Eximbank, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên

5. Hải Phong, 2013. 157 dự án nhà ở xã hội được triển khai trên toàn quốc. <http://danviet.vn/kinh-te/157-du-an-nha-o-xa-hoi-duoc-trien-khai-tren-toan-

quoc/141808p1c25.htm>.

6. Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trọng, 2010. Đo lường tài sản thương hiệu dịch vụ ngân hàng theo khía cạnh khách hàng. Tạp chí phát triển kinh tế, số 240, trang 50.

7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lê Văn Tề, 2009. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản giao thông vận tải.

9. Nguyễn Hiền, 2013. Ngân hàng đẩy mạnh cho vay cá nhân.

<http://vietstock.vn/2013/06/ngan-hang-day-manh-cho-vay-ca-nhan-757- 301800.htm>.

10.Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

11.Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

12.Nguyễn Tấn Vạng, 2009. Khả năng tích lũy mua nhà đối với người có thu nhập thấp ở TP.HCM và tỉnh Bình Dương: Thực trạng và gợi ý chính sách. Tạp chí phát triển kinh tế, số 227, trang 55.

13.Nguyễn Tiến Đạt và Nguyễn Thị Hồng Lan, 2012. Phát triển thương hiệu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 12.

14.Nguyễn Văn Tiến, 2002. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

15.Phạm Thị Lan Anh, 2009. Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

16.Sacombank, 2010, 2011, 2012, 3/2013, Báo cáo tài chính

17.Tổng cục thống kê, 2010. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

18. Tổng cục thống kê, 2011. Niên giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 19.Trần Du Lịch, 2004. Cơ chế quản lý để vận hành và phát triển thị trường bất động

sản Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo nghiên cứu. Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

20.Trần Hà Kim Thanh, 2011. Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

21.Văn Tạo, 2009. Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Tạp chí ngân hàng, số 19.

<http://vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1644&catid=43&Ite mid=90>.

Tiếng anh

1. David Porteous, 2000. Coming second? Secondary market development in developing countries: a case study.

Available

at:<http://www.housingfinance.org/uploads/Publicationsmanager/0009_Sou.pdf> 2. EconomyWatch, 2010. Mortgage Market In Asia.

Available at: < http://www.economywatch.com/mortgage/asia.html>

3. Michael Lea and Loic Chiquier, 1999. Providing long-term financing for housing: the role of secondary markets.

Available at:

<http://www.microfinancegateway.org/gm/document-1.9.26067/318.pdf>.

4. Renato Reside, S. Ghon Rhee, and Yutaka Shimomoto,1999. The Feasibility of Creating Mortgage-Backed Securities Markets in Asian Countries. Available at:<http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.194.7969&rep=rep1&ty pe=pdf>.

5. Seow Eng Ong, 1998. Housing Affordability and Upward Mobility from Public to Private Housing in Singapore.

Available at: < http://www.umac.mo/fba/irer/papers/past/vol3_pdf/049-064SP- 2000.pdf>.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Bảng câu hỏi khảo sát

Giới Thiệu

Xin chào quý anh/chị, Tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về “ Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn TP.HCM”. Tôi rất mong quý anh/chị dành chút thời gian quý báu để trả lời một số câu hỏi sau đây. Tôi xin lưu ý rằng các câu trả lời của quý anh/chị là không có quan điểm nào là đúng hay sai, tất cả quan điểm của quý anh/chị đều có giá trị cho bài nghiên cứu của tôi. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và sự cộng tác từ quý anh/chị.

Xin anh/chị cho biết mức độ đồng ý của anh/chị về những vấn đề sau

Trong các câu hỏi đánh giá mức độ quan trọng thì: 1 là hoàn toàn không quan trọng 7 là hoàn toàn quan trọng Trong các câu hỏi đánh giá mức độ đồng ý thì: 1 là hoàn toàn không đồng ý

7 là hoàn toàn đồng ý

Trong các câu hỏi đánh giá mức độ quan tâm thì: 1 là hoàn toàn không quan tâm 7 là hoàn toàn quan tâm

Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với những nhận định sau đối với các khoản

tín dụng cho ngƣời có thu nhập trung bình và thấp

1 Đây là thị trường tiềm năng 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐ 6☐ 7☐ 2 Mang lại lợi nhuận cao 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐ 6☐ 7☐ 3 Tính an toàn cao 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐ 6☐ 7☐ 4 Khả năng rủi ro thấp 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐ 6☐ 7☐ 5 Rất quan tâm đến phân khúc thị trường này 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐ 6☐ 7☐

Khi nhắc đến “hồ sơ vay mua nhà của ngƣời có thu nhập trung bình và thấp”, anh/chị đánh giá mức độ quan tâm của anh/chị khi thẩm định hồ sơ vay đối với các yếu tố sau

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam - trên địa bàn TPHCM (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)