Kết quả phân tích 10 biến quan sát trong thang đo tác động của các yếu tố bên ngoài thành 3 nhân tố với các trọng số đều đạt trên 0,5 và trích được 78,78%. Ba nhân tố trên được thể hiện trong bảng sau:
- Chính sách, cơ chế quản lý hoạt động tín dụng của Chính Phủ và NHNN - Chính sách ưu đãi của Chính Phủ
Bảng 2.12: Kết quả EFA thang đo các yếu tố bên ngoài
Biến quan sát
Nhóm các yếu tố bên ngoài Chính sách ƣu đãi Điều kiện kinh tế vĩ mô Quản lý hoạt động cấp tín dụng
Thu nhập bình quân cao -.092 .819 .142
Cơ hội tìm kiếm việc làm cao .009 .882 .102
Thất nghiệp thấp .133 .815 -.045
Lạm phát thấp .139 .824 -.082
Chính sách ưu đãi đặc biệt .922 .031 .237
Cách thức triển khai đơn giản, hiệu quả .897 .110 .271 Chi phí quản lý thực hiện để thụ hưởng các ưu
đãi thấp .877 .072 .298
Chính sách thắt chặt hay khuyến khích .627 -.017 .634 Công tác quản lý hoạt động tín dụng nghiêm
ngặt .248 .027 .846
Quy định, thủ tục đơn giản .420 .075 .766
2.6.5.5 Kết quả kiểm đinh EFA thang đo xu hƣớng cấp tín dụng mua nhà của Eximbank đối với ngƣời có thu nhập trung bình và thấp
Kết quả phân tích 5 biến quan sát trong thang đo xu hướng cấp tín dụng mua nhà của Eximbank đều cùng một nhóm đo lường xu hướng cấp tín dụng với các trọng số đều đạt trên 0,5 và trích được 57,74%. Do đó cho thấy Eximbank có xu hướng mở rộng, phát triển các thị trường được đánh giá là tiềm năng nhằm tăng quy mô khách hàng.
Bảng 2.13: Kết quả EFA thang đo xu hƣớng cấp tín dụng mua nhà đối với ngƣời có thu nhập trung bình và thấp của Eximbank.
Xu hƣớng cấp tín dụng của Eximbank
Đánh giá thị trường tiềm năng .869
Mang lại lợi nhuận cao .810
Tính an toàn cao .603
Khả năng rủi ro thấp .739
Rất quan tâm đến phân khúc thị trường
này .752
2.6.6 Kiểm định mô hình
2.6.6.1 Kết quả phân tích hồi quy
Các tham số được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên phần mềm SPSS với các bước như sau:
- Bước 1: Hồi quy tuyến tính với đầy đủ các biến lựa chọn trong mô hình với phương pháp đồng thời (Enter) thay vì từng bước (Stepwise).
- Bước 2: Đánh giá độ phù hợp của mô hình (thông qua hệ số xác định R2 điều chỉnh và phân tích phương sai Anova), nếu mô hình phù hợp thì chuyển sang bước 3. - Bước 3: Kiểm tra sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.
Đa cộng tuyến (thông qua hệ số phóng đại VIF), nếu có đa cộng tuyến thì loại trừ dần các biến cho đến khi mô hình không còn hiện tượng đa cộng tuyến.
Phương sai thay đổi (thông qua kiểm định tương quan hạng Spearman), nếu có hiện tượng phương sai thay đổi ở biến nào thì loại biến đó khỏi mô hình và hồi quy lại, sau đó quay về bước 2 cho đến khi các biến còn lại không còn hiện tượng phương sai thay đổi.
Hiện tượng tự tương quan (thông qua trị số Durbin-Watson, nếu trị số nằm trong khoảng (1;3) thì kết luận rằng mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Theo kết quả kiểm định thì mô hình hồi qui tuyến tính có phân tích phương sai Anova với độ tin vậy là 95%, đủ điều kiện để kết luận rằng mô hình được xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu. Các biến độc lập giải thích được 83,8% sự biến động của biến phụ thuộc.
Hệ số phóng đại VIF <10, có thể khẳng định rằng mô hình hồi qui không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Trị số Durbin-Watson = 2,4 nhỏ hơn 3 nhưng lớn hơn 1 do đó mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định Spearman, cho kết quả các biến độc lập với kiểm định 1 đuôi có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05, do đó không có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có 4 yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến xu hướng cấp tín dụng mua nhà đối với người có thu nhập trung bình và thấp của ngân hàng Eximbank, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các nhân tố thể hiện qua hệ số hồi qui bội. Theo đó, mức độ ưu tiên hay mức độ tác động của nó được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng cấp tín dụng mua nhà để ở đối với ngƣời có thu nhập trung bình và thấp của ngân hàng Eximbank
Biến số Tên gọi Hệ số hồi
qui
Hệ số hồi
qui chuẩn Giá trị t
Mức ý nghĩa p - Hằng số hồi qui 0,120 - 0,445 0,157 X4 Nguồn vốn 0,353 0,445 9,460 0,000 X10 Giá trị vay 0,345 0,343 4,313 0,000 X2 Chính sách ưu đãi 0,236 0,266 7,890 0,000 X5 Nguồn nhân lực 0,116 0,130 1,657 0,009
Như vậy phương trình hồi qui được viết thành:
Y = 0,12 + 0,353 X4 + 0,345 X10 + 0,236 X2 + 0,116 X5
2.6.6.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động đến xu hướng cấp tín dụng mua nhà đối với người có thu nhập trung bình và thấp, được xếp theo thứ tự quan trọng như sau:
- Vấn đề về nguồn vốn: Đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi phát triển tín dụng trung và dài hạn vì hầu hết các ngân hàng đều quan tâm đến nguồn vốn huy động. Hiện nay hầu hết các ngân hàng chỉ có thể huy động được nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn tự có của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn cùa khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của vốn tự có chủ yếu là nhằm bù đắp những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ mất khả năng chi trả, còn chức năng hoạt động của vốn tự có là thứ yếu. Ngoài ra theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn còn đối với các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ này là 30% (nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cấp tín dụng trung và dài hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng, và nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn).
Do đó với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn thì ngân hàng khó mà có thể phát triển tín dụng trung dài hạn.
- Vấn đề về giá trị khoản vay: Các yếu tố thuộc về giá trị khoản vay bao gồm: qui mô khoản vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay,…kết quả khảo sát cho thấy Eximbank chỉ quan tâm đến các khoản vay có thời hạn ngắn, có giá trị cao, có thể thỏa thuận lãi suất,.. vì họ cho rằng đó mới đem lại lợi nhuận cao, là điểm hấp dẫn, rủi ro thấp cho ngân hàng.
- Tính đến nay, các hoạt động tín dụng đều chịu sự điều tiết của những chính sách, quy chế, quy định, hướng dẫn chung của Ngân hàng Nhà nước mà không có sự phân biệt giữa bán buôn và bán lẻ (cấp tín dụng tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cho một số đối tượng riêng biệt). Trong khi đó, hoạt động tín dụng có sự khác biệt mạnh mẽ giữa tín dụng bán lẻ (tiêu dùng và sản xuất kinh doanh) và tín dụng bán buôn và với những đặc thù riêng cần thiết cần phải có những cơ chế riêng, quy định cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, từng trường hợp cụ thể làm nền tảng thúc đẩy hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung và tín dụng dành riêng cho người có thu nhập trung bình và thấp phát triển.
Ngoài 5 ngân hàng thương mại gồm BIDV, Viecombank, VietinBank, Agribank, MHB thì các ngân hàng thương mại còn lại chưa được hỗ trợ về vốn cấp tín dụng nhà ở, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại.
- Vấn đề về nguồn nhân lực: EIB có đội ngũ cán bộ tín dụng được đào tạo chuyên sâu, có bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán buôn, chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp. Ngày 15/06/2013 EIB chính thức chuyển sang tập trung vào tín dụng bán lẻ với nhiều hành động quyết liệt nhưng với đội ngũ cán bộ tín dụng trước đây chuyển sang thực hiện vai trò là cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định tín dụng nhưng chưa được đào tạo kịp thời đáp ứng yêu cầu mới, đòi hỏi cán bộ bán hàng phải thay đổi căn bản phương thức bán hàng từ thụ động sang bị động, từ cấp tín dụng với giá trị lớn sang cấp tín dụng với giá trị nhỏ, từ bán một sản phẩm sang bán nhiều sản phẩm, đòi hỏi phải được đào tạo đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của EIB và của đối thủ cạnh tranh, phải thông thạo nghiệp vụ bán lẻ khác biệt so với quy trình cấp tín dụng trước đây.
Để phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là tín dụng dành cho đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, yêu cầu cán bộ tín dụng phải luôn hướng đến nhu cầu khách hàng, am hiểu khách hàng từ cán bộ lãnh đạo cấp cao cho đến nhân
viên ngoài trình độ chuyên môn cao còn phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thái độ phục vụ chu đáo. Nhất là đối tượng này cần phải có sự quan tâm đúng mức và tận tình phục vụ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua phân tích thực trạng tín dụng nhà ở tại Eximbank trong tổng thể hoạt động tín dụng và so sánh với các ngân hàng thương mại khác trên toàn diện các mặt và đi vào đánh giá cụ thể một số sản phẩm cụ thể, chúng ta nhận thấy Eximbank, một ngân hàng có truyền thống và kinh nghiệm trong lĩnh vực bán buôn, bắt đầu có những quan tâm đến thị trường sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, một thị trường tiềm năng cho tất cả các ngân hàng. Nhưng chưa thực sự quan tâm và có kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp. Ngoài ra Eximbank còn khá nhiều hạn chế để phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng nhà ở nói chung và tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp nói riêng, chưa xây dựng được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ với các lộ trình cụ thể, hạn chế từ trong tư duy nhận thức, tác phong cán bộ, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, các điều kiện khác như danh mục sản phẩm, kênh phân phối, quản lý rủi ro,... cũng chưa thực sự được đầu tư nhiều cho định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu.
Bên cạnh đó trong chương 3 tác giả còn trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Eximbank. Qua phân tích cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự như sau: nguồn vốn, giá trị vay, chính sách ưu đãi và nguồn nhân lực. Trong đó yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xu hướng mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Eximbank là yếu tố nguồn vốn mà hiện tại các NHTM đang quan tâm nhằm để tìm ra các giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Việc đưa ra các giải pháp từ các thực trạng được nêu trong chương 3 nhằm mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Eximbank sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƢỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI
EXIMBANK
3.1 Định hƣớng hoạt động tín dụng của Eximbank giai đoạn 2013 – 2015
3.1.1 Định hƣớng hoạt động ngành ngân hàng Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2020
- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao.
- Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, điều kiện giao dịch được cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
- Tăng cường sự hợp tác liên kết giữa các Tổ chức tín dụng, giữa các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng mới theo nhu cầu thị trường.
- Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
3.1.2 Tầm nhìn phát triển dịch vụ tín dụng và đầu tƣ cho nền kinh tế
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức cấp tín dụng, triển khai từng bước thận trọng các dịch vụ tín dụng mới, nghiệp vụ phái sinh tín dụng và lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Nâng cao năng lực cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực cấp tín dụng, tài trợ thương mại, cho thuê tài chính, tài trợ dự án. Các tổ chức tín dụng hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, đồng thời nâng cao kỷ luật thị trường, nguyên tắc thương mại, tính minh bạch và áp dụng các thông lệ quốc tế trong hoạt động tín dụng.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện,
- Xóa bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng, hạn chế can thiệp hành chính, chỉ định cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.
- Thu hẹp phạm vi và đối tượng cấp tín dụng bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng theo hướng tiến đến không cấp tín dụng bằng ngoại tệ cho các giao dịch trên thị trường nội địa (Phạm Thị Lan Anh, 2009).
3.2 Định hƣớng hoạt động tín dụng của Eximbank giai đoạn 2013-2015 3.2.1 Một số định hƣớng cụ thể
- Trong giai đoạn này, hoạt động tín dụng vẫn là kênh đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Eximbank, trong đó tín dụng bán lẻ là chủ đạo.
- Tập trung chỉ đạo quyết liệt hướng vào lĩnh vực tín dụng bán lẻ thay vì tín dụng bán buôn theo hướng truyền thống như trước đây, cấp tín dụng có qui mô nhỏ, lẻ cho các khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; gia tăng quy mô và thị phần bán lẻ trên thị trường.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh trên các tiêu chí: thị trường, thị phần, sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng, nguồn thu.
- Tăng cường các biện pháp tăng huy động vốn, chủ yếu là vốn trung và dài hạn nhằm phục vụ cho tín dụng bán lẻ (chủ yếu là tín dụng tiêu dùng).
- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao chất