Về quyền truy đòi:

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 81)

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Trong phạm vi của đề tài này, thì “quyền truy đòi” được hiểu là quyền yêu càu thanh toán nợ của bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) được đưa ra đối với bên có nghĩa vụ là khách hàng (bên chiết khấu). Quyền truy đòi được thực hiện khi tổ chức tín dụng không nhận được khoản tiền thanh toán từ tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu khi đến hạn thanh toán. Khi thực hiện quyền truy đòi của mình thì tổ chức tín dụng sẽ gửi văn bản thông báo đến khách hàng (bên có nghĩa vụ) để yêu cầu khách hàng liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu, vì lý do tổ chức phát hành giấy tờ có giá không có khả năng thanh toán khi đáo hạn.

3.2.7.1. Nhận xét.

Quy định về quyền truy đòi tại Điều 13, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tố chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

“Tố chức tín dụngkhách hàng thực hiện phạt bồi thường thiệt hại, quyền truy đòi, khiầi nại, khởi kiện đối với bên vi phạm, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ”

Từ quy định của điều luật có thể thấy, khi một bên vi phạm thì bên còn lại được quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, quyền truy đòi, khiếu nại, khởi kiện đối với bên vi phạm. Quy định về quyền truy đòi ở đây không rõ ràng, dễ gây sự nhầm lẫn rằng khi một bên vi phạm thì bên còn lại được quyền áp dụng bất kỳ một trong các biện pháp xử lý vi phạm được nêu trong đỏ cỏ quyền truy đòi, nếu được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

3.2.7.2. Đề xuất.

Từ việc quy định không rõ ràng của điều luật, dễ gây sự nhầm lẫn nên người viết đề xuất cần quy định quyền truy đòi thành điều luật riêng biệt giống như tại Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định 63/2006/QĐ-NHNN, ngày 29/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Có như thì việc thực thi quyền truy đòi cũng trở nên dễ dàng hơn, phù họp với quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo lưu quyền truy đòi đối với tất cả các hình thức chiết khấu.

3.2.8. về chế độ hạch toán kế toán, báo cáo thống kê.

Để chiết khấu giấy tờ có giá thực sự hoạt động hiệu quả trong khuôn khổ quản lý của nhà nước và pháp luật thì đòi hỏi tổ chức tín dụng cần có chế độ hạch

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

toán kế toán và báo cáo thống kê các khoản giấy tờ có giá được chiết khấu một cách rõ ràng, minh bạch. Nhằm tạo sự thống nhất với quy định về hạch toán kế toán và báo cáo thống kê tại quy chế về chiết khấu giấy tờ có giá là công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, người viết đề xuất cần phải bổ sung điều khoản quy định chế độ hạch toán kế toán và báo cáo thống kê tại quy chế chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3.2.9. về xử phạt vi phạm hành chính trong Gnh vực chiết khấu giấy tờ

giá.

3.2.9.1. Nhận xét.

Theo Điều 15, Nghị định 202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi cấp tín dụng dưới hình thức chiết khẩu, tải chiết khẩu thươngphiầicác giấy tờ có giá khác không đúng quy định của pháp luật” .

Ở đây việc quy định của điều luật còn mang tính chung chung, sẽ gây khó khăn rất lớn trong quá trình áp dụng xử phạt. Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 ra đời thay thế cho Pháp lệnh thương phiếu 1999, đã đi vào cuộc sống nên việc sử dụng thuật ngữ “thương phiếu” ở đây là không phù họp. Hơn nữa, với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng là chưa phù họp với tình hình thực tế hiện nay, cũng như tính răng đe chưa được đảm bảo, khi mà sự xuất hiện ngày càng gia tăng của những hành vi vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng nên chiết khấu giấy tờ có giá không phải là một ngoại lệ.

3.2.9.2. Đề xuất.

Từ đó người viết đề xuất, Điều 15, Nghị định 202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cần được xây dựng lại cho hợp cho phù họp nhằm đảm bảo cho việc phát huy hiệu quả thực thi cao trên thực tế. Điều luật mới được xây dựng cần liệt kê một cách cụ thể những hành vicấp tín dụng dưới hình thức chiết giấy tờ có giá được xem là vi phạm quy định của pháp luật. Bỏ đi thuật ngữ “thương phiếu” mà thay vào đó là thuật ngữ “công cụ chuyển nhượng” Đồng thời, nâng mức phạt lên thành từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, trong đó được chia ra làm nhiều mức phạt nhỏ tương ứng với từng hành vi và mức độ vi phạm ở hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

3.2.10. về văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ cógiá giá

của tổ chức tín dụng vói khách hàng. 3.2.10.1. Nhận xét.

Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các văn bản pháp luật sau:

- Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 17/2006/QĐ-NHNN ngày 20/04/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức túi dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định 63/2006/QĐ-NHNN, ngày 29/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Có thể thấy, hai văn bản này quy định khá hoàn chỉnh về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Mỗi văn bản điều chinh đối tượng là những loại giấy tờ có giá được chiết khấu khác nhau nhưng đều nằm trong phạm vi của một hoạt động là chiết khấu. Tuy nhiên, khi mà một hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp luật có giá trị pháp lý ngang nhau, thì chính điều này đã dẫn đến sự tồn tại không ít những khó khăn bắt cập cần được tiếp tục hoàn thiện. Thiết nghĩ, cần phải ban hành một văn bản pháp luật mới để thay thế cho hai vãn bản hiện tại điều chỉnh về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, xuất phát từ thực tế bởi những hạn chế và lý do sau đây:

- Thứ nhất, chưa cỏ sự thống nhất, đồng bộ trong quy định giữa hai văn bản hiện tại.

- Thứ hai, giá trị pháp lý của hai văn bản này so với các văn bản pháp luật khác là chưa cao. Hom nữa, để điều chỉnh một hoạt động cấp tín dụng đang rất có tìm năng phát triển ở thị trường tài chính Việt Nam thì đòi hỏi cần phải có văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hom.

- Thủ ba, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín

dụng ra đời năm 2010 đến nay đã đi vào cuộc sống, nhưng với những gì mà hai văn bản điều chỉnh trực tiếp về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như quy định hiện tại là chưa phù họp.

- Thủ tư, nhằm góp phần thực hiện chủ trưcmg của Đảng và Nhà nước ta là đom giản thủ tục, hướng đến mọi vần đề của xã hội phát sinh đều có luật điều

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

chỉnh thì cần có một văn bản pháp luật mới thay thế cho hai văn bản hiện tại là rất càn thiết.

Qua đó mới thấy rằng, hai văn bản hiện tại điều chỉnh về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là không đảm bảo tính hoàn thiện, không thống nhất, thiếu ổn định và gây ra chồng chéo (do cùng điều chỉnh một vấn đề). Hai văn bản này chỉ có hiệu quả thực tế vào thời điểm ban hành, còn về lâu dài và nhất là thời điểm hiện nay thì chưa đáp ứng được, cần có một văn bản chung thống nhất, phù họp với tình hình thực tế khách quan và một định hướng xa hơn cho tương lai.

3.2.10.2 Đề xuất.

Cũng chính từ những lý do nêu trên, người viết đề xuất cần sớm ban hành

“Thông tư của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh về hoạt động chiết khẩu giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đổi với khách hàng”. Trong đó,với sự ra đời của thông tư sẽ tạo khuôn khổ pháp lý chung thống nhất trong việc áp dụng để điều chỉnh về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Thông tư sẽ có những quy định rõ ràng, chi tiết hơn, đồng thời bổ sung các vấn đề mới mà quy chế trước đó còn thiếu sót. Trong thông tư này cần phải hiện thị những đề xuất mà người viết đã nêu ra tương ứng với từng nội dung được điều chỉnh trong hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đã được phân tích ở những phần trước đó của luận văn. Cụ thể, thông tư sẽ quy định quy định khắc khe hơn về điều kiện chủ thể là bên nhận chiết khấu, quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ cỏ giá, việc giao nhận và hoàn trả giấy tờ có giá được chiết khấu, quy định rõ ràng về quyền truy đòi, quy định rõ các trường họp giấy tờ có giá không được chấp nhận chiết khấu, đưa ra công thức chung thống nhất tạo cơ sở cho việc xác định giá chiết khấu (số tiền mà khách hàng nhận được khi chiết khấu giấy tờ có giá)... Đây là cơ sở, tạo tiền đề cho việc nâng lên thành những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn (như pháp lệnh, luật) trong tương lai không xa để điều chỉnh về nghiệp vụ cấp tín dụng này.

Tóm lại, có thể thấy chiết khấu giấy tờ có giá nói chung và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng nói riêng là một hoạt động cấp tín dụng còn tương đối mới mẻ ở thị trường tài chính - tín dụng Việt Nam. Việc bước đầu, hoạt động này được điều chỉnh bởi quy chế về chiết khấu tương đối hoàn chỉnh, đã phần nào cho thấy sự đặc biệt quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý hoạt động

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, do mới bước đầu đi vào việc xây dựng vãn bản pháp luật cho việc điều chỉnh hoạt động này nên không tránh được những khó khăn, thiếu sót. Với những nhận xét và đề xuất, người viết hy vọng rằng bản thân mình phần nào đã có những đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Từ những dự báo được đưa ra trên cơ sở thực tế khách quan, người viết tin chắc rằng chiết khấu giấy tờ có giá giữa tố chức tín dụng với khách hàng sẽ có bước phát triển đày tiềm năng trong thời gian tới ở thị trường tài chính - tín dụng Việt Nam.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

KẾT LUẬN

Tóm lại, người viết đã có những tìm hiểu về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ở phương diện lý luận và pháp lý. Ở phương diện lý luận, người viết đã có những giới thiệu chung các vấn đề liên quan đến hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng như lịch sử ra đời của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá; khái niệm, đặc điểm chiết khấu giấy tờ có giá; phân loại chiết khấu giấy tờ có giá; cùng những lợi ích và rủi ro khi tham gia vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. Ở phương diện pháp lý, người viết đã tìm hiểu những quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động này như về nguyên tắc chiết khấu giấy tờ có giá; về chủ thể; đối tượng giấy tờ có giá được tham gia chiết khấu; về phương thức; giá, lãi suất và mức chiết khấu đối với một khách hàng; về thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá.

Từ những quy định của pháp luật, người viết đã nhận xét và đưa ra những đề xuất xoay quanh các vấn đề gồm:

- Thủ nhất, về chủ thể là khách hàng tham gia chiết khấu giấy tờ có giá, người viết nhận xét chưa có sự thống nhất trong hai văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Từ đó, người viết đề xuất đối với văn bản điều chỉnh về chiết khấu giấy tờ có giá là công cụ chuyển nhượng nên bỏ điều kiện “đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ” đối với khách hàng tham gia chiết khấu là các cá nhân, tổ chức nước ngoài đế phù họp với văn bản pháp luật còn lại.

- Thứ hai, về điều kiện giấy tờ có giá được nhận chiết khấu, người viết nhận xét tại các điều luật của hai văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quy định về điều kiện giấy tờ có giá được nhận chiết khấu, trong đó có điều kiện “Còn thời hạn thanh toán” hay “Chưa đến hạn thanh toán ” là không thực sự cần thiết. Qua đó, người viết đề xuất nên bỏ hai điều kiện này và đồng thời bổ sung điều kiện

“Không phải là giấy tờ có giá do khách hàng đề nghị chiết khẩu phát hành ” vào ngay tại các điều luật quy định về điều kiện giấy tờ có giá được nhận chiết khấu ở hai văn bản điều chỉnh trực tiếp về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Thứ ba, về đồng tiền chiết khấu, người viết nhận xét quy định của pháp luật đã làm hạn chế tính tự do chuyển đổi của đồng tiền tham gia chiết khấu.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Người viết đề xuất nên bổ sung trường hợp đối với giấy tờ có giá có mệnh giá ghi bằng đồng Việt Nam thì tổ chức tín dụng có thể thực hiện việc chiết khấu bằng ngoại tệ theo nhu càu của khách hàng (nếu có thỏa thuận).

- Thủ tư, về cách thức giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá, người viết nhận xét với cách thức giao như hiện tại thông qua việc gặp gỡ trực tiếp của các bên

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w