Ngày nay các loại giấy tờ có giá được phép tham gia vào hoạt động chiết khấu ngày càng trở nên đa dạng hom, cũng chính điều này làm cho việc phân loại
Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng
chiết khấu giấy tờ có giá không hề đơn giản chút nào. Tùy theo tiêu chí được đưa ra, mà tương ứng với mỗi tiêu chí sẽ có một loại chiết khấu khác nhau.
1.4.1. Dựa vào tiêu chí thòi hạn chiết khấu.
Theo tiêu chí này, có thể chia chiết khấu giấy tờ có giá thành hai loại là chiết khấu dài hạn và chiết khấu ngắn hạn.
1.4.1.1 Chiết khấu dài hạn.
Là loại chiết khấu mà thời gian nắm giữ giấy tờ có giá của tố chức tín dụng từ 1 năm trở lên. Do đó ừong điều khoản hợp đồng của hình thức chiết khấu này đòi hỏi phải ghi rõ về thời hạn mà tổ chức tín dụng được quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá được chiết khấu, thời hạn đó phải ghi rõ ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng, tức ngày bên chiết khấu chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tố chức tín dụng. Ớ đây thời hạn nắm giữ giấy tờ có giá được xác định là khoảng thời gian từ khi tổ chức tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá cho đến khi tổ chức tín dụng được tổ chức phát hành giấy tờ có giá đó thanh toán. Đối với loại chiết khấu này, do rủi ro thanh toán sẽ cao hơn nên lãi suất chiết khấu cũng sẽ cao hơn các hình thức chiết khấu khác và do các bên thỏa thuận, điều này phải được quy định rõ trong hợp đồng chiết khấu nhưng phải phù hợp với lãi suất mà pháp luật quy định.
1.4.1.2. Chiết khấu ngắn hạn.
Là loại chiết khấu mà thời hạn nắm giữ giấy tờ có giá của tổ chức túi dụng có thời hạn dưới 1 năm. Nên trong điều khoản hợp đồng của hình thức chiết khấu này cũng cần phải ghi rõ về thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá là đối tượng được chiết khấu phải cỏ thời hạn dưới 1 năm, điều này được xác định bằng thời gian bắt đầu chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá của bên chiết khấu (khách hàng) cho bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng). Có thể thấy trên thực tế, nghiệp vụ chiết khấu ngắn hạn thường được ưa chuộng hơn là chiết khấu dài hạn, vì nó đảm bảo tốt hơn khả năng thanh khoản cho tổ chức tín dụng, đồng thời khách hàng cũng phải trả lãi chiết khấu thấp hơn nên số tiền nhận được còn lại sẽ cao hơn. Điều này cũng phải được các bên thể hiện rõ trong hợp đồng và phải phù hợp với mức lãi suất do pháp luật quy định.
1.4.2. Dựa vào tiêu chí về khả năng được thanh toán của tổ chức tín
dụng từ
khách hàng đối vói giấy tờ có giá đã chiết khấu.
Gồm hai loại là chiết khấu có quyền truy đòi và chiết khấu không có quyền truy đòi.
1.4.2.1. Chiết khấu có quyền truy đòi:
29 Nguyễn Hữu Đức, Bàn về vẩn đề chiết khẩu trong giao dịch thư tín dụng, Tạp chí Ngân hàng, Hà NỘI, số 10, 2007, te. 13.
30 Nguyễn Hữu Đức, Bàn về vẩn đề chiết khẩu trong giao
dịch thư tín dụng, Tạp chí Ngân
hàng,
Hà NỘI, số 10, 2007, tr. 13
Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng
Chiết khấu có quyền truy đòi là loại chiết khấu cho phép tổ chức tín dụng nhận chiết khấu có quyền yêu cầu người thụ hưởng lợi hoàn trả lại số tiền đã được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu trả trước cộng với lãi suất phát sinh trong trường họp tổ chức tín dụng nhận chiết khấu được chỉ định không nhận được tiền hoàn trả từ tổ chức phát hành.29
Từ khái niệm trên có thể thấy, đây là loại chiết khấu mà tổ chức tín dụng có quyền truy đòi khách hàng đã chiết khấu nếu giấy tờ có giá không được tổ chức phát hành thanh toán. Ở đây, quyền truy đòi được hiểu là quyền đòi khách hàng phải thanh toán số tiền mà đáng lẽ tổ chức tín dụng được nhận từ tổ chức phát hành giấy tờ có giá nếu giấy tờ có giá đó được chấp nhận thanh toán. Quy định về quyền truy đòi nhằm đảm bảo giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động chiết khấu của bên nhận chiết khấu, mà ừong đó có thế vì lý do nào đó không thuộc lỗi của bên nhận chiết khấu mà khi đến hạn thanh toán, tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu không thanh toán cho bên nhận chiết khấu. Khi đó, bên nhận chiết khấu được quyền thực hiện quyền truy đòi của mình đối với bên chiết khấu về các quyền lợi liên quan đến loại giấy tờ có giá được chiết khấu đó. Do tính chất đặc biệt, nên đòi hỏi trong họp đồng của hình thức chiết khấu này cần phải ghi rõ nội dung của điều khoản về quyền truy đòi để tạo thuận lợi khi có căn cứ để thực hiện quyền lợi này, nếu trường họp rủi ro trên thực sự xảy ra đối với bên nhận chiết khấu. Điều khoản quyền truy đòi có được dựa trên sự thỏa thuận bình đẳng, tự nguyện giữa hai bên và trong đó khách hàng cam kết trách nhiệm đối với trường họp tố chức phát hànhgiấy tờ có giá được chiết khấu không thanh toán khi đến hạn.
1.4.2.2. Chiết khấu miễn truy đòi:
Chiết khấu miễn truy đòi là việc tổ chức túi dụng nhận chiết khấu mua đứt hối phiếu hoặc chứng từ và chịu rủi ro trong trường họp tổ chức tín dụng nhận chiết khấu không nhận được tiền hoàn trả từ tổ chức phát hành.30
Là loại chiết khấu mà tổ chức túi dụng không có quyền truy đòi nếu tổ chức phát hành giấy tờ có giá từ chối thanh toán. Có thể thấy đặc điểm riêng khác biệt duy nhất của hình thức chiết khấu này đã được thể hiện ngay ở tên gọi, bản chất của hình thức chiết khấu này trái ngược với hình thức chiết khấu có quyền truy đòi. Cụ thể ở đây về họp đồng các bên thỏa thuận, quy định bên nhận chiết
31Khoản 19, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010
Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng
khấu không có quyền truy đòi bên chiết khấu nếu không được tổ chức phát hành giấy tờ có giá thanh toán. Quy định này xuất phát từ đặc trưng của loại giấy tờ có giá được chiết khấu, do đó mà trong trường họp giấy tờ có giá không được tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu thanh toán thì bên chiết khấu vẫn không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận chiết khấu. Khi thực hiện giao kết họp đồng, thì bản thân bên nhận chiết khấu đã lường trước được tình huống có thế sẽ không được thanh toán từ tố chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu và cam kết chấp nhận tình huống đó nếu xảy ra trên thực tế. Ở đây không có sự ràng buộc nghĩa vụ pháp lý khi tình huống xảy ra cho bên chiết khấu. Nên do đó, đòi hỏi điều khoản này phải được các bên thể hiện rõ trong họp đồng. Chiết khấu miễn truy đòi làm tăng khả năng rủi ro thu hồi vốn của tổ chức tín dụng, về mặt lý thuyết, nếu các bên không thỏa thuận về việc miễn truy đòi thì nghiệp vụ chiết khấu đang thực hiện được hiểu là chiết khấu có quyền truy đòi.
Hiện nay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, không cho phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi, vì khái niệm chiết khấu sau đây mà luật này đưa ra đã bao hàm cả việc bảo lưu quyền truy đòi.
“ Chiết khẩu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. ”31
1.4.3. Dựa vào tiêu chí quyền mua lại giấy tờ có giá của khách hàng (bênchiết khấu). chiết khấu).
Theo tiêu chí này, chiết khấu giấy tờ có giá có hai loại là chiết khấu có thời hạn và chiết khấu vĩnh viễn.
I.4.3.I. Chiết khấu có thòi hạn.
Là loại chiết khấu mà khách hàng cam kết mua lại giấy tờ có giá sau một thời hạn nhất định với mức giá thỏa thuận và thời điểm mua lại này là trước khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán. Việc mua hay bán giấy tờ có giá trong quan hệ này chỉ mang tính chất tạm thời, hoàn toàn chịu sự chi phối, ràng buộc của điều khoản cam kết về thời hạn nhất định mà hai bên đã thỏa thuận, theo đó khi đến thời hạn này thì bên nhận chiết khấu sẽ phải tiến hành hoạt động mua lại chính giấy tờ có giá là đối tượng chiết khấu trong họp đồng này với sự thỏa thuận về mức giá cả trước đó và thời điểm mua lại này buộc phải diễn ra trước khi giấy tờ có giá đến hạn. Việc thỏa thuận điều khoản này là hoàn toàn tự nguyện, do đó có thể coi bản chất của loại họp đồng này là nhằm cung ứng tiền trong khoảng thời
Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng
gian ngắn hạn có điều kiện và bên chiết khấu sẽ tiến hành mua lại tại thời điểm đã thỏa thuận ừong hợp đồng, nếu đến thời điểm đó mà bên chiết khấu không tiến hành mua lại giấy tờ có giá đó thì quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sẽ thuộc hoàn toàn của bên nhận chiết khấu. Xuất phát từ lý do trên, nên đối với việc lựa chọn hình thức chiết khấu này thì bên nhận chiết khấu sẽ phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với các loại hình chiết khấu khác. Đồng thời đối với loại hình chiết khấu này thì yêu cầu trong họp đồng phải ghi rõ về sự thỏa thuận mức giá và thời điểm mua lại giấy tờ có giá đối với bên nhận chiết khấu - đây là một điều khoản quan trọng để thực hiện họp đồng và so sánh với các loại họp đồng khác. Tất cả các vấn đề trên đều dựa trên sự thỏa thuận của hai bên nhưng vẫn phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và pháp luật liên quan. Loại chiết khấu này thích họp với các loại giấy tờ có giá còn thời hạn dài trong khi nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng lại ngắn hơn đáng kể.
I.4.3.2. Chiết khấu vĩnh viễn (hay còn gọi là chiết khấu toàn bộ thòi hạn còn
lại của giấy tờ có giá).
Là loại chiết khấu mà việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá được thực hiện ngay và hoàn toàn tại thời điểm chiết khấu mà không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá của khách hàng - đây được xem là hình thức mua hẳn giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng. Như vậy, với loại họp đồng này khách hàng phải chuyển giao ngay quyền sở hữu giấy tờ có giá của mình khi bên nhận chiết khấu chấp nhận chiết khấu. Kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giấy tờ có giá đó thì bên nhận chiết khấu sẽ là người sở hữu họp pháp với những giấy tờ cỏ giá này và đương nhiên được hưởng mọi quyền lợi phát sinh từ nó. Kể từ thời điểm đó, bên nhận chiết khấu có quyền thực hiện tái chiết khấu các giấy tờ có giá cho chủ thể khác có nghiệp vụ chiết khấu vào bất cứ lúc nào trước khi giấy tờ có giá đó đến hạn thanh toán . Lãi chiết khấu sẽ được tính tương ứng với toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá đó kể từ khi bên nhận chiết khấu đồng ý chiết khấu đến khi đáo hạn.
Chiết khấu vĩnh viễn thích họp với trường họp thời hạn còn lại của giấy tờ có giá ngắn và nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng dài hơn thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được chiết khấu.
1.4.4. Dựa vào tiêu chí số lần chiết khấu đối vói một giấy tờ có giá.
Gồm chiết khấu và tái chiết khấu.
Tái chiết khấu: là việc tổ chức tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá của một tổ chức tín dụng khác sau khi tổ chức tín dụng này chiết khấu cho khách hàng. Chủ
Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng
thể tái chiết khấu (với tư cách là khách hàng đề nghị chiết khấu), đương nhiên phải là tố chức tín dụng. Không chỉ có tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu mà Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện việc tái chiết khấu giấy tờ có giá trong trường họp tái cấp vốn.
Qua việc phân loại trên, có thể thấy rằng trên thực tế hiện tồn tại rất nhiều hình thức chiết khấu giấy tờ có giá, việc phân loai chiết khấu giấy tờ có giá thành những loại hình cụ thế dựa trên những tiêu chí khác nhau giúp cho việc quản lí hoạt động ngân hàng của các cơ quan có thẩm quyền được dễ dàng hơn. Đồng thời việc phân loại có hệ thống, rõ ràng các họp đồng chiết khấu sẽ giúp cho quy trình chiết khấu được thuận lợi hơn, cả bên chiết khấu và bên nhận chiết khấu đều có thể dễ dàng nhận biết và lựa chọn cho mình những hình thức chiết khấu phù hợp, bảo đảm mang lại được những lợi ích tốt nhất. Bên canh đó việc phân loại này sẽ giúp cho việc đơn giản hóa các trình tự, thủ tục khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng này được triệt để, qua đó tránh được những chi phí phát sinh không đáng có khi thực hiện.
Đồng thời việc phân loại chiết khấu giấy tờ có giá sẽ đưa hoạt động ngân hàng được đến gần với đời sống xã hội và người dân hơn. Đơn giản hóa thủ tục, rõ ràng hiện luôn là chủ trương mà pháp luật nước ta hướng tới, việc phân loại chiết khấu giấy tờ có giá sẽ tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng khi họ có ý định thực hiện nghiệp vụ này. Góp phần mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, giúp hoạt động cấp tín dụng được dễ dàng và hiệu quả hơn trên thực tế.
1.5. Lọi ích và rủi ro từ hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ
chức tín
dụng.
1.5.1. Lợi ích của chiết khấu giấy tờ có giá.1.5.1. L Đối vói tổ chức tín dụng. 1.5.1. L Đối vói tổ chức tín dụng.
> Chiết khấu là nghiệp vụ ít rủi ro.
Như đã tìm hiểu, chiết khấu là hợp đồng bao hàm cả yếu tố truy đòi, vì vậy khi tổ chức tín dụng không thu hồi được nợ từ tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu thì có thể đòi tiền ở người bán hoặc ở những người liên đới chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn đối với hối phiếu đòi nợ, theo quy định của pháp luật thì tổ chức tín dụng (người thụ hưởng) có thể thực hiện quyền truy đòi của mình đối với người ký phát và những đối tượng có liên quan như người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước đó của hối phiếu đòi nợ. Nên ở
32 PGS.TS. Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, 2010, tr.193.
Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng
đây ta có thể thấy trách nhiệm thanh toán nợ cho tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu) không chỉ do một chủ thể thực hiện mà có thể do nhiều chủ thể khác nhau.
> Chiết khấu tạo ra tính thanh khoản cao cho nguồn vốn của tổ chức tín dụng.
Tính thanh khoản của chiết khấu giấy tờ có giá được thể hiện thông qua tính thanh khoản của giấy tờ có giá được chiết khấu. Sau khi thực hiện việc chiết khấu giấy tờ có giá cho khách hàng, để đáp ứng nhu cầu thu hồi vốn trước thời hạn thanh toán từ tổ chức phát hành, thì tổ chức tín dụng có thể thực hiện việc tái chiết khấu giấy tờ có giá đó cho tổ chức túi dụng khác. Nên với tính thanh khoản, sẽ giúp cho tổ chức tín dụng giải phóng nguồn vốn một cách hiệu quả, nâng cao khả năng trong việc quản lý đồng vốn kinh doanh của mình.
> Việc ứng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi, từ đó hình thành nên nguồn vốn cho tổ chức tín dụng.
Khi chấp nhận chiết khấu, số tiền mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng