giá của tổ chức tín dụng trong thòi gian tói.
Như ở các phần trước người viết đã có dịp đề cập, ở tầm vĩ mô, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá được thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng - đây là công cụ để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định nền kinh tế. Ở tầm vi mô, nghiệp vụ này được thực hiện bởi tổ chức tín dụng với khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá - đây là công cụ hỗ trợ đắc lực của tổ chức tín dụng cho các thương nhân trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nên hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá giữa tố chức tín dụng và khách hàng trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh ở Việt Nam bởi những lý do sau:
- Thứ nhất là, chiết khấu giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vốn được xem là nhu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Khi đó tổ chức tín dụng là địa chỉ đáng tin cậy để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của họ. Bởi những tiện ích mà nghiệp vụ này mang lại như thủ tục đơn giản, bên chiết khấu có thể nhận được tiền thanh toán nhanh chóng từ bên nhận chiết khấu.. .đã thực sự thu hút sự quan tâm của khách hàng. So với nghiệp vụ cấp tín dụng khác là cho vay, thì ở đây khách hàng (bên chiết khấu) không cần phải có tài sản thế chấp mà sử dụng ngay những giấy tờ có
94 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: Tăng mạnh về quy mô - đa dạng về dịch vụ,
http://www.vnba.org.vn/index.php ? option=com
content&task=view&id=1168&Itemid=69. [
Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng
giá được chiết khấu để làm đảm bảo tín dụng, cũng như quy trình xem xét cấp tín dụng đom giản và nhanh chóng hom. Do đó, thiết nghĩ nghiệp vụ này đã, đang và sẽ được khách hàng mà đặc biệt là các thưcmg nhân ưu tiên sử dụng với tư cách là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả nhất của mình.
- Thủ hai là, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, phưomg thức thanh toán phổ biến và đáng tin cậy nhất hiện nay là phưcmg thức tín dụng chứng từ. Một trong những ưu điếm của phưcmg thức này đó là tính linh hoạt, nhà xuất khẩu có thể chiết khấu bộ chứng từ phù họp tại một trong các tổ chức tín dụng. Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập với các nước khu vực và thế giới nên việc bước vào sân chơi chung thì vấn đề phải chấp nhận với những phương thức thanh toán phổ biến trong đó có phương thức chiết khấu tín dụng chứng từ (giấy tờ có giá ) là một điều tất yếu.
- Thứ ba là, trong những giai đoạn gần đây khi nước ta thực hiện chủ trương mở cửa hội nhập, với điểm mốc quan trọng là khi hở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, thì thị trường tài chính - tín dụng của Việt Nam luôn là điểm đến đầy tiềm năng của những nhà đầu tư là các ngân hàng nước ngoài. Chính sự hấp dẫn này đã hình thành nên bức hanh về cơ cấu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, trong đó có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng không chỉ cung ứng đa dạng các loại hình dịch vụ hiện đại mà năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành... cũng được cải thiện rõ rệt. Theo số liệu của Tổng cục thống kê hiện nay Việt Nam có: 5 Ngân hàng thương mại nhà nước (gồm Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và phát hiển, Ngân hàng xuất nhập khẩu) với hên 1200 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch, 1 Ngân hàng chính sách, 1 Ngân hàng phát triển, 6 Ngân hàng liên doanh, 39 Ngân hàng thương mại cổ phần với 898 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch, 46 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 53 Văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 17 Công ty tài chính, 13 Công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và gần 1000 Quỹ tín dụng nhân dân.94
Không chỉ có sự phát triển vượt bậc về số lượng mà chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng ngày một được nâng cao, được thể hiện thông qua sự đa dạng trong chức năng hoạt động và cung ứng dịch vụ, trong đó chiết khấu giấy tờ có giá sẽ là một nghiệp vụ không thể thiếu.
Truy cập ngày 30-3-2012].