.Nguyên tắc chiếtkhấu giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 40)

Một khi họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có hiệu lực thì các thỏa thuận trong họp đồng sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên, họ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các thỏa thuận trong họp đồng. Nhằm đảm bảo cho họp đồng chiết khấu giấy tờ cỏ giá được thực hiện tốt, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào hoạt động này, đồng thời ngăn chặn hành vi xâm phạm đến những lợi ích càn sự bảo vệ của pháp luật, nguyên tắc chiết khấu giấy tờ có giá đã được pháp luật quy định để giải quyết các vấn đề này. Theo quy định của pháp luật hiện hành đối với giấy tờ có giá được chiết khấu là các công cụ chuyên nhượng thì việc chiết khấu giữa tổ chức tín dụng với khách hàng phải đảm bảo các nguyên tăc.

Một là, thực hiện theo thỏa thuận giữa tố chức tín dụng với khách hàng phù hợp với các nguyên tắc chuyển nhượng quy đỊnh tại Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hai là, tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phù họp với quy định của pháp luật nhằm đảm 48

49 Điều 4, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đói với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

bảo an toàn và hiệu quả, tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Ba là, đối với việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Bon là, đối với việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện theo các quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thưomg mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài và quy định của pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Đối với đối tượng được chiết khấu là các loại giấy tờ có giá khác, thì theo quy định tại Quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ- NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì việc chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng phải đảm bảo các nguyên tăc.

Một là, thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng mà các thỏa thuận đó phù họp với quy định tại Quy chế này, các quy định của pháp luật có liên quan hoặc thông lệ quốc tế.

Hai là, tổ chức tín dụng thu hồi đầy đủ, đúng hạn số tiền đã chiết khấu, tái chiết khấu và lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá và thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn.

Ba là, đối với giấy tờ có giá có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ, việc chiết khấu, tái chiết khấu phải phù họp với quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Có thể thấy , qua các quy định của pháp luật về nguyên tắc chiết khấu giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thì sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá luôn được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận ở đây phải phù họp nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

2.1.2. Chủ thể tham gia giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá.

Do mang bản chất của một giao dịch họp đồng mua bán nên xét về yếu tố chủ thế tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá cũng giống như trong quan hệ mua bán trong dân sự thông thường là gồm có bên mua và bên bán. Trong 49

50 Khoản 2, Điều 2, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhuợng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định

số 63/2006/QĐ - NHNN, ngày

29/12/2006 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nuớc.

51 Khoản 2, Điều 2, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có

giá của tổ chức tín dụng đói với

khách hàng, ban hành kèm theo

Quyết định số 1325/2004/QĐ -

NHNN, ngày 15/10/2004 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

đó, đảm nhận vai trò bên mua sẽ là tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu ), còn bên bán ở đây là khách hàng có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá (bên chiết khấu).

2.I.2.I. Bên chiết khấu - khách hàng. 2.1.2.1.1 Điều kiện:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, với đối tượng giấy tờ có giá được chiết khấu là các công cụ chuyển nhượng (bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc) thì bên chiết khấu - khách hàng (chính là người thụ hưởng công cụ chuyển nhượng và có nhu cầu chiết khấu công cụ chuyển nhượng) bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức túi dụng50. Còn đối với các loại giấy tờ có giá khác thì bên chiết khấu - khách hàng là chủ sở hữu giấy tờ có giá bao gồm: tố chức, cá nhân Việt Nam; tố chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động họp pháp tại Việt Nam; tổ chức tín dụng.51

Như vậy, đối với công cụ chuyển nhượng hay các loại giấy tờ có giá khác, bên chiết khấu đều có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất là với các loại giấy tờ có giá khác, nếu khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải bao hàm cả điều kiện đang sinh sống, hoạt đông họp pháp tại Việt Nam. Nên những tổ chức, cá nhân nước ngoài không sinh sống và hoạt động tại Việt Nam chỉ được tham gia chiết khấu các công cụ chuyển nhượng.

Như vậy, khách hàng trong giao dịch chiết khấu nói chung (bao gồm công cụ chuyển nhượng và các loại giấy tờ có giá khác), chính là những tổ chức, cá nhân (thỏa điều kiện theo quy định của pháp luật) là chủ sở hữu và có nhu cầu xin chiết khấu giấy tờ có giá ở tổ chức tín dụng được phép thực hiện nghiệp vụ này.

Tuy nhiên để cỏ thể tham gia vào hoạt động này, đòi hỏi khách hàng (bên chiết khấu) phải thỏa mãn điều kiện nhất định về chủ thể mà pháp luật quy định. Cũng giống như khi tham gia vào bất kỳ quan hệ dân sự có tính chất phức tạp nào, điều kiện đầu tiên đòi hỏi khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng luật hành vi dân sự đầy đủ. Chính điều kiện này là cơ sở để xác định tư cách chủ thể của khách hàng (bên chiết khấu) khi tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá. Thử đặt trường họp, giả sử rằng nếu khách hàng không có năng lực hành vi

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

dân sự đày đủ mà tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá, khi có rủi ro phát sinh thì ở đây khách hàng có phải chịu trách nhiệm về hậu quả do lỗi của mình gây ra hay không? Chắc chắn rằng, khách hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm về rủi ro do mình gây ra, mà trái lại có thể dẫn đến sự vô hiệu đối với giao dịch mà các bên đã xác lập. Bởi vì khi xác lập giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá cũng như khi thực hiện bất kỳ một hành vi nào đó, họ hoàn toàn chưa nhận thức đầy đủ bản chất vấn đề mà mình đang thực hiện, mặc dù biết rằng họ có thể tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch đó. Cũng chính về vấn đề này mà pháp luật đòi hỏi chủ thể là khách hàng (bên chiết khấu) phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khách hàng (bên chiết khấu) phải tự chịu trách nhiệm về những vấn đề mà họ nhận thức và đi đến việc xác lập, thực hiện nó.

Năng lực của một chủ thể nói chung, được hiểu là khả năng hành động trong đời sống pháp luật. Khả năng này của một chủ thể pháp luật bao gồm hai thành tố cơ bản: năng lực hưởng quyền ( năng lực pháp luật) và khả năng nhận thức, thực hiện các quyền đó bằng hành vi của mình (năng lực hành vi). Đối với các cá nhân - với tư cách là chủ thể tự nhiên của pháp luật, có sự phân biệt rõ ràng giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong pháp luật dân sự. Còn đối với tổ chức - tư cách là chủ thể nhân tạo của pháp luật, nên vấn đề cấu trúc năng lực của tổ chức cũng có sự khác biệt nhất định. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ do tổ chức không phải là con người tự nhiên, không có đời sống tâm lý và sinh lý, không có nhân thức và tất nhiên cũng không có những hoạt động ý thức giống như con người, nên trong khoa học pháp lý chỉ ghi nhận khái niệm năng lực pháp luật đối với tổ chức. Tuy nhiên không phải vì thế mà đối tượng khách hàng là tổ chức ở đây không cần đến điều kiện về năng lực hành vi dân sự khi tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ cỏ giá với tổ chức tín dụng, vấn đề năng lực hành vi dân sự của tổ chức sẽ được thể hiện thông qua năng lực hành vi của cá nhân là đại diện họp pháp của tổ chức đó. Nên đương nhiên điều kiện đòi hỏi ở đây là cá nhân đại diện hợp pháp này của tổ chức tín dụng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đày đủ, để đảm nhận vai trò đại diện cho tổ chức xác lập và thực hiện các giao dịch về chiết khấu giấy tờ có giá. Việc pháp nhân luôn luôn và chỉ có thể thực hiện các quyền của mình thông qua những người đại diện họp pháp, đây chính là một trong những đặc trưng quan trọng để phân biệt năng lực pháp luật của pháp nhân với năng lực pháp luật của cá nhân trong đời sống pháp lý.

52 Điều 163, Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Có thể thấy rằng quy định của pháp luật về điều kiện khách hàng khi tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá nhằm góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động này.

2.1.2.1.2 về quyền của bên chiết khấu khi tham gia vào giao dịch chiết khấu

giấy tờ có giá.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 về tài sản như sau52: “ Tài sản bao gồm, vật, tiền, giấy tờ có giácác quyền tài sản ”

Từ quy định này, có thể thấy giấy tờ có giá tham gia vào giao dịch chiết khấu chính là những tài sản. Hon nữa, như người viết đã phân tích ở chương trước đỏ thì xét về góc độ pháp lý, chiết khấu giấy tờ có giá luôn được xem là một giao dịch họp đồng mua bán, mà cụ thể hơn là một họp đồng mua bán có tài sản là những công cụ chuyển nhượng, những giấy tờ có giá được chiết khấu.

Mặc dù pháp luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá, nhưng dựa vào quy định chung từ họp đồng mua bán tài sản được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì các bên chủ thể trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá có các quyền và nghĩa vụ nhất định của mình. Tuy nhiên, do tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch chiết khấu giấy tờ là nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận nên quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch này còn được xác lập dựa trên quy định của Luật Thương mại năm 2005 về họp đồng mua bán hàng hóa.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được thể hiện thông qua hình thức pháp lý là họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. Đây là những khả năng pháp lý do pháp luật quy định trước hoặc được các bên thỏa thuận, dự liệu sẵn trong họp đồng nhằm thỏa mãn lợi ích kinh tế của mỗi bên khi tham gia vào giao dịch. Các quyền và nghĩa vụ này phản ánh các hành vi mà các bên phải chấp thuận trong quá trình thực hiện họp đồng. Việc tạo lập ra các quyền và nghĩa vụ của các bên, vừa là mục đích của các bên khi giao kết họp đồng, vừa là hậu quả pháp lý tất yếu của việc giao kết họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, một khi họp đồng có hiệu lực pháp luật. Trên nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh kể từ thời điểm họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá bắt đầu có hiệu lực, chúng được các bên thực hiện dần kể từ thời điểm bên chiết khấu nhận được khoản vốn ứng trước cấp bởi bên chiết khấu cho

53 Điều 13, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

đến khi bên này nhận được khoản thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi chiết khấu từ tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu.

Do mỗi bên tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá có tư cách pháp lý riềng nên các chủ thể này cũng sẽ có các quyền và nghĩa vụ khác nhau.

Với tư cách là người bán giấy tờ có giá, bên chiết khấu (khách hàng), có các quyền và nghĩa vụ pháp lý sau:

- Quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu trả tiền mua giấy tờ có giá theo đúng giá cả, thời hạn mà các bên đã thỏa thuận trong họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.

Đây được xem là một trong những quyền cơ bản và chính đáng nhất đối với bên bán trong họp đồng mua bán hàng hóa nói chung và ở họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá nói riêng. Quyền yêu cầu thanh toán của bên chiết khấu phát sinh kể từ thời điểm sau khi họ đã thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chiết khấu cho tổ chức tín dụng. Quyền lợi này được pháp luật quy định rất rõ trong họp đồng mua bán hàng hóa, nên nếu bên mua (bên nhận chiết khấu) không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền của mình, thì quyền lợi bị xâm phạm này của bên bán (bên chiết khấu) sẽ nhận được sự bảo vệ từ phía pháp luật. Cụ thể ở đây bên chiết khấu có thể khởi kiện trước cơ quan tài phán có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết hoặc lựa chọn chế tài phạt vi phạm đối với bên nhận chiết khấu (nếu các bên có thỏa thuận áp dụng ).

- Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối chiết khấu giấy tờ có giá không có căn cứ hoặc các hành vi vi phạm họp đồng của bên nhận chiết khấu.53

Đây là quyền năng được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng (bên chiết khấu), khi có những hành vi vi phạm họp đồng của bên nhận chiết khấu. Có thể thấy, nếu việc bên chiết khấu chỉ được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với những hành vi vi phạm của bên nhận chiết khấu trong phạm vi họp đồng đã được xác lập giữa các bên, thì như thế chưa bảo vệ tối đa

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w