Bên nhận chiếtkhấu giấy tờ có giá tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 49)

2.I.2.2.I.; Điều kiện.

Ngoài việc thỏa điều kiện về năng lực chủ thể (đối với một tổ chức), thì bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) còn phải thỏa mãn những điều kiện nhất định khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành bên nhận chiết khấu - phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động và được thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp chiết

58Khoản 1, Điều 2, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đói với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc.

59Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật

Ngân hàng, NXB Công an nhân

dân, Hà Nội, 2004.

60 Khoản 3,4,5,6,7,8,9, Điều 4, Luật Các

tổ chức tín dụng 2010.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép thực hiện ngoại hôi.

Yeu tố thành lập và hoạt động nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ở đây được hiểu theo thông lệ cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:58 59

- Có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá.

- Cỏ điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

- Có người đại diện họp pháp đủ năng lực và thẩm quyền.

Việc thỏa mãn những điều kiện này không chỉ nhằm chứng minh năng lực chủ thể của tổ chức tín dụng khi tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá với tư cách là bên nhận chiết khấu, mà còn tạo cơ sở cho việc xác định trách nhiệm pháp lý của các bên đối với nhau, về những thiệt hại xảy ra trong quá trình xác lập và thực hiện họp đồng.

Thực tế cho thấy rằng, ngoài việc thỏa mãn những điều kiện được xem là cơ bản trên đây, tổ chức tín dụng chỉ có thể kinh doanh hiệu quả khi có được những điều kiện khác nữa như nguồn vốn, kỹ năng nghiệp vụ chiết khấu, khả năng tiếp cận thị trường, hệ thống phương tiện kỹ thuật, công nghệ ngân hàng hiện đại, trình độ quản trị ngân hàng tiên tiến và một chiến lược khách hàng họp lý.. .Những điều kiện này tuy không có tính chất bắt buộc và không hề ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá mà các bên đã xác lập nhưng lại là những đảm bảo rất cần thiết cho việc thực hiện một cách hiệu quả hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng trên thị trường.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, họp tác xã, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam60. Nhưng chỉ có ngân hàng thương mại, công ty tài chính và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (với điều kiện ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá tại

61 Điều 98, 108,123, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

62 Khoản 1, Điều 432, Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính), mới được phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá61. Qua đó có thể thấy, chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ cấp tín dụng luôn đòi hỏi điều kiện khắc khe về chủ thể (bên nhận chiết khấu), về quy mô, năng lực tài chính của tổ chức tín dụng. Hơn nữa, đây là nghiệp vụ luôn gắn liền với các tổ chức tín dụng có thực hiện hoạt động ngân hàng, mà cụ thể là chức năng cấp tín dụng. Nên các tổ chức tín dụng có thể đáp ứng thỏa mãn các điều kiện trên không ai khác chính là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

2.1.2.2.2 về quyền của bên nhận chiết khi tham gia vào giao dịch chiết khấu

giấy tờ có giá.

Do bên nhận chiết khấu (tố chức tín dụng) vừa đóng vai trò là người cho vay, vừa có tư cách là người mua giấy tờ có giá nên chủ thế này có được những quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyền yêu cầu khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chiết khấu cho mình theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng giấy tờ có giá.62

Đây được xem là một ừong những quyền lợi cơ bản và chính đáng của tổ chức tín dụng. Chính quyền lợi này là cơ sở để tổ chức tín dụng xác lập quyền sở hữu của mình đối với giấy tờ có giá được chiết khấu. Tuy nhiên trong trường họp không được bên có nghĩa vụ (bên chiết khấu) đáp ứng thì rõ ràng quyền lợi của bên nhận chiết khấu đã bị xâm phạm. Việc không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá của khách hàng, được xem là một hành vi vi phạm họp đồng và phải gánh chịu chế tài mà các bên đã thỏa thuận trong họp đồng. Rõ ràng đây là một quyền lợi rất cần được bảo vệ để tránh những rủi ro không đáng có mà bên nhận chiết khấu lại là người phải gánh chịu hậu quả. Chẳng hạn do sơ suất trong khâu thẩm định hồ sơ chiết khấu, tìm hiểu thông tin về khách hàng mà bên nhận chiết khấu đã mất đi khoản tiền rất lớn để mua giấy tờ có giá nhưng cuối cùng chẳng nhận được gì. Do lợi dụng sự tín nhiệm của tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu) nên ở đây khách hàng (bên chiết khấu) đã cung cấp thông tin giả mạo trong quá trình thiết lập hồ sơ xin chiết khấu. Khi nhận được thanh toán từ tổ chức tín dụng thì khách hàng đã bỏ trốn không thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chiết khấu cho tổ chức tín dụng ( do ở trường họp này giữa tổ chức tín dụng và khách hàng có sự thỏa thuận là khách hàng sẽ thực hiện

63Điều 12, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đói với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ - NHNN, ngày 29/12/2006 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

việc chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng sau khi nhận được thanh toán từ họ).

- Quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu theo thỏa thuận với khách hàng.

Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng là nhằm mục đích lợi nhuận nên quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu khi thực hiện việc thanh toán cho khách hàng về khoản tiền phải bỏ ra để mua giấy tờ có giá là hoàn toàn chính đáng. Khoản lợi tức chiết khấu được các bên thỏa thuận trong quá trình xác lập họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.

- Quyền truy đòi nếu giấy tờ có giá không được thanh toán.

Là một trong những quyền lợi cơ bản của bên nhận chiết khấu nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn của tố chức tín dụng từ khách hàng sau khi không được tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu thanh toán khi đáo hạn. Đối với giấy tờ có giá được chiết khấu là công cụ chuyển nhượng, thì quyền lợi này được quy định rõ ràng tại Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 63/2006/QĐ - NHNN, ngày 29/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ghi nhận:63

“Tố chức tín dụng có quyền truy đòi đổi với khách hàng và những người có liên quan về số tiền không được thanh toán đổi vón công cụ chuyển nhượng, tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày công cụ chuyển nhượng đến hạn thanh toán, chi phỉ truy đòi và các chi phí họp lỷ khác theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng, quy định của pháp luật có liên quan và thỏa thuận của các bên”.

Còn đối với đối tượng được chiết khấu là các loại giấy tờ có giá khác, thì quyền truy đòi của tổ chức tín dụng quy định không rõ ràng. Cụ thể tại Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ghi nhận tại điều khoản về xử lý vi phạm:

64 Điều 13, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước.

65 Điều 13, Quy chế chiết khấu, tái

chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức

tín dụng đối với khách

hàng, ban hành kèm theo Quyết

định số 1325/2004/QĐ -

NHNN, ngày 15/10/2004 của

Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

“Tố chức tín dụngkhách hàng thực hiện phạt bồi thường thiệt hại, quyển truy đòi, khiếu nại, khởi kiện đoi với bên vi phạm, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”64.

Từ điều luật này có thể dễ dẫn đến sự nhầm lẫn rằng, khi có sự vi phạm của một trong các bên thì bên kia được quyền áp dụng một trong các biện pháp xử lý vi phạm đã được liệt kê ở điều luật ừong đó có quyền truy đòi. Như đã đề cập, quyền truy đòi chỉ dành cho tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu) đối với khách hàng (bên chiết khấu) khi không được tổ chức phát hành giấy tờ có giá thanh toán khi đáo hạn. Nên việc sắp xếp quyền truy đòi vào chung điều luật với các biện pháp xử lý khác là không hợp lý và dễ gây sự nhằm lẫn.

Quyền truy đòi được hình thành nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của bên nhận chiết khấu khi bị xâm hại, thì rõ ràng đây là một quyền lợi rất chính đáng. Với quyền lợi này, bên nhận chiết khấu có thể thực hiện quyền đòi nợ đối với khách hàng khi không được tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu thanh toán. Ngoài ra, quyền lợi này còn là cơ sở để bên nhận chiết khấu bảo vệ quyền lợi của mình đối với những hành vi vi phạm họp đồng của bên nhận chiết khấu và các bên liên quan khác được các bên thỏa thuận trong quá trình soạn thảo họp đồng.

- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với khách hàng và các bên chủ thể khác có liên quan theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật, nếu giấy tờ có giá không được thanh toán bởi tố chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu khi đáo hạn hoặc các hành vi vi phạm họp đồng khác của bên chiết khấu.65

Khi giấy tờ có giá không được tổ chức phát hành thanh toán thì ngoài việc thực hiện quyền truy đòi của mình đối với khách hàng, tổ chức tín dụng còn được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với khách hàng và các chủ thể khác có liên quan (nếu có thỏa thuận) để yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm của mình. Các chủ thể khác có liên quan ở đây có thể là tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu hoặc người chuyển nhượng, người bảo lãnh...Đây thực sự là một quyền lợi

66 Điều 50, Luật Thương mại năm 2005.

67 Điều 54, Luật Thương mại năm 2005.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

không thể thiếu đối với bất kỳ chủ thế nào khi thiết lập quan hệ họp đồng chứ không riêng gì bên nhận chiết khấu.

2.1.2.2.3 về nghĩa vụ của bên nhận chiết khi tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá.

- Nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng số tiền mua giấy tờ có giá sau khi đã khấu trừ phần lợi tức chiết khấu theo thỏa thuận trong họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá đã được các bên xác lập.66 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh toán là nghĩa vụ cơ bản, quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ họp đồng mua bán hàng hóa nói chung và họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá nói riêng. Tương ứng với quyền nhận thanh toán, chính là nghĩa vụ thanh toán theo đúng thỏa thuận cho khách hàng số tiền mà tổ chức tín dụng đã bỏ ra để mua giấy tờ có giá. Điều khoản thanh toán hình thành từ nghĩa vụ này thường được các bên thỏa thuận về các nội dụng như đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán....Bên nhận chiết khấu phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những nội dụng này theo thỏa thuận. Nên ứng với việc chậm thanh toán (không thông báo lý do chậm thanh toán cho bên chiết khấu biết) hoặc không thanh toán của bên nhận chiết khấu đều được xem là vi phạm họp đồng do không thực hiện đúng nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận. Do đây là điều khoản trong họp đồng được hình thành trên cở sở thỏa thuận của các bên, nên trong trường họp không cỏ sự thỏa thuận cụ thể những nội dụng liên quan đến nghĩa vụ thanh toán của bên nhận chiết khấu thì vấn đề này sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể là Luật thương mại năm 2005, quy định về địa điểm và thời hạn thanh toán trong họp đồng mua bán hàng hóa, với chiết khấu giấy tờ có giá cũng mang bản chất của giao dịch mua bán hàng hóa nên những điều khoản này cũng được áp dụng trong họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

> Địa điểm thanh toán.

Trường họp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một trong các địa điểm sau đây:67

“1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cu trú của bên bán.

2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ. ”

68 Khoản l,Điều 55, Luật Thương mại năm 2005.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Từ quy định của điều luật có thể thấy, nếu trường hợp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng không có sự thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể trong hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá đã được các bên xác lập, thì việc thanh toán sẽ được tiến hành theo một trong các địa điểm sau:

- Địa điểm kinh doanh của khách hàng được xác định vào thời điểm các bên giao kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. Neu khách hàng không có địa điếm kinh doanh thì địa điểm thanh toán sẽ được xác định dựa vào nơi cư trú của khách hàng.

- Địa điểm giao giấy tờ có giá được chiết khấu, nếu việc thanh toán được các bên thỏa thuận được tiến hành cùng lúc với việc giao giấy tờ có giá được chiết khấu.

> Thời hạn thanh toán.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thời hạn thanh toán được xác định như sau:68

“Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa”.

Qua quy định trên đây, ứng với hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì nếu không có sự thỏa thuận về thời hạn thanh toán giữa các bên thì tổ chức tín dụng phải thanh toán cho khách hàng vào thời điểm sau khi khách hàng thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 49)