Quy định của pháp luật về giá, lãi suất và mức chiếtkhấu giấy tờ có

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 66)

khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

> Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng:

Trong đó:

(1) Khách hàng (chủ sở hữu giấy tờ có giá ) lập thủ tục xin chiết khấu ở tổ chức tín dụng có thực hiện hoạt động chiết khấu.

(2) Tổ chức túi dụng chấp nhận chiết khấu thông qua việc mua lại giấy tờ có giá của khách hàng.

(3) Đen hạn thanh toán, tổ chức tín dụng thực hiện việc đòi nợ đối với tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu.

(4) Tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu thanh toán nợ cho tổ chức tín dụng dựa trên giá trị của giấy tờ có giá được chiết khấu.

2.4. Quy định của pháp luật về giá, lãi suất và mức chiết khấu giấy tờcó giá. có giá.

2.4.1. Giá và lãi suất chiết khấu.

Giá chiết khấu là số tiền mà tổ chức tín dụng trả cho khách hàng khi mua giấy tờ có giá. Theo quy định của pháp luật hiện hành, giá chiết khấu do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chiết khấu do pháp luật quy định. Các yếu tố chủ yếu để xem xét thỏa thuận giá chiết khấu là giá trị giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, lãi suất chiết khấu và thời hạn còn lại của giấy tờ có giá.87

88Khoản 3,Điều 9, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

89Ths Tràn Vũ Hải, Giáo trình Luật

Ngân hàng, NXB Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội, 2010, te. 153.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Để xác định được giá chiết khấu, các bên phải thỏa thuận về phí chiết khấu và lãi suất chiết khấu. Phí chiết khấu là số tiền tín dụng cần thiết để tổ chức tín dụng thực hiện được việc thanh toán giấy tờ có giá tại tổ chức phát hành.

Lãi suất chiết khấu do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận88 (tức là được xác định trên số tiền mà tổ chức tín dụng chuyển giao cho khách hàng). Lãi suất chiết khấu sau khi nhân với thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được chiết khấu sẽ xác định được lãi chiết khấu.89

Như vậy, giá chiết khấu sẽ được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán trừ đi chi phí chiết khấu và lãi chiết khấu.

Sau khi có sự thỏa thuận về giá chiết khấu, tổ chức túi dụng và khách hàng sẽ thỏa thuận về phương thức thanh toán như trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc trả cho bên thứ ba.

> Ví dụ: Ông A có nhu cầu chiết khấu tại ngân hàng B, 10 trái phiếu công ty (mỗi trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng), có kỳ hạn 5 năm (từ 1/5/2007 - 1/5/2012). Mức lãi suất trên trái phiếu được ghi nhận là 14%/năm và thanh toán một lần khi đến hạn. Thời điểm ông A đề nghị chiết khấu tại ngân hàng B là 1/3/2012. Lãi suất chiết khấu được hai bên thỏa thuận là 0,005%/ngày và chi phí chiết khấu được xác định là 2%.

Ở đây, số tiền mà ông A nhận được (giá chiết khấu), chính là hiệu số giữa số tiền được thanh toán khi giấy tờ có giá đến hạn trừ đi lãi chiết khấu được tính trên số tiền mà ngân hàng B phải ừả cho ông A và trừ đi chi phí chiết khấu tính trên giá trị của giấy tờ có giá được chiết khấu.

Số tiền ông A nhận được (giá chiết khấu) = 10.000.000 + 1.000.000 X 10 X

14% X 5 năm - 1.000.000 X 10 X (0,005% X 61 ngày + 2%) = 17.000.000 - 505.000 = 16.495.000 đồng.

Như vậy, giấy tờ có giá thành tiền trước thời hạn thanh toán 2 tháng (61 ngày), nên số tiền mà ông A nhận được sẽ ít hơn (chỉ là 16.495.000 đồng) so với chờ đến khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán (là 17.000.000 đồng). Đối với ngân hàng B, việc ứng trước cho khách hàng (ông B) số tiền 16.495.000 đồng tại thời điểm 1/3/2012, thì đến ngày đáo hạn thanh toán từ tổ chức phát hành 1/5/2012, ngân hàng B sẽ thu được 17.000.000 đồng, nhiều hơn số tiền đã bỏ ra để mua giấy

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

tờ có giá là 505.000 đồng - đây chính là khoản lợi tức chiết khấu mà ngân hàng B nhận được.

> Từ ví dụ trên, người viết đưa ra công thức tính giá chiết khấu (số tiền mà khách hàng nhận được khi chiết khấu giấy tờ có giá) như sau:

MCK - MTT - ( LCK + CPCK ) Với: LCK = LSCKX TCK

Trong đó:

- MCK : là giá chiết khấu hay số tiền mà khách hàng nhận được khi chiết khấu giấy tờ có giá.

- MTT : là số tiền mà khách hàng nhận được từ tổ chức phát hành khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.

- LCK: là lãi chiết khấu được tính trên số tiền mà tổ chức tín dụng phải trả cho khách hàng.

- CPCK : là chi phí chiết khấu được tính trên giá trị của giấy tờ có giá được chiết khấu.

- LSCK : là lãi suất chiết khấu do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

- TCK: là thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được chiết khấu.

2.4.2. Mức chiết khấu giấy tờ có giá đối vói một khách hàng.

Mức chiết khấu đối với một khách hàng là mức độ giới hạn nhất định mà khi thực hiện chiết khấu tổ chức tín dụng chỉ được phép khấu trong phạm vi giới hạn nhất định đó.

2.4.2.1 Đối vói công cụ chuyển nhượng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với giấy tờ có giá được chiết khấu là các công cụ chuyển nhượng thì tổ chức tín dụng xem xét quy định mức

90 Điều 10, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đói với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ - NHNN, ngày 29/12/2006 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

91 Điều 10, Quy chế chiết khấu, tái

chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức

tín dụng đối với khách

hàng, ban hành kèm theo Quyết

định số 1325/2004/QĐ -

NHNN, ngày 15/10/2004 của

Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước, được

sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định

17/2006/QĐ- NHNN, ngày

20/04/2006 của Thống dóc Ngân

hàng Nhà nước.

92 Khoản 9, Điều 8, Thông

13/2010/TT- NHNN, ngày

20/05/2010, quy định về các tỷ lệ đảm

bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

chiết khấu ừong các trường hợp sau đây phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng:90

- Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng là tổ chức tín dụng. - Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng.

Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng không phải là tổ chức tín dụng bằng 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì mức chiết khấu đối với một khách hàng tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ.

2A.2.2 Đối vói giấy tờ có giá khác.

Đối với các loại giấy tờ có giá khác, theo quy định của pháp luật hiện hành tổ chức tín dụng xem xét quy định mức chiết khấu đối với các trường hợp sau đây phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng:91

- Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng là tổ chức tín dụng.

- Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng không phải là tổ chức tín dụng có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng nhận chiết khấu phát hành.

- Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng không phải là tổ chức tín dụng có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá do Chính phủ phát hành.

Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng không phải là các trường hợp nêu trên bằng 15% vốn tự có của tố chức tín dụng nhận chiết khấu. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì mức chiết khấu tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ. Ngoài ra, trong trường họp tổ chức tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá cho khách hàng để thực hiện việc đầu tư kinh doanh chứng khoán thì mức chiết khấu đối với tất cả khách hàng đàu tư, kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ quy định:

“Tổng dư nợ cho vaychiết khẩu giấy tờ có giá đoi với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chủng khoán không vượt quả 20% vốn điều lệ của to chức tín dụng ”92

93 Điều 10, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đói với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nuớc.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Trong khi đó,quy định của pháp luật trước đây về mức chiết khấu đối với một khách hàng như sau:

“Mức chiết khẩu, tái chiết khẩu đoi với một khách hàng toi đa bằng 15% von tự cỏ của to chức tín dụng. Trường hợp chi nhảnh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì mức chiết khẩu, tái chiết khẩu đoi với một khách hàng toi đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ. ”93

So với quy định trước đây, pháp luật hiện hành quy định khá chi tiết về mức chiết khấu đối với một khách hàng. Trong đó, có sự phân biệt rất rõ ràng, cụ thể mức chiết khấu đối với từng loại khách hàng. Quy định này giúp cho tổ chức dễ dàng áp dụng, khi quyết định mức chiết khấu tối đa trên đối tượng khách hàng cụ thể. Cũng như giúp cho Ngân hàng Nhà nước thuận tiện trong việc quản lý về mặt tài chính của các tổ chức tín dụng.

Tóm lại, từ quy định của pháp luật có thể thấy, một đối tượng khi muốn tham gia vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định về chủ thể. Pháp luật đòi hỏi các bên tham gia phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài ra, đối với bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng), phải là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động hợp pháp, được phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật. Các bên chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia vào giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá.

về phương thức chiết khấu giấy tờ có giá: có hai phương thức được pháp luật ghi nhận là chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá và chiết khấu có thời hạn. Các bên được quyền lựa chọn phương thức chiết khấu tương thích, phù hợp với nhu càu và mục đích của giấy tờ có giá được chiết khấu.

Đối với giá và lãi suất chiết khấu, các bên được quyền thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật, bao giấy tờ có gồm các bước về lập hồ sơ chiết khấu, thẩm định và thủ tục chấp nhận chiết khấu, chuyển giao quyền sở hữu, thanh toán.

Sự điều chỉnh của pháp luật về những vấn đề liên quan đến hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là điều kiện rất cần

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

thiết để hoạt động này có thể được thực hiện dễ dàng, thuận lợi, tạo được sự thống nhất chung theo một khuôn khổ nhất định. Thể hiện sự tham gia quản lý của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội phát sinh bằng công cụ pháp lý hiệu quả. Trực tiếp góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể khi tham gia vào hoạt động này. Đồng thời, tạo điều kiện để đưa chiết khấu giấy tờ có giá trở thành một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng chủ yếu và hiệu quả nhất của tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, quy định của pháp luật là vậy nhưng việc thực thi trên thực tế sẽ không tránh được những khó khăn, tồn tại nhất định. Cũng như, những thiếu sót, bất cập từ việc quy định của pháp luật. Những vấn đề này sẽ được người viết tiếp tục đề cập ở chưomg sau.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN.

Ở các chương trước, người viết đã có dịp đề cập hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ở các khía cạnh về lý luận chung, về quy định của pháp luật. Ở chương này, người viết có những nhận xét chung về định hướng phát triển hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tố chức tín dụng trong thời gian tới. Đồng thời, trên cơ sở từ việc tìm hiểu những quy định của pháp luật, người viết có những ý kiến nhận xét của bản thân, qua đó đưa ra những đề xuất cho hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động ciết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.

3.1. Nhận xét chung về định hướng phát triển hoạt động chiết khấu giấy tờ cógiá của tổ chức tín dụng trong thòi gian tói. giá của tổ chức tín dụng trong thòi gian tói.

Như ở các phần trước người viết đã có dịp đề cập, ở tầm vĩ mô, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá được thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng - đây là công cụ để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định nền kinh tế. Ở tầm vi mô, nghiệp vụ này được thực hiện bởi tổ chức tín dụng với khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá - đây là công cụ hỗ trợ đắc lực của tổ chức tín dụng cho các thương nhân trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nên hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá giữa tố chức tín dụng và khách hàng trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh ở Việt Nam bởi những lý do sau:

- Thứ nhất là, chiết khấu giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vốn được xem là nhu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Khi đó tổ chức tín dụng là địa chỉ đáng tin cậy để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của họ. Bởi những tiện ích mà nghiệp vụ này mang lại như thủ tục đơn giản, bên chiết khấu có thể nhận được tiền thanh toán nhanh chóng từ bên nhận chiết khấu.. .đã thực sự thu hút sự quan tâm của khách hàng. So với nghiệp vụ cấp tín dụng khác là cho vay, thì ở đây khách hàng (bên chiết khấu) không cần phải có tài sản thế chấp mà sử dụng ngay những giấy tờ có

94 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: Tăng mạnh về quy mô - đa dạng về dịch vụ,

http://www.vnba.org.vn/index.php ? option=com

content&task=view&id=1168&Itemid=69. [

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w