Lợi ích của chiếtkhấu giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 31)

1.5.1. L Đối vói tổ chức tín dụng.

> Chiết khấu là nghiệp vụ ít rủi ro.

Như đã tìm hiểu, chiết khấu là hợp đồng bao hàm cả yếu tố truy đòi, vì vậy khi tổ chức tín dụng không thu hồi được nợ từ tổ chức phát hành giấy tờ có giá được chiết khấu thì có thể đòi tiền ở người bán hoặc ở những người liên đới chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn đối với hối phiếu đòi nợ, theo quy định của pháp luật thì tổ chức tín dụng (người thụ hưởng) có thể thực hiện quyền truy đòi của mình đối với người ký phát và những đối tượng có liên quan như người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước đó của hối phiếu đòi nợ. Nên ở

32 PGS.TS. Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, 2010, tr.193.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

đây ta có thể thấy trách nhiệm thanh toán nợ cho tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu) không chỉ do một chủ thể thực hiện mà có thể do nhiều chủ thể khác nhau.

> Chiết khấu tạo ra tính thanh khoản cao cho nguồn vốn của tổ chức tín dụng.

Tính thanh khoản của chiết khấu giấy tờ có giá được thể hiện thông qua tính thanh khoản của giấy tờ có giá được chiết khấu. Sau khi thực hiện việc chiết khấu giấy tờ có giá cho khách hàng, để đáp ứng nhu cầu thu hồi vốn trước thời hạn thanh toán từ tổ chức phát hành, thì tổ chức tín dụng có thể thực hiện việc tái chiết khấu giấy tờ có giá đó cho tổ chức túi dụng khác. Nên với tính thanh khoản, sẽ giúp cho tổ chức tín dụng giải phóng nguồn vốn một cách hiệu quả, nâng cao khả năng trong việc quản lý đồng vốn kinh doanh của mình.

> Việc ứng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi, từ đó hình thành nên nguồn vốn cho tổ chức tín dụng.

Khi chấp nhận chiết khấu, số tiền mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng sẽ được chuyển sang dưới dạng tài khoản tiền gửi. số tiền này có thể chưa sử dụng ngay toàn bộ, nên khi đó chính số tiền này đã góp một phần nguồn vốn cho tổ chức tín dụng nhờ việc được tính lãi suất32. Chính điều này đã hấp dẫn các tổ chức tín dụng ưa chuộng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hom so với các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

I.5.I.2. Đối vổi khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, chính yếu tố cạnh tranh đã dẫn đến các thỏa thuận về việc bán chịu hàng hóa có thời hạn trả tiền trở nên thực tế hom. Tuy nhiên cũng sẽ cỏ trường họp, khi một người cầm trong tay các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán nhưng lại cần tiền. Khi đó chiết khấu sẽ là nghiệp vụ cấp tín dụng tối ưu nhất kịp thời giải quyết mâu thuẫn này. Ở đây, tức là khách hàng sẽ bán giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, qua đó đổi lại lấy được tiền để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình.

Riêng về phía khách hàng là các doanh nghiệp, chiết khấu còn góp phần giúp gia tăng quan hệ tín dụng thưcmg mại giữa các doanh nghiệp. Vì với nghiệp vụ chiết khấu của tổ chức tín dụng thì doanh nghiệp sẽ sẵn lòng bán chịu do có thể chiết khấu nhận được tiền trước ngày đáo hạn thanh toán mà không cần phải giữ mãi giấy tờ có giá đó. Qua đó, góp phần làm cho quan hệ thưcmg mại ngày càng mở rộng, quay vòng vốn nhanh, linh hoạt, mang lại lợi nhuận cao do hàng hóa được sản xuất nhiều.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng I.5.I.3. Đối vói nền kinh tế.

Chiết khấu giấy tờ có giá là hình thức cấp tín dụng an toàn cho nền kinh tế, vì khi cấp tín dụng bằng hình thức này sẽ đảm bảo nguyên tắc cân bằng giữa lượng hàng hóa và tiền trong lưu thông. Tiền được tưng ra từ tổ chức tín dụng thì trong nền kinh tế cũng có sẵn một lượng hàng hóa tưomg ứng đang luân chuyển, do đó sẽ góp phần giảm thiểu áp lực lạm phát cho nền kinh tế của đất nước. Cũng càn phải lưu ý rằng, hàng hóa mua chịu của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cho nên cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu sẽ tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển gia tăng lượng hàng hóa lưu thông cho nền kinh tế. Hơn nữa, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức túi dụng là một trong những công cụ hiệu quả góp phần cùng với Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt công tác điều hòa lượng tiền trong lưu thông nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

1.5.2. Rủi ro của chiết khấu giấy tờ có giá.

Hai mặt tích cực và tiêu cực ừong một vấn đề luôn tồn tại song song nhau. Ở hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá cũng vậy, bên cạnh những lợi ích mà hoạt động này mang lại thì vẫn còn đó không ít những rủi ro tiềm ẩn.

1.5.2.1 Rủi ro không thanh toán do giấy tờ có giá giả mạo.

Rủi ro này xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là do tổ chức, cá nhân khi gặp khó khăn về vấn đề tài chính, có nhu cầu cần đến vốn nhưng không được ngân hàng cho vay dưới hình thức ứng trước nên họ đã thiếp lập các giấy tờ có giá giả nhằm mục đích để được tổ chức tín dụng chiết khấu. Giấy tờ cỏ giá hình thành trong tình huống này sẽ làm cho cơ sở hoàn trả vốn hết sức bấp bênh, vì bản thân tổ chức, cá nhân thiết lập nên giấy tờ có giá giả đã yếu kém về mặt tài chính lại thêm việc sử dụng vốn của họ không nhằm mục đích sản xuất mà chủ yếu là để giải quyết khó khăn về tài chính. Đó là chưa kể đến việc xem xét hiệu lực của giấy tờ có giá giả đó về mặt pháp lý. Với giấy tờ có giá giả sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho tổ chức tín dụng mất cả vốn lẫn lãi đã bỏ ra chiết khấu. Tuy nhiên không vì thế mà quyền lợi của tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu) trong trường họp này bị bỏ lơ, mà trái lại đã được các quy định của pháp luật (hình sự, hành chính...) bảo vệ. Nhưng cũng không vì thế mà các tổ chức tín dụng lơ là trong công tác nghiệp vụ của mình. Mà đòi hỏi các tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động này phải chủ động trong công tác kiểm tra, thẩm định giấy tờ có giá, cần có phương tiện kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có

33 Khoản 19, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

34Khoản 19, Điều 4, Luật Các to chức tín dụng năm 2010.

35 Khoản 17, Điều 4,Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụngLuật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong việc góp phần phát hiện những giấy tờ có giá giả mạo.

I.5.2.2. Rủi ro do mất khả năng thanh toán.

Đen hạn thanh toán mà người mắc nợ theo giấy tờ có giá được chiết khấu do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà không có khả năng thanh toán và nếu chiết khấu dưới hình thức miễn truy đòi thì coi như tổ chức tín dụng mất tiền mà không có một sự bảo vệ nào. Cũng chính vì điều này, nên các tổ chức tín dụng thường xem xét rất kỹ năng lực tài chính của người mắc nợ theo giấy tờ có giá được chiết khấu trước khi quyết định có chiết khấu cho khách hàng hay không. Hon nữa các tổ chức túi dụng thường lựa chọn hình thức chiết khấu có quyền truy đòi để đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn và lãi đã bỏ ra trước đó. Đó là những quy định trước kia còn với quy định của pháp luật hiện hành thì mọi hình thức chiết khấu đều có bảo lưu quyền truy đòi của tổ chức tín dụng đối với khách hàng33. Quy định này của pháp luật đã góp phần bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu) khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá cho khách hàng và qua đó góp phần loại trừ rủi ro này xảy râ trên thực tế.

Có thể thấy, mặc dù vẫn có những rủi ro nhất định nhưng chiết khấu giấy tờ có giá thực sự là một hình thức cấp tín dụng hấp dẫn đối với mọi khách hàng từ những lợi ích mà nghiệp vụ này mang lại.

1.6. Phân biệt hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá vói hoạt động bao thanh

toán của tổ chức tín dụng.

Để có thể biết rõ hon về hoạt động này trong mối quan hệ với các hình thức cấp tín dụng khác. Người viết có sự phân biệt giữa chiết khấu giấy tờ có giá với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh trực tiếp về hai hoạt động.

Chiết khấu giấy tờ có giá là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán34. Trong khi đó, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ35.

36Khoản 1, Điều 2, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đói với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngày 15/10/2004 của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

37 Điều 98, 108,123, Luật Các tổ chức

tín dụng năm 2010.

38Khoản 2, Điều 2, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có

giá của tổ chức tín dụng đói với

khách hàng, ban hành kèm theo

Quyết định số 1325/2004/QĐ -

NHNN, ngày 15/10/2004 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

39 Khoản 2, Điều 1, Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ

chức tín dụng, ban hành kèm

theo Quyết định 1096/2004/QĐ-

NHNN, ngày 06/09/2004 của

Thống dóc Ngân hàng Nhà nước,

được sửa đổi bổ sung bởi Quyết

định 30/2008/QĐ- NHNN ngày

16/10/2008 của Thống dóc Ngân

hàng Nhà nước.

40Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 1, Quy chế

hoạt động bao thanh toán của

các tổ chức tín dụng, ban hành

kèm theo Quyết định

1096/2004/QĐ- NHNN, ngày

06/09/2004 của Thống dóc Ngân

hàng Nhà

nước, được sửa đổi bổ sung bởi

Quyết định 30/2008/QĐ-

NHNN ngày 16/10/2008 của

Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Tuy cả hai hoạt động này đều là những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhưng giữa chúng vẫn có những đặc điểm khác biệt về chủ thể, đối tượng, phưomg thức, trình tự, thủ tục thực hiện.

> về chủ thể:

- Chủ thể của quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) và bên chiết khấu (khách hàng). Ở đây, bên nhận chiết là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động và phải được cấp phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật36. Theo quy định của pháp luật hiện hành tổ chức tín dụng được phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ cỏ giá bao gồm ngân hàng thương mại, công ty tài chính và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (với điều kiện ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính)37. Bên chiết khấu (khách hàng) là những tổ chức, cá nhân Việt Nam hay tổ chức, cá nhân nước ngoài có các loại giấy tờ có giá thỏa điều kiện chiết khấu theo quy định của pháp luật38.

- Còn chủ thể của quan hệ bao thanh toán là gồm có bên bao thanh toán và bên được bao thanh toán. Bên bao thanh toán là tổ chức tín dụng được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng của mình dưới hình thức mua lại các khoản phải thu thương mại. Theo quy định của pháp luật hiện hành tổ chức tín dụng được phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam39. Bên được bao thanh toán là bên bán hàng hoặc bên mua hàng có các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ họp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.40

41Điều 5, 6, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN, ngàỵ 15/10/2004 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước và Điều

5, 6 Quy chế chiết khấu, tái chiết

khấu công cụ chuyển

nhượng của tổ chức tín dụng đối

với khách hàng, ban hành kèm

theo Quyết định số 63/2006/QĐ

- NHNN, ngày 29/12/2006 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

42Điều 2, Quy chế hoạt động bao

thanh toán của các tổ chức tín

dụng, ban hành kèm theo Quyết định 1096/2004/QĐ- NHNN, ngày 06/09/2004 của Thống dóc Ngân hàng Nhà nước.

Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tở có giá của tổ chức tín dụng

Từ quy định của pháp luật có thể thấy sự khác nhau về mặt chủ thể giữa hai hoạt động này, nếu như khách hàng (bên chiết khấu) của quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá là những tổ chức, cá nhân có nhu càu và có giấy tờ có giá thỏa điều kiện được chiết khấu theo quy định của pháp luật. Thì ở quan hệ bao thanh toán có khách hàng (bên được bao thanh toán) là bên mua hoặc bên bán hàng hóa có các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ họp đồng mua bán hàng hóa, họp đồng cung ứng dịch vụ. Mặc dù được pháp luật ghi nhận chủ thể là khách hàng của quan hệ bao thanh toán có thể là bên mua có các khoản phải hả phát sinh từ họp đồng mua bán hàng hóa nhưng trên thực tế khách hàng (bên được bao thanh toán) thường là bên bán có các khoản phải thu phát sinh từ họp đồng mua bán hàng hóa. Nên người viết chỉ đề cập đến chủ thể khách hàng của quan hệ bao thanh toán là bên bán và có các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa.

> về đối tượng:

- Đối tượng của chiết khấu giấy tờ có giá là những loại giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán và được phép chiết khấu theo quy định của pháp luật.41 42 (bao gồm công cụ chuyển nhượng và các loại giấy tờ có giá khác.)

- Đối tượng của bao thanh toán là các khoản phải thu thương mại phát sinh từ họp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Khoản phải thu được xác định là khoản tiền mà bên bán hàng được phép thu từ họp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng người mua chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Có thể thấy, dù hai hoạt động này đều là những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhưng có sự khác biệt khá rõ rệt về mặt đối tượng. Đối tượng của chiết khấu giấy tờ có giá là những giấy tờ có giá thỏa điều kiện chiết khấu theo quy định của pháp luật, còn đối tượng của hoạt động bao thanh toán là các khoản phải thu thương mại của bên bán.

> về phương thức thực hiện:

- Chiết khấu giấy tờ có giá được thực hiện theo hai phương thức là chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá và chiết khấu có thời hạn:

Một phần của tài liệu Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (Trang 31)