Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 82 - 84)

- Do địa bàn Huế không thực sự rộng lớn, chi nhánh ACBCN Huế ra đời muộn, số

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mạ iÁ Châu Chi nhánh Huế

3.3.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng

Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

 Hầu hết các nhân viên tín dụng nói chung tại chi nhánh đều tốt nghiệp Đại học theo đúng chuyên nghành nên nhìn chung đã có một nền tảng kiến thức rất căn bản. Ngân hàng trên cơ sở đó cần tiếp tục đào tạo phát triển, bổ sung, cập nhật thêm nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế cho nhân viên tạo điều kiện cho họ làm việc tốt hơn. Cụ thể là:

+ Tiếp tục tăng cường mở thêm các khóa đào tạo nội bộ, các buổi tập huấn ngắn ngày, bồi dưỡng một số nghiệp vụ, nhất là các nghiệp vụ về lĩnh vực, đối tượng khách hàng mới cho nhân viên tín dụng. Để nâng cao hiệu quả các buổi học này nên để cho nhân viên chủ động tiếp cận với kiến thức bằng cách phát tài liệu trước, cho họ thời gian nghiên cứu. Sau đó khi đến buổi học, các học viên nên tiến hành thảo luận với nhau, giải quyết những thắc mắc và thực hành những bài tập tình huống. Ngoài việc tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng còn cần chú ý tập huấn thêm về các chủ đề khác: quy định, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động Ngân hàng, về ứng dụng marketing, Ngân hàng,… nhằm trang bị cho nhân viên tín dụng một kiến thức toàn diện nhất có thể.

+ Tiến hành tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, có thể 2 tuần 1 lần, hoặc ít nhất một tháng một lần. Người chủ trì buổi sinh hoạt nghiệp vụ có thể là trưởng phòng

tín dụng hay một thành viên trong ban giám đốc. Tại buổi sinh hoạt có thể tập trung vào những hoạt động như sau:

* Phân phát, phổ biến các thông tin mới, các văn bản, các quy định của Hội sở chính hoặc của NHNN mới ban hành cho nhân viên.

* Thảo luận về các vấn đề vướng mắc trong công tác, về thực hiện các văn bản, chế độ, quy định nghiệp vụ của Ngân hàng để từ đó có thể nêu ra hướng giải quyết cụ thể.

* Nhân viên A/O cũng tranh thủ qua các buổi như vậy để đề xuất các ý kiến nghị lên lãnh đạo cấp trên về những vướng mắc khi tiến hành công việc (nếu có) nhằm giúp ban lãnh đạo có hướng giải quyết các khó khăn một cách thiết thức và dân chủ nhất.

Các buổi sinh họat này thiết nghĩ rất bổ ích và thật sự cần thiết, vì qua đây không những vướng mắc của nhân viên đựơc giải quyết, kiến thức cũng được nâng cao thêm mà còn góp phần tạo ra một bầu không khí thân mật, đoàn kết trong các thành viên trong Chi nhánh ngân hàng với nhau, rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm cũng như sự giúp đỡ, hợp tác giữa cán bộ nhân viên.

+ Khuyến khích tự học: hiện nay do cường độ công việc căng thẳng nên hầu hết các nhân viên thẩm định chưa có ý thức tự học, tự cập nhật thêm những kiến thức mới. Ban chỉ đạo chi nhánh cần có chính sách khuyến khích nhân viên tự học hỏi hơn nữa và cần xây dựng một ý thức rằng tự học là nhiệm vụ của mỗi người để nắm bắt những kiến thức mới tránh khỏi sự lạc hậu trước sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội như hiện nay.

+ Cung cấp cho nhân viên thật phong phú và đa dạng các tài liệu về những nghiệp vụ chuyên nghành, các văn bản pháp luật, các tài liệu khác có liên quan…

+ Tổ chức thi kiểm tra hằng năm theo các chuyên đề nghiệp vụ, kết quả kiểm tra có thể công bố công khai trước cơ quan. Kèm theo đó là việc khen thưởng thích đáng. Nếu ngân hàng làm tốt được việc này thì mọi người sẽ thi đua nhau học tập, qua đó tự nâng cao kiến thức cho mình.

+ Bên cạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của nhân viên, có các biện pháp khuyến khích, khích lệ họ làm việc tốt hơn, có ý thức trách nhiệm hơn.

 Thực hiện trả lương theo số lượng và chất lượng cho vay

Thực hiện phương châm "phân phối theo lao động", "trả lương theo sản phẩm", ACB thực hiện khoán tài chính cho các Chi nhánh. Đối với CBTD phải thực hiện trả lương theo kết quả lao động của mỗi người. Trong đó, kết quả lao động của tín dụng là:

- Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ. Đây là chỉ tiêu định lượng chính thể hiện khối lượng công việc hoàn thành. Ngoài ra còn phải xét thêm chỉ tiêu phụ là số Doanh nghiệp vay vốn.

- Tỷ lệ thu lãi và tỷ lệ nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công việc. Chênh lệch thu - chi. Nguồn thu gồm thu lãi cho vay, thu nợ đã xử lý rủi ro. Khoản chi gồm: chi trả phí điều vốn (đầu vào), chi trích xử lý rủi ro do để nợ quá hạn, các khoản chi công tác phí và chi cho cá nhân (không kể lương).

Nếu thu trừ (-) chi >0 thì cán bộ tín dụng có lương, thưởng. Trong thu trừ (-) chi, tiền lương chỉ được trích một phần trong đó. Tỷ lệ trích được xác định theo từng địa bàn thuận lợi hay không. Căn cứ vào kết quả trên, cán bộ tín dụng tự tính được lương cho mình. Đây là phương pháp tốt nhất động viên, thúc đẩy cán bộ tín dụng mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng trong cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 82 - 84)

w