GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 77 - 79)

I. Phân theo đối tượng

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Những thuận lợi và khó khăn.

3.1.1. Thuận lợi.

- Ngân hàng Á châu là ngân hàng lớn nhất trong khối ngân hàng tư nhân ở Việt Nam, nhiều năm liền được tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Vì vậy, ACB – CN Huế có một thuận lợi hết sức to lớn là “ được thừa hưởng một thương hiệu tốt và có được sự tín nhiệm cao của khách hàng”. Nhờ đó mà chi nhánh Huế dễ dàng thu hút khách hàng về phía mình và mở rộng hoạt động cho vay.

-Ban lãnh đạo tại chi nhánh là những người có trình độ chuyên môn cao và rất dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Họ có tầm nhìn chiến lược tốt, đánh giá nhu cầu thị trường nhạy bén, biết tận dụng cơ hội kịp thời nên đã có những quyết định chỉ đạo hết sức tài tình và sáng suốt, từ đó dẫn dắt chi nhánh hoạt động rất tốt trong thời gian qua.

- Ngân hàng Á châu có đội ngũ nhân viên trẻ trung, có trình độ chuyên môn, năng động nên có thể đảm nhận tốt các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó cán bộ nhân viên Ngân hàng thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đáp ứng kịp thời sự phát triển của công nghệ ngân hàng thế giới. Hiện nay, Ngân hàng Á châu là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam mở trung tâm đào tạo, hàng năm nhân viên Ngân hàng Á châu được đào tạo nghiệp vụ tại trung tâm từ 2-3 khóa bởi các chuyên gia nước ngoài giảng dạy và cán bộ cao cấp trong ngành ngân hàng.

- Quy mô kinh doanh của chi nhánh Huế được mở rộng, tập trung triển khai các sản phẩm thế mạnh của ACB như thẻ Visa quốc tế, cho vay du học…

- ACB-CN Huế nằm trên địa bàn Thành phố Huế là trung tâm kinh tế của miền Trung, số lượng các doanh nghiệp (đặc biệt là các DNVVN) và hộ kinh doanh cá thể ngày càng nhiều, với chủ yếu là các phương án vay vốn ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động

trong kinh doanh. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay ngắn hạn được mở rộng.

-Hiện nay Thừa Thiên Huế đang chú trọng đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như các dự án thủy điện, xi măng, siêu thị… Đây là những dự án có tính khả thi cao và là cơ hội để phát triển tín dụng và dịch vụ kèm theo.

-Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư về lãi suất thỏa thuận. Theo đó, các khoản cho vay ngắn hạn cũng được áp dụng lãi suất thỏa thuận.Theo quy định mới này (Thông tư 12), tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng đồng VN phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay; tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu (XK), doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng VN và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Với mức lãi suất đã đạt sát mức trần theo quy định, các ngân hàng khó có thể hút vốn từ người gửi. Vì thế, NHNN nới lỏng nút thắt lãi suất cho vay là điều dễ hiểu. Khi được phép mở rộng lãi suất cho vay, TCTD có thể cải thiện tính thanh khoản, đồng thời kinh doanh có lãi. Thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận cũng là bước để giúp cho nền kinh tế tiến dần tới tự do hoá lãi suất, giúp dòng vốn được vận hành thuận lợi, phù hợp với thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, ACB–CN Huế vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế nhất định.

3.1.2. Khó khăn.

- Năm 2010 sẽ là một năm mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Thừa Thiên Huế rất gay gắt khi mà trụ sở mới của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thừa Thiên Huế và Ngân hàng Đông Á đi vào hoạt động, ở Huế với sự xuất hiện thêm của 3 chi

nhánh ngân hàng mới, đó là các chi nhánh của NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Phương Đông và NHTM cổ phần Sài Gòn.

-Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư về lãi suất thỏa thuận thì hiện nay đang có sự cạnh tranh khốc liệt về lãi suất giữa các NHTM.Tuy nhiên, cạnh tranh bằng hạ lãi suất có giới hạn của nó, nếu vượt qua sẽ ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng. Muốn hạ lãi suất cho vay thì phải hạ lãi suất huy động. Bên cạnh đó nếu hạ lãi suất tiền đồng sâu quá sẽ ảnh hưởng xấu đến tỷ giá.

-Thừa Thiên Huế là khu vực kinh tế được đánh giá là vẫn chưa năng động so với các tỉnh thuộc khu vực phía Nam, hầu hết các khách hàng DNNN trong tình trạng hoạt động khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô hoạt động còn nhỏ nên nhu cầu về các dịch vụ sản phẩm ngân hàng vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w