Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 80 - 82)

- Do địa bàn Huế không thực sự rộng lớn, chi nhánh ACBCN Huế ra đời muộn, số

2. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Huế

Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015, ACB đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là NHTM bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phong phú đa dạng, dựa trên nên công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.

Định hướng hoạt động tín dụng :

(Công văn số 91/NVCV-BCS&QLTD.10 ngày 08/02/2010)

Theo đối tượng khách hàng:

1. Khách hàng cá nhân: là những khách hàng có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng và không có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp đến việc thực hiện quyền của ACB, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác với ACB

2. Khách hàng doanh nghiệp là các doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu về cổ đông rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với ACB

3. Theo các tiêu chí trên, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp được xếp vào 4 nhóm: Cấp tín dụng bình thường. Hạn chế cấp tín dụng, Không cấp tín dụng và Chấm dứt tín dụng

Theo ngành nghề kinh doanh: gồm 35 nhóm ngành được ACB đánh giá và phân

nhóm vào các nhóm cấp tín dụng bình thường, hạn chế cấp tín dụng, không cấp tín dụng. ACB tập trung cho vay những doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng và phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết, các yếu tố về văn hóa, tín ngưỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và cả trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, ….

Theo tài sản đảm bảo: các loại tài sản thế chấp/cầm cố dựa theo độ thanh khoản, sự

ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu,…được đánh giá và phân vào nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng.

Theo kỳ hạn và loại tiền: Kỳ hạn cho vay, loại tiền tệ cho vay được phân chia thành

3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng chính sách quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro tín dụng.

Đối với các kênh phân phối (Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch)

-Có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 1,5%: Không tăng thẩm quyền phê duyệt đối với Trưởng đơn vị và Ban tín dụng đơn vị; Ban kiểm toán nội bộ kiểm tra và quản lý rủi ro tín dụng đối với đơn vị.

-Có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 3% nhưng nhỏ hơn 5%. Giảm thẩm quyền phê duyệt đối với Ban tín dụng đơn vị. Hạn chế tăng dư nợ tín dụng

-Có phát sinh nợ quá hạn trên 5% trong 3 tháng liên tiếp.

-Ngưng cấp hạn mức phán quyết cho Ban tín dụng đơn vị. Tập trung thu hồi nợ, không phát triển khách hàng mới.

Ngân hàng ACB – CN Huế là một bộ phận của Ngân hàng Á châu, do đó mọi định hướng, kế hoạch hoạt động phải tuân theo như mục tiêu và định hướng chung mà Hội sở đặt ra, sao cho phù hợp với tình hình và đặc điểm riêng của Chi nhánh và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w