I. Phân theo đối tượng
2.2.3. Kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phầnÁ Châu-chi nhánh Huế giai đoạn 2007-
Huế giai đoạn 2007- 2009
Chi nhánh NHTM cổ phần Á Châu-CN Huế là một trong những NHTM cổ phần ngoài quốc doanh có kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Có được kết quả đó là do Chi nhánh đã nhanh chóng quán triệt và thực hiện đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, tích cực hoạt động góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nói riêng cũng như của đất nước nói chung. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của chi nhánh đều rất khả quan, cụ thể sẽ được phản ánh qua bảng số liệu 2.2.
Biểu 2.1: Kết quả kinh doanh
Từ khi đi vào hoạt động Chi nhánh đã dần tạo được uy tín của mình, điều này được chứng tỏ khi thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Tổng thu nhập được tạo nên bởi các nguồn chủ yếu như: thu từ lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và các khoản thu từ các hoạt động khác. Qua bảng kết quả kinh doanh có thể thấy tổng thu nhập có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008, tổng thu nhập của toàn chi nhánh đạt 61.912 triệu đồng tăng gần 30% so với năm 2007. Năm 2009 tổng thu nhập của ACB–CN Huế đạt 74.295 triệu đồng tăng tương đương gần 20% so với năm 2008. Trong các nguồn thu thì thu từ lãi cho vay và thu lãi tiền gửi vẫn là bộ phận quan trọng , chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2008 thu lãi tăng 13.610 triệu đồng với tỷ lệ tăng 30% so với
năm 2007 thì sang năm 2009 tăng 11.795 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 20% so với năm 2008. Con số này thể hiện sự phát triển của Chi nhánh trong việc cạnh tranh thị phần cho vay tại Huế, bởi thu lãi cho vay chiếm phần lớn tổng thu nhập của Chi nhánh.
Thu từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng đạt kết quả tốt, đó là các khoản thu từ các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, ngoại hối. Năm 2008 thu từ hoạt động dịch vụ là 1.662 triệu đồng tăng 30,05% so với năm 2007 và năm 2009 với 1.994 triệu đồng tăng 19,98 % so với năm 2008.
Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, nếu phát triển được dịch vụ này sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho hoạt động của Chi nhánh vì làm được dịch vụ này sẽ thu được một lượng lớn tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức đây là bộ phận có giá rất rẻ (trả lãi suất thấp cho tiền gửi thanh toán), hoạt động được trong lĩnh vực này không chỉ thu được
phí mà còn làm tiền đề cho nhiều hoạt động có lợi khác cho ngân hàng như: thu hút được một lượng tiền gửi giá rẻ, có thể thông qua hoạt động thanh toán để tiếp cận khách hàng mới và tiếp thị sản phẩm của ngân hàng...
Thông qua hoạt động thanh toán và ngân quỹ Chi nhánh có thể từ đó tham gia vào thị trường tài trợ xuất nhập khẩu, một thị trường mà Chi nhánh đang mong muốn xâm nhập nhưng gặp cũng không ít khó khăn do số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn còn ít. Kinh doanh ngoại hối mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập nhưng đều có tốc độ tăng đáng kể qua các năm. Năm 2008 thu từ kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh tăng 239 triệu đồng, sang năm 2009 thu từ kinh doanh ngoại hối tăng 208 triệu đồng với tốc độ tăng là 20,06%.
Như vậy các khoản mục thu nhập của Chi nhánh đều có mức tăng trưởng tốt. Trong bối cảnh cạnh tranh và kinh tế suy giảm mà ACB-CN Huế đạt được con số tăng trưởng như vậy là do một số nguyên nhân sau: Kết quả thu nhập cho thấy sự cố gắng của toàn thể nhân viên của Chi nhánh đã nổ lực tiếp thị sản phẩm của Ngân hàng đến với khách hàng, đặc biệt là trong năm 2007 có sự đóng góp rất lớn của bộ phận PFC (tư vấn tài chính và
điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch của khách hàng, kết hợp đồng thời là các chương trình khuyến mại hấp dẫn trong cho vay như các chương trình tín dụng đặc biệt, lãi sất cố định, các sản phẩm mới về thẻ, sản phẩm cho vay đầu tư vàng, thấu chi tài khoản ACB plus. Đến cuối năm 2009 khi nền kinh tế bắt đầu có những chuyển biến tích cực sau khủng hoảng toàn cầu, phòng giao dịch tại siêu thị BigC đi vào hoạt động, tổng thu nhập toàn chi nhánh tiếp tục tăng lên đáng kể với 74.295 triệu đồng, tăng gần 20% so với năm 2008.
Với sự tăng lên của thu nhập, chi phí của chi nhánh cũng gia tăng qua các năm bao gồm : chi phí trả lãi vay, chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi khác, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối. Trong đó chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi lẽ đặc thù ngành ngân hàng “đi vay để cho vay” thì lãi tiền gửi là giá cả đầu vào của các Ngân hàng. Tổng chi phí năm 2007 là 40.123 triệu đồng đến năm 2009 là 62.590 triệu đồng tăng 22.467 triệu đồng. Nhìn chung chi phí tất cả các khoản mục đều tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng của thu nhập.
Cuối cùng, lợi nhuận là số tiền thu được từ chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Chênh lệch này càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao. Bởi vậy giảm chi phí là mối quan tâm hàng đầu để tăng lợi nhuận. Trong 3 năm 2007 - 2009, cùng với sự biến động của thu nhập và chi phí trong đó tốc độ tăng của thu nhập xấp xỉ tốc độ tăng của chi phí đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh biến động tăng ổn định. Đặc biệt, năm 2009 con số lợi nhuận của Chi nhánh rất ấn tượng, đạt hơn 11 tỷ đồng. Đây chính dấu hiệu thể hiện những thành công bước đầu của Chi nhánh trong giai đoạn những năm đầu mới thành lập, và cũng là nền tảng khích lệ sự cố gắng nổ lực hơn nữa của nhân viên toàn chi nhánh trong việc tiếp tục vươn lên khẳng định mình là một Ngân hàng vững mạnh và có uy tín.
Bảng 2.2 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTM cổ phần Á Châu – CN Huế giai đoạn 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % I. Thu nhập 47.625 61.913 74.296 14.288 30,00 12.383 20,00 1. Thu từ lãi 45.365 58.975 70.770 13.610 30,00 11.795 20,00 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 1.278 1.662 1.994 384 30,05 332 19,98
3.Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 798 1.037 1.245 239 29,95 208 20,06
4. Thu từ hoạt động khác 184 239 287 55 29,89 48 20,08
II. Chi phí 40.121 52.158 62.591 12.037 30,00 10.433 20,00
1. Chi phí lãi 34.847 45.302 54.362 10.455 30,00 9.060 20,00
2. Chi phí hoạt động dịch vụ 40 52 63 12 30,00 11 21,15
3.Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 444 577 692 133 29,95 115 19,93
4. Chi hoạt động khác 4.790 6.227 7.474 1.437 30,00 1.247 20,03
III. Lợi nhuận 7.504 9.755 11.704 2.251 30,00 1.949 19,98
2.3.Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế
2.3.1.Quy trình cho vay ngắn hạn tại ACB-CN Huế
Quy trình cho vay ngắn hạn tuân thủ các quy định của quy trình cho vay chung. Dù vậy, nó vẫn có những đặc điểm nhất định, cụ thể gồm 14 bước như sau:
Bước1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Nhân viên ACB sẽ thực hiện theo phân công
(1) Hướng dẫn thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn, được thực hiện bởi:
• Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O)
• Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR)
(2) Đánh dấu vào những khoản mục khách hàng cần nộp và giao cho khách hàng, theo hướng dẫn của ACB
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng hoặc từ Loan CSR được phân công, nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) tiến hành:
(1) Gửi hồ sơ TSĐB cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố, A/A thẩm định TSĐB và lập tờ trình TSĐB theo “Hướng dẫn thẩm định và đánh giá tài sản”
(2) Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định khách hàng theo “Hướng dẫn thẩm định khách hàng vay vốn ngắn hạn”
(3) Trường hợp cần thiết, theo quyết định
- Của Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phòng Giao dịch trong trường hợp cho vay ngắn hạn
- Các Hồ sơ tín dụng bắt buộc phải có ý kiến của Phòng Phân tích tín dụng
- Theo quyết định của Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phòng Giao dịch hoặc quyết định của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng/ Giám đốc khối
Đồng thời với việc thẩm định khách hàng nêu trên, A/O lập đề nghị theo mẫu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(5) Gửi cho Trưởng phòng Phân tích tín dụng đề nghị hỗ trợ phân tích; Nhân viên Phân tích tín dụng (CA) thực hiện phân tích và lập tờ trình phân tích tín dụng theo “Hướng dẫn phân tích tín dụng cho vay ngắn hạn”
(6) Nhân viên CA thực hiện việc phân tích và lập tờ trình theo QF – 02/PTTD
Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng
(1) Quyết định cho vay:
(2) Thông báo kết quả cho khách hàng
Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, A/O hoặc Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng. Dù đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay, thông báo cho khách hàng bằng văn bản. Sau đó đề nghị khách hàng ký xác nhận và gửi lại cho ACB.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay Bước 5: Nhận và quản lý TSĐB
Bước 6: Lập Hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ
(1) Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng
(2) Hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xog, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký
(1) Căn cứ Hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng
(2) Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về TSĐB, Loan CSR phối hợp với Nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay
(3) Sau đó, Nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thực hiện giải ngân Bước8: Lưu trữ hồ sơ
Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan, được Loan CSR thực hiện theo hướng dẫn lưu trữ hồ sơ của ACB
Bước 9: Kiểm tra, theo dõi khoản vay – thu nợ gốc và lãi vay
(1) Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi) (2) Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng
(3) Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (gọi chung là TSĐB)
Bước 10: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
(1) Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ), khách hàng phải gửi giấy đề nghị (theo mẫu của ACB) cho ACB theo thời gian đã quy định trong Hợp đồng tín dụng.
(2) Căn cứ Giấy đề nghị gia hạn nợ/ điều chỉnh kỳ hạn nợ, A/O nhận giấy đề nghị, tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/ điều chỉnh hạn nợ giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng (nêu trên)
(3) Trình tự trình hồ sơ gia hạn nợ/ điều chỉnh kỳ hạn nợ theo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập biên bản họp (theo mẫu của ACB)
Bước 11: Chuyển nợ quá hạn Bước 12: Khởi kiện thu hồi nợ xấu
(a) Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do Loan CSR chuyển sang, ACBA/ Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA / Bộ phận xử lý nợ
(b) Trình tự thực hiện xử lý nợ quá hạn theo hướng dẫn của ACB.
Bước 13: Miễn, giảm lãi
(1) Khách hàng nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay
a. Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay, và có đề nghị gửi ACB, Loan CSR tiếp nhận hồ sơ.
(2) Thực hiện miến, giảm lãi vay
Bước 14: Thanh lý/ tất toán khoản vay