Nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 31 - 34)

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng khoản vay từ ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Việc có nhiều khách hàng đủ điều kiện vay, sử dụng vốn vay hợp lí, hiệu quả, thanh toán nợ và lãi đúng hạn sẽ làm cho hiệu quả cho vay được nâng cao. Những yếu tố từ khách hàng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay:

Năng lực kinh nghiệm quản lí kinh doanh của doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh phải có mọi phương án và tính đến mọi yếu tố có liên quan như vật liệu được cung cấp từ đâu, điều kiện giao thông vận tải có thuận lợi không, cơ sở hạ tầng như thế nào, hàng làm ra có tiêu thụ và cạnh tranh được không…Những điều đó cán bộ kinh doanh không hiểu biết sẽ dẫn tới làm ăn thua lỗ. Như vậy khi năng lực kinh doanh hạn chế thì các phương án kinh doanh là không phù hợp thực tế do đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp kém, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả cho vay.

Khả năng điều kiện hiện tại của khách hàng

Xét trên khía cạnh trả nợ của khách hàng thì hiệu qur sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới quan trọng. Khả năng trả nợ của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn, vì đặc trưng của cho vay ngắn hạn là thời gian khoản vay ngắn, do đó để đảm bảo hiệu quả cho vay, ngân hàng chỉ

bỏ vốn vào những dự án khả thi, phù hợp với tình hình tài chính, điều kiện thực tế của doanh nghiệp để có thể thu được lợi nhuận.

Đạo đức của người đi vay

Các ngân hàng sẽ quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận yếu tố liên quan đến tính chân thật của người vay trong việc trả nợ. Tuy nhiên tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món cho vay đã được thực hiện. Rủi ro đạo đức xảy ra khi khách hàng sử dụng món vay vào mục đích khác nhiều rủi ro hơn. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay.

Môi trường pháp lý

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của Ngân hàng. Pháp luật được ban hành hợp lý, đồng bộ sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Ngân hàng và cả khách hàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho Ngân hàng và Doanh nghiệp…

Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh phát triển, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên, là cơ hội tốt cho các khách hàng đầu tư mở rộng sản xuất từ đó nhu cầu tín dụng của khách hàng cũng được tăng lên tương ứng, tạo điều kiện cho các NHTM mở rông hoạt động cho vay. Ngoài ra, khi nền kinh tế tăng trưởng vững mạnh sẽ làm cho giá cả được giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức kiểm soát được tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động và tránh được những thiệt hại cho Ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng.

Các chủ trương chính sách vĩ mô của Nhà nước

Các chủ trương chính sách của Nhà nước có tác động hết sức to lớn tới hoạt động cho vay của NHTM. Cụ thể, về phía NHTM thì chịu tác động trực tiếp từ các công cụ của chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu và tái chiết khấu…Về phía Doanh nghiệp thì bị tác động bởi những chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu.v.v...Do đó, nếu các chính sách này không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thì chắc chắn chất lượng cho vay của các NHTM cũng bị giảm sút.

Môi trường chính trị- xã hội

Một quốc gia có môi trường chính trị- xã hội ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư. Xã hội có ổn định thì nền kinh tế mới được phát

triển, bất cứ một sự biến động nào về chính trị hay xã hội cũng đều gây ra sự xáo động cho toàn bộ nền kinh tế. Do đó tác động đến hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay.

Các yếu tố bất khả kháng

Các khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể phải đối mặt với những yếu tố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… Những yếu tố này sẽ gây ra những tổn thất cho họ khiến cho việc trả nợ Ngân hàng bị suy giảm thậm chí là mất khả năng trả nợ. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu qủa cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w