Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ACB– chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 51 - 71)

I. Phân theo đối tượng

2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ACB– chi nhánh Huế

nhánh Huế

Tuy chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 5 năm nhưng ACB – CN Huế đã có những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn của chi nhánh ta đánh giá các chỉ tiêu sau:

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay ngắn hạn* Doanh số cho vay ngắn hạn * Doanh số cho vay ngắn hạn

 Qua bảng số liệu cho thấy: Doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm biến động tăng giảm không ổn định, trong đó năm 2008 có sự tăng trưởng cao nhất và năm 2009 có sự tăng trưởng không đáng kể cụ thể như sau: năm 2008 tăng lên 2.267.790(tr.đ) tương ứng tăng 402,91% so với năm 2007; trong khi đó năm 2009 giảm 1.560.138(tr.đ) tương ứng giảm 55,12% so với năm 2008. Điều này có thể lý giải rằng:

Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo kì hạn tại NHTM cổ phần Á Châu-CN Huế ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu +/- % +/- % 1.Tổng DSCV 657.278 2.996.209 1.468.000 2.338.931 355,85 -1.528.209 -51,00 2.Ngắn hạn 562.848 2.830.638 1.270.500 2.267.790 402,91 -1.560.138 -55,12 3.Trung dài hạn 94.430 165.571 197.500 71.141 75,34 31.929 19,28

(Nguồn : Phòng tín dụng – NHTM cổ phần Á Châu –CN Huế)

+ Năm 2008 sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh những thuận lợi mà sân chơi thế giới mang lại là những thách thức không thể lường trước hết được. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm đến với Việt Nam chúng ta ngày càng nhiều trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Nếu không muốn loại khỏi cuộc chơi công bằng cho tất cả mọi người và chỉ có kẻ mạnh mới có thể tồn tại thì không cách nào hết ngay từ bây giờ các doanh nghiệp trong nước mà cụ thể là các doanh nghiệp trong tỉnh Thừa Thiên Huế (vì chủ yếu là các DNVVN có quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp,…) muốn tăng khả năng cũng như năng lực cạnh tranh của mình bằng cách mở rộng quy mô hoạt động cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, mới mong có cơ hội tồn tại trong thời gian tới nếu không nói là bị phá sản. Để tạo ra thế mạnh cho chính doanh nghiệp hay là “sức đề kháng” của doanh nghiệp nâng lên một bậc trước tác động bên ngoài thì việc tìm đến với các NHTM trên địa bàn tỉnh để được vay vốn ngắn hạn cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh trở thành nhu cầu cấp thiết mà ngân hàng ACB là một địa chỉ đáng tin cậy. Bên cạnh đó năm 2008 một năm đầy biến động không mấy thuận lợi đối với công ăn việc làm của dân cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Cũng chính vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rấy nhiều khó khăn, người dân cần có những khoản tiền để trang trải cho những thiếu hụt do chi phí gia tăng trong thời kì lạm phát cao, bổ sung thêm nhu cầu vốn lưu động. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của

người dân cũng tăng lên. Về phía ngân hàng hoạt động cho vay gặp nhiều rủi ro hơn, vì thế để hạn chế rủi ro tín dụng CN Huế đã chuyển sang kênh cho vay mới thông qua việc mở sàn giao dịch vàng. Với sự khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế, mức tăng cao của DSCV năm 2008 đã phần nào thể hiện được nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ nhân viên trong việc cố gắng thúc đẩy hoạt động của ngân hàng. Trong bối cảnh chung của toàn hệ thống nền kinh tế nước ta thì mức tăng như vậy là rất đáng khích lệ.

Biểu 2.2 : Doanh số cho vay theo kì hạn

+Sang năm 2009 DSCV ngắn hạn biến động giảm so với năm 2008, mặc dầu DSCV năm 2009 thấp hơn năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, đạt giá trị là 1.270.500 triệu

đồng. Trước sự ảnh hưởng biến động kinh tế toàn cầu Chính phủ đã đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền đồng theo các hợp đồng tín dụng được ký và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình...), cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế dần dần vào ổn định, đời sống sản xuất kinh doanh của người dân có

nhiều khởi sắc, khả năng thu hồi vốn lưu động được cải thiện hơn, nên các doanh nghiệp có thể chủ động hơn về nguồn vốn lưu động. Ngoài ra trong giai đoạn này, Thừa Thiên Huế đang đẩy nhanh phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh trọng điểm của kinh tế Miền Trung với thế mạnh về du lịch. Các nhu cầu vốn ngắn hạn bổ sung cho vốn lưu động như mua sắm nguyên vật liệu, chi trả lương, thanh toán tiền hàng, chi phí sản

xuất,... cũng có sự gia tăng. Phải kể đến đóng góp của nhiều khách hàng thân thuộc như CTCP du lịch Tràng Tiền, CTTNHH Kinh Đô, khách sạn Hoàng Tuấn,CTTNHH Lê Quang ... Mặt khác, do đa số các doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh chưa khả thi, tài sản đảm bảo còn hạn chế,... nên không đáp ứng được các điều kiện vay vốn trung dài hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét đến nhu cầu vốn trung dài hạn của khách hàng để mua sắm máy móc, thiết bị, tài sản cố định, xây dựng nhà máy, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường mới,... thì có thể thấy rằng nhu cầu này cũng tương đối lớn.

+ Bên cạnh đó đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều là DNVVN nên hầu như rất ít đầu tư vào các dự án trung và dài hạn mà chủ yếu là các phương án vay vốn ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh nên tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn so với doanh số cho vay trung dài hạn (hơn 50% trong tổng DSCV).

Như vậy DSCV ngắn hạn trong giai đoạn 2007-2009 biến động tương đối không ổn định. Năm 2008 là năm nền kinh tế khủng hoảng trì trệ nhất nhưng DSCV lại cao nhất trong ba năm từ 2007-2009 thể hiện sự tăng trưởng tốt. Năm 2009 mặc dù DSCV giảm so với năm 2008 là do NHNN khuyến khích giảm tỷ lệ cho vay ngắn hạn tập trung đầu tư vào cho vay trung dài hạn. Có nghĩa rằng DSCV của năm 2009 giảm nhưng vẫn đảm bảo theo Thông tư số 15/2009 của NHNN và mức cho vay ngắn hạn có thể chấp nhận được.

*Doanh số thu nợ ngắn hạn

Ngân hàng tiến hành hoạt động cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động được từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Hoạt động cho vay tuy đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng song chứa đựng nhiều rủi ro. Bởi lí do này mà ngân hàng luôn chú ý theo dõi các khoản vay đến kì hạn trả nợ để thu vốn gốc và lãi cho vay. Nếu khách hàng vay vốn không trả được nợ đúng hạn sẽ dẫn đến ngân hàng không có nguồn để chi trả cho các chi phí hoạt động và nguy hiểm hơn là mất khả năng thanh toán.

Vì vậy việc giám sát chặt chẽ các đối tượng vay nhằm đảm bảo chất lượng các khoản vay là nhiệm vụ quan trọng tất yếu của ngân hàng. Chi nhánh từ khi đi vào hoạt động đã đôn đốc cán bộ tín dụng thu nợ cho vay và đạt được kêt quả sau:

Bảng 2.4: Doanh số thu nợ cho vay theo kì hạn tại NHTM cổ phần Á Châu-CN Huế ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu +/- % +/- % Tổng DSTN 613.350 2.981.379 1.384.340 2.368.033 386,08 -1.597.039 -53,57 1.Ngắn hạn 533.430 2.838.683 1.227.398 2.305.253 432,16 -1.611.285 -56,76 2.Trung dài hạn 79.916 142.700 156.940 62.780 78,56 14.240 9,98

(Nguồn : Phòng tín dụng – NHTM cổ phần Á Châu –CN Huế)

Nhìn chung doanh số thu nợ của cả Chi nhánh có những chuyển biến hết sức tích cực. Tình hình thu nợ ngắn hạn của qua các năm biến động tương ứng với doanh số cho vay ngắn hạn. Trong đó DSTN ngắn hạn năm 2008 có mức tăng cao nhất cụ thể là 2.838.683 triệu đồng tăng 2.305.253 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 432,16% nhưng năm 2009 giảm 1.611.285 triệu đồng tức là giảm 56,76% so với năm 2008. Điều này được giải thích rằng:

+ Doanh số thu nợ các khoản vay ngắn hạn là rất tốt, năm 2008 đạt mức 2.838.683 triệu đồng. Mặc dầu năm 2008 do tình hình hoạt động khách hàng cho vay gặp nhiều khó khăn, lãi suất có sự điều chỉnh tăng lên nên việc trả nợ đối với khách hàng tương đối không mấy thuận lợi nên trả các món nợ là điều khó khăn nhưng có mức cao như vậy là do các món nợ năm 2006 và năm 2007 hầu như qua các năm đều thu lại khá đầy đủ cả phần lãi và cả gốc. Đến năm 2009 doanh số thu nợ giảm 1.611.285 triệu đồng tức là giảm 56,76 % so với năm 2008 có thể được giải thích như sau : DSCV của năm 2009 cũng

tương ứng giảm so với năm 2008. Ngoài ra việc thu nợ luôn được thực hiện một cách ổn định và có sự chuyển biến hết sức khả quan qua các năm chứng tỏ rằng các hồ sơ khách hàng qua thẩm định và xét duyệt cho vay là đúng đắn. Qua những diễn biến tích cực của chỉ tiêu này cũng đã thể hiện phần nào được chất lượng thẩm định các hồ sơ vay vốn và việc xét duyệt cho vay là khá tốt nên khả năng thu hồi nợ của ngân hàng tương đối ổn định, phù hợp với tình hình thực tế.

+ Đối với thu nợ trung dài hạn do thực tế Chi nhánh mới đi vào họat động thời gian chưa dài nên các món nợ trung dài hạn mới chỉ thu được lãi và một phần gốc nên DSTN chưa cao. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ cũng như thẩm định các hồ sơ vay vốn. Sự gia tăng với tốc độ ngày càng lớn và ổn định như trên một phần là do trong thời gian vừa qua với xu thế chung hầu hết các khách hàng trên địa bàn thực sự làm ăn có lãi, thêm vào đó ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng tốt hơn.

Có thể nói rằng việc thu nợ luôn được thực hiện một cách ổn định và có sự chuyển biến hết sức khả quan qua các năm chứng tỏ rằng các hồ sơ khách hàng qua thẩm định và xét duyệt cho vay là đúng đắn, ngân hàng đã phục vụ được khách hàng tốt, việc thẩm định kỹ lưỡng giúp cho ngân hàng “chọn mặt gửi vàng” có hiệu quả. Thực tế cho thấy rằng khách hàng vay ngắn hạn tại Chi nhánh đều tuân thủ đúng lịch trình trả nợ theo đúng quy định của hợp đồng tín dụng và việc trả nợ có tính tự giác cao. Đây chính là kết quả trực tiếp của việc thẩm định năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng được thực hiện một cách có hiệu quả.

* Dư nợ cho vay ngắn hạn

Tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua cũng đạt được những kết quả hết sức khả quan. Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể: năm 2007 đạt 52,19%, năm 2008 đạt 41,89% và năm 2009 tỷ lệ này đạt 45,29%. Năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt giá trị 64.198 triệu đồng giảm 8.045 triệu đồng với tỷ lệ 11.14% so với năm 2007. Sang năm 2009 dư nợ cho vay ngắn

hạn tăng mạnh đạt giá trị 107.300 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ lệ 167,14% so với cuối năm 2008.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo kì hạn tại NHTM cổ phần Á Châu-CN Huế ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu +/- % +/- % Tổng dư nợ 138.410 153.240 236.900 14.830 10,71 83.660 54,59 1.Ngắn hạn 72.243 64.198 107.300 -8.045 -11,14 43.102 167,14 2.Trung dài hạn 66.167 89.042 129.600 22.875 34,57 40.558 145,55

(Nguồn : Phòng tín dụng – NHTM cổ phần Á Châu –CN Huế)

Biểu 2.3: Dư nợ cho vay ngắn hạn

Mặc dù dư nợ cho vay ngắn hạn biến động giảm vào cuối năm 2008 nhưng lại tăng mạnh vào cuối năm 2009, đây là những chuyển biến hết sức tích cực. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2008 giảm so với 2007 là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn lại tăng so với 2008 là do doanh số thu nợ ngắn hạn có tốc độ giảm nhiều hơn tốc độ giảm của doanh số cho vay ngắn hạn. Ngoài ra có được sự gia tăng dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009 là

do một mặt trong thời gian này số khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn trên địa bàn có phần gia tăng, mặt khác những hồ sơ vay mới này sau khi qua thẩm định đạt điều kiện thì được cấp duyệt cho vay. Điều này biểu hiện rõ hiệu quả thực sự của công việc mà các nhân viên thẩm định đang làm là quản lí và phát triển khách hàng. Chính kết quả thẩm định có độ tin cậy cao đã góp phần mở rộng hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt là dư nợ tín dụng ngắn hạn.

Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay ( chiếm gần 50% ), đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Mặt khác Chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố, trong khu vực đông dân cư, nơi tập trung đông các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, đặc biệt các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sản xuất mang tính thời vụ. Với đặc điểm như vậy thì cho vay ngắn hạn không những đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn, khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đó là cơ sở để cho vay ngắn hạn tại ACB- CN Huế phát triển.

Xét dư nợ cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Cùng với xu hướng chuyển đổi của nền kinh tế, hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng xét theo khía cạnh đối tượng khách hàng cũng có sự biến động, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là các khoản vay từ khách hàng cá nhân với khoảng trên 70%. Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn, năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn KHCN đạt giá trị 52.206 triệu đồng giảm 6.336 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn KHCN đạt giá trị 69.989 triệu đồng tăng 17.783 triệu đồng tương ứng 34,06% so với năm 2008. Một trong những nguyên nhân làm tăng dư nợ cho vay ngắn hạn KHCN đó là số lượng các hộ kinh doanh cá thể, DNTN trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn. Do vậy mà số lượng các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, đặc biệt là các DNTN tìm kiếm nguồn vốn vay ngân hàng tăng lên, từ đó gia tăng dư nợ của Chi nhánh.

Biểu 2.4 : Dư nợ cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Dư nợ cho vay ngắn hạn KHDN năm 2008 đạt giá trị 11.992 triệu đồng biến động giảm với tỷ lệ 12,47% vào cuối năm 2008, ngân hàng với chính sách thắt chặt tín dụng do e ngại rủi ro khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đã phần nào làm dư nợ cho vay ngắn hạn đối với KHDN năm 2008 có vẻ chững lại so với năm 2007. Đến cuối năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn đối với KHDN lại tăng cao đạt giá trị là 37.311 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ lệ 211,13% so với năm 2008. Sở dĩ vậy là do năm 2009 Chính phủ đưa ra chính sách kích cầu tiêu dùng để khắc phục tình trạng suy giảm nền kinh tế. Ngày

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 51 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w