Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Á châu-chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 74 - 77)

I. Phân theo đối tượng

2.5. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Á châu-chi nhánh Huế

Ngân hàng Á châu-chi nhánh Huế

2.5.1.Nguyên nhân từ phía nền kinh tế, môi trường pháp lý

- Giai đoạn 2007 - 2009, nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát gia tăng làm cho giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào tăng cao như xăng dầu, lương thực, vật liệu xây dụng..., từ đó hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn, ứ đọng vốn do hàng không bán được, ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Các khoản nợ này bị chuyển thành nợ quá hạn làm cho giá trị khoản mục nợ quá hạn tăng mạnh vào cuối năm 2008.

- Thông tin tín dụng do CIC cung cấp chưa được cập nhật kịp thời, chính xác và nhanh chóng. Đối với hoạt động cho vay thì thông tin CIC phục vụ rất hiệu quả cho công tác điều tra, thẩm định khách hàng vay vốn, lập tờ trình thẩm định khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp CIC không cập nhật chính xác và kịp thời, ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng.

2.5.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng

-Điều kiện cho vay của các ngân hàng luôn được quy định chặt chẽ, đòi hỏi khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng yêu cầu. Hiện nay, do đặc thù kinh doanh của khách hàng đặc biệt khách hàng cá nhân mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa thật sự minh bạch nên rất khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp tín dụng.

- Phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không rõ ràng, tính khả thi thấp, các thông tin tài chính về phương án có độ tin cậy thấp; trình độ quản lý, thực hiện dư án của khách hàng yếu nên nhiều cơ sở kinh doanh không thể cạnh tranh tốt trên thị trường, từ đó dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, ảnh hưởng đến việc nguồn tiền trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra do quy mô vốn nhỏ, giá trị TSĐB thấp nên khách hàng không đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng.

- Ngoài ra, tâm lý người dân Huế cũng khá e dè với các NHTM ngoài quốc doanh nên việc tìm kiếm, thuyết phục, lôi kéo các khách hàng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong công tác huy động vốn, tiếp thị cho vay các DNTN, cơ sở kinh doanh có uy tín.

2.5.3.Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

 Chính sách tín dụng của Ngân hàng chưa thực sự phù hợp

- Các chính sách tín dụng ở Ngân hàng Á châu thường do Hội sở chính đặt ra và áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống, do đó nó có thể không phù hợp với thực tế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Định giá tài sản đảm bảo: trong công tác thẩm định TSĐB giá trị tài sản của khách hàng nhiều lúc được định giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, làm cho nhu cầu tín dụng của khách hàng không được phê duyệt.

- Quy trình giải quyết hồ sơ tín dụng hiện nay còn hạn chế ở một số khâu:

+ Tuy đã chuyên môn hóa công việc nhưng do đội ngũ nhân sự còn thiếu nên hiện tại một số cán bộ phân tích tín dụng phải làm nhiều khâu từ việc tiếp thị, tiếp xúc khách hàng cho đến khâu thẩm định khách hàng vay...

+ Hạn mức phê duyệt của Giám đốc chi nhánh Huế (chuyên viên phê duyệt) còn hạn chế ( 100 triệu đồng). Do đó các nhu cầu tín dụng lớn hơn hạn mức phê duyệt của Giám đốc chi nhánh thì phải thông qua sự phê duyệt của Ban tín dụng Hội sở, từ đó kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ.

+ Đối với việc thẩm định tài sản đảm bảo, hiện tại Chi nhánh chưa có đủ thông tin để xây dựng bảng giá đất thị trường, việc định giá phụ thuộc vào giá của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, trường hợp lớn hơn giá do UBND tỉnh quy định có căn cứ thuyết minh đều phải xin ý kiến của Hội đồng thẩm định tài sản làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng.

 Công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng tại Ngân hàng Á châu chi nhánh Huế hiện nay chưa chặt chẽ, các khoản vay nhỏ thường được bỏ qua khâu này, việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi khách hàng trễ hạn thanh toán nhiều kỳ. Do thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng không được công bố hoặc công bố thiếu khách quan nên nhân viên tín dung rất khó khăn trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

 Hoạt động Marketing ngân hàng chưa được quan tâm. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì marketing không chỉ đóng vai trò nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng mà còn tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Do đó, chi nhánh cần tăng cường đội ngũ PFC để chủ động tìm đến khách hàng, tiếp thị sản phẩm và nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

 Chi nhánh Huế ra đời khá muộn so với các NHTM khá trên địa bàn, nên việc tìm kiếm khách hàng của Chi nhánh vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của Sacombank, DongA Bank, Vietcombank, Agribank. Do cạnh tranh nên giữa các TCTD đã không có sự hợp tác lẫn nhau, dẫn đến tình trạng thông tin tín dụng của khách hàng bị che đậy, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

Việc đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân phát sinh những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh là cơ sở để Ngân hàng đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn, đồng thời là tiền đề để Ngân hàng xác định phương hướng kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w