Đối với việc đa dạng hoá nghiệp vụ để tăng vốn điều lệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP pot (Trang 95 - 97)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.Đối với việc đa dạng hoá nghiệp vụ để tăng vốn điều lệ

3. Một số kiến nghị đối với Nhàn ước và các Bộ, ngành liên quan 1 Đối với việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng

3.2.Đối với việc đa dạng hoá nghiệp vụ để tăng vốn điều lệ

3.2.1.Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

Thứ nhất, Nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh và phát triển nghiệp vụ của các NHTM như:

- Sớm sửa đổi pháp lệnh kế toán thống kê, bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán ghi sổ phù hợp với những dịch vụ tài chính - ngân hàng thực hiện bằng công nghệ quản lý, thanh toán qua hệ thống vi tính - điện toán theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chứng từ của ngân hàng điện tử, chữ ký điện tử.

- Cần quy định rõ bằng pháp luật đối với các chứng từ, hoá đơn thanh toán dịch vụ ngân hàng do NHNN quản lý và ban hành mẫu biểu thống nhất, không dùng hoá đơn mua bán hàng hóa thông thường do Bộ Tài chính ban hành như các doanh nghiệp khác. Đồng thời, ban hành chếđộ khấu hao nhanh các trang thiết bị thuộc hệ thống ngân hàng.

- Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định chếđộ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Cụ thể:

- Cho phép các NHTM được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác (trong đầu tư hiện đại hoá kỹ thuật công nghệđể phát triển các dịch vụ ngân hàng quan trọng và thiết yếu). Ngoài việc dùng vốn tự có đểđầu tư, đề nghị Chính phủ cho phép các NHTM vay vốn dài hạn như các doanh nghiệp khác.

- Tăng vốn điều lệ và cấp vốn cho NHTM đầu tư công nghệ hiện đại. - Cho phép NHNN phối hợp với Bộ tài chính thành lập “Quỹ hiện đại hóa ngân hàng” để tập trung nguồn tài chính đầu tư cho việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Vốn thành lập quỹ có thể lấy một phần từ NSNN, một phần từ phát hành trái phiếu trung dài hạn có khả năng chuyển đổi và cấp trở lại.

Thứ ba, cần có chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển bưu chính viễn thông và Internet, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện đa dạng hoá nghiệp vụ.

- Trước mắt, sớm có Nghị định về thanh toán qua ngân hàng thay thế

Nghịđịnh số 91/ CP ngày 25/11/1993 về thanh toán không dùng tiền mặt đã

quá lạc hậu. Đồng thời, Chính phủ cần cho phép NHNN thay đổi mệnh giá đồng tiền phát hành, phát hành thêm tiền kim khí để có thể sử dụng được qua các máy tựđộng.

- Cần quan tâm phát triển bưu chính viễn thông và Internet để khuyến khích phát triển thương mại điện tử và các dịch vụ ngân hàng qua mạng.

3.2.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, NHNN cần bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng.

- Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn (dưới luật) về hoạt động ngân hàng để các NHTM thực hiện.

- Sửa đổi và hoàn thiện cơ chế thanh toán để đáp ứng yêu cầu đổi mới các cơ chế nghiệp vụ khác; ban hành cơ chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử (thẻ tín dụng, thẻ điện tử…) nhằm giúp các NHTM nhanh chóng triển khai các dịch vụ thanh toán thẻ có hiệu quả. NHNN cần thành lập Hiệp hội thẻ Việt Nam trực thuộc NHNN như một tổ chức quản lý,

Thứ hai, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý các Trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN.

- NHNN cần tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không

dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP pot (Trang 95 - 97)