I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY
2. Nội dung chính của chương trình cải cách từn ăm 1998 đến nay 1 Xử lý nợ tồn đọng trên cơ sở phân loại và đ ánh giá chính xác kh ố
lượng nợ của các NHTM quốc doanh
Là các khoản nợ tồn đọng còn dư nợ đến thời điểm 31/12/1998 tại các
NHTM quốc doanh.
2.1.2. Nguyên tắc xử lý
Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
-Phải bảo đảm vững chắc để không tái diễn, không gây mất ổn định hoạt động của hệ thống NHTM và nền kinh tế.
-Việc bán tài sản nợ tồn đọng trên thị trường phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định hiện hành của pháp luật, hạn chế tổn thất và ngăn chặn tiêu cực phát sinh.
-Gắn việc xử lý nợ tồn đọng của các NHTM với việc lành mạnh hoá tài
chính của DNNN.
2.1.3. Hình thức xử lý
Các NHTM tiến hành xử lý các khoản nợ tồn đọng theo hình thức đã được phê duyệt trong các Đề án cải cách đối với từng ngân hàng, theo từng nhóm nợ. Theo các đề án này, các NHTM quốc doanh đã xác định được số nợ cần xử lý đến 31/12/2000 theo từng nhóm nợ và dự kiến sẽ hoàn thành việc xử lý nợ vào năm 2003.
2.2. Cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM quốc doanh
Mục tiêu của việc bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM quốc doanh là giúp các ngân hàng từng bước đạt được tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn (8%) nhằm tăng cường năng lực tài chính, làm cơ sở cho các NHTM quốc doanh mở rộng hoạt động, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị cho tiến trình hội nhập vào thị trường tài chính của khu vực và thế giới.
2.3. Tái cơ cấu các NHTM cổ phần
Nhà nước tiến hành tái cơ cấu các NHTM cổ phần nhằm hình thành những ngân hàng hoạt động an toàn, vốn điều lệ cần được tăng cường ở quy mô lớn, chất lượng hoạt động tín dụng tốt, có uy tín và công nghệđủ sức cạnh
tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.