II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
1. Giải pháp vĩ mô
1.3. Hình thành thị trường bất động sản để giải quyết các khoản nợ đọng có tài sản đảm bảo
đọng có tài sản đảm bảo
Việc nhận tài sản đảm bảo là bất động sản là nghiệp vụ kinh doanh rất
phổ biến ở tất cả các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, khi khách hàng không có
khả năng trả nợ và ngân hàng phải bán các tài sản đó để thu hồi nợ thì lại phải đối mặt với không ít khó khăn, chủ yếu là khó khăn về hồ sơ pháp lý của tài sản. Hầu hết các tài sản bảo đảm là giá trị QSDĐ hay tài sản có liên quan đến đất đều không có giấy chứng nhận quyền sử dụng hay quyền sở hữu. Mặt khác, Việt Nam chưa có một định chế hợp pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến các tài sản là bất động sản. Vì vậy, việc hình thành thị trường bất
động sản là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với việc xử lý các khoản nợ khó đòi của ngân hàng.
Chính phủ cần nhanh chóng xúc tiến việc thành lập một thị trường bất động sản hoạt động với quy mô lớn và được các cơ quan chức năng theo dõi, quản lý đểđảm bảo chất lượng và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nói chung và các ngân hàng nói riêng. Nếu không có một thị trường bất động sản như vậy thì việc xử lý các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng sẽ rất khó thực hiện. Để làm được điều đó, trước hết Chính phủ phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sau:
- Chỉđạo việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tất cả những người dân, doanh nghiệp đang sử dụng đất hoặc tài sản liên quan đến đất để giúp các NHTM hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho các tài sản đảm bảo là bất động sản.
- Hình thành một cơ quan tư vấn vềđịnh giá bất động sản vì trên thực tế việc định giá khởi điểm nhà ở, giá chuyển QSDĐ hoặc giá bán quá cao so với giá thị trường nên người mua không thể mua được, do đó ngân hàng không thể phát mại được.
- Nhà nước cần tiến hành xem xét việc quy định về định giá giá trị QSDĐ khi thế chấp vay vốn của các NHTM theo giá Nhà nước hoặc chính quyền tỉnh, thành phố quy định.
- Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật cho phép người nhận thế chấp được toàn quyền xử lý tài sản thế chấp theo thoả thuận ban đầu khi cho bên thế chấp vay vốn.
1.4. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra giám sát của Nhà nước, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành hữu quan để giải quyết dứt điểm