0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

KINH NGHIỆM CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP POT (Trang 29 -34 )

1. Trung Quốc

Hệ thống NHTM của Trung Quốc có nhiều nét đặc trưng giống với hệ thống NHTM Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các hoạt động của khu vực Ngân

hàng Trung Quốc đều xoay quanh 4 NHTM quốc doanh là Ngân hàng Công

thương Trung quốc, Ngân hàng Trung quốc (Bank of China), Ngân hàng Viễn thông (Bank of Communications)Ngân hàng Nông nghiệp. Bốn ngân hàng này nắm giữ tới 70% tài sản của toàn hệ thống ngân hàng, với gần 150.000 chi nhánh và hơn 1,5 triệu nhân công. Cũng như Việt Nam, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay của các NHTM quốc doanh là các khoản nợ khó đòi. Theo tính toán của các quan chức ngân hàng Trung Quốc, tỷ lệ nợ khó đòi trong hệ

thống NHTM Trung Quốc hiện nay vào khoảng 25-30%.

Trước thực tế này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Ngân hàng

Nhân Dân Trung Hoa) đã có các văn bản buộc các NHTM quốc doanh dừng

vấn đề nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước đã thành lập 4 Công ty quản lý tài sản (AMC) nhằm mua lại các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng quốc doanh, đồng thời tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng để tiến hành tư nhân hoá. Cho đến nay, các công ty này đã mua lại được số nợ trị giá 400 tỷ nhân dân tệ (48 tỷ USD), cho dù con số này vẫn còn quá nhỏ so với số nợ thực tế cần được xử lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẽ không thể thay đổi được chính sách cho vay trước kia, bởi nếu cắt giảm tín dụng thì rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phá sản, nạn thất nghiệp sẽ gia tăng.

Chính vì vậy, vào đầu năm 2000, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định phát hành thêm trái phiếu Chính phủ và chỉ thị cho các ngân hàng phải đẩy mạnh cho vay nhằm thực hiện chính sách kích cầu. Nhưng việc Chính phủ thành lập các công ty quản lý tài sản không được coi là một giải pháp tối ưu.

Theo các chuyên gia ngân hàng Trung Quốc, các ngân hàng là người đã tạo ra

nợ khó đòi thì chính họ cũng phải là người giải quyết chúng do họ nắm rõ tại sao một khoản nợ trở thành nợ khó đòi, cũng như nguồn gốc của khoản nợđó. Hơn nữa, hoạt động của các công ty quản lý tài sản cũng không hoàn toàn độc lập. Trên thực tế, nhân viên của các công ty này được lấy từ chính các ngân hàng có nợ khó đòi nên họ sẽ không thể khách quan giải quyết những khoản nợ mà có thể do chính họ tạo ra.

Các nhà phân tích cho rằng những giải pháp của Chính phủ Trung Quốc đối với hệ thống ngân hàng quốc doanh mới chỉ giải quyết những triệu chứng của căn bệnh mà chưa nhằm vào những nguyên nhân gốc rễ. Chừng nào Chính phủ còn coi các ngân hàng như các tổ chức chính sách của mình chứ không phải các thực thể kinh tế thị trường thì công việc cải cách ngân hàng sẽ không thể nào phát huy tác dụng tối đa.

2. Ba Lan

Công cuộc cải cách hệ thống NHTM ở Ba Lan đã được tiến hành từ năm 1990. Năm 1991, Chính phủ Ba Lan đã chỉ đạo các ngân hàng không được

phép cho các doanh nghiệp chưa thanh toán hết các khoản nợ trước tiếp tục

vay. Ngoài ra, Chính phủđã thông qua Chương trình Cải cách ngân hàng và

Doanh nghiệp vào tháng 2/1993. Bộ Tài chính Ba Lan đã yêu cầu tất cả các ngân hàng phải tiến hành kiểm toán định kỳ theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm xác định các khoản nợ quá hạn. Theo chương trình cải tổ, các ngân hàng phải thành lập Ban giải quyết các khoản nợ và tiến hành giải quyết các khoản cho vay không sinh lời tính đến cuối năm 1991.

Đáng lưu ý là chính phủ Ba Lan còn áp dụng một loạt các biện pháp gián tiếp để giải quyết các khoản nợ. Năm 1992, nhân viên các ngân hàng được phép mua 20% số cổ phiếu của ngân hàng với một nửa giá khi ngân hàng đư-

ợc tư nhân hóa. Hơn nữa, 7 NHTM Ba Lan đã tham gia vào chương trình trợ

giúp kỹ thuật cùng với các ngân hàng nước ngoài để thúc đẩy việc xây dựng thể chế. Kinh nghiệm ở Ba Lan và ở các nước khác cho thấy sự trợ giúp kỹ thuật này là rất có lợi cho ngân hàng nhằm thay đổi thể chế tổ chức của hệ thống.

Chính phủ Ba Lan đã thực hiện việc tái cấp vốn cho các ngân hàng vào tháng 9/1993 đồng thời với việc cơ cấu lại các DNNN với mục tiêu xác định tổng số vốn tái cấp trên cơ sở các khoản vay không sinh lời từ cuối năm 1991. Nỗ lực này của Chính phủ nhằm hỗ trợ các ngân hàng giải quyết những vấn đề tồn tại và khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các dự án khả thi. Chương trình đã được kèm theo bằng một kế hoạch tư nhân hoá của 9 NHTM do kho bạc sở hữu. Ba Lan đã dùng phương pháp phục hồi dần dần để tái cơ cấu lại hệ thống NHTM của mình. Phương pháp này đã đem lại kết quả tốt

đẹp cho công cuộc cải cách ở Ba Lan và là bài học kinh nghiệm quý báu cho

quá trình cải cách NHTM Việt Nam .

3. Đài Loan

Đài Loan đã tiến hành mở cửa lĩnh vực ngân hàng từ năm 1990, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mới và cạnh tranh về giá diễn ra khá sôi động. Nhưng hiện nay, lĩnh vực ngân hàng Đài Loan đang trong tình trạng ảm

đạm với những vấn đề phức tạp nhất trong khu vực Châu Á do việc mở cửa đã đi quá xa. Đài Loan hiện có tới 52 tổ chức tín dụng trong khi dân số chỉ có 23 triệu người, trong đó 13 ngân hàng quốc doanh chiếm khoảng 55% thị phần, còn các ngân hàng khác chỉ chiếm 1-2% thị phần hoặc thậm chí ít hơn. Tuy tránh được khủng hoảng tài chính Châu Á nhờ nợ nước ngoài thấp nhưng các ngân hàng Đài Loan vẫn tiếp tục gia tăng các khoản vay không hiệu quả và những khoản vay này đã trở thành các khoản nợ xấu dưới tác động của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, các tài sản thế chấp trên thị trường bất động sản liên tục rớt giá khiến cho các tài sản thế chấp trong các ngân hàng không còn đủ thế nợ. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Đài Loan, nợ khó đòi tại các ngân hàng Đài Loan hiện chiếm khoảng 8% tổng cho vay. Tuy nhiên, các nhà phân tích tư nhân lại cho rằng con số này thực tế cao gấp đôi. Theo ước tính của Ernst&Young, một công ty dịch vụ Châu Á về chuyển nhượng nợ khó đòi, tỷ lệ nợ khó đòi của Đài Loan vào cuối năm 2002 có thể lên tới 15-200%, tương đương 20% GDP.

Trước tình hình trên, Đài Loan đang thực hiện một số bước đi đầu tiên trong nỗ lực làm trong sạch hệ thống ngân hàng, trước tiên là nỗ lực nhằm hỗ trợ vốn cho các ngân hàng. Một số tập đoàn dịch vụ tài chính chủ chốt của Đài Loan đã tiến hành huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế thông qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế. Cho đến nay, chỉ tính riêng hai tập

đoàn tài chính Cathay Financial Holding Co.Fubon Financial Holding

Co. đã phát hành được lượng trái phiếu quốc tế trị giá 1130 triệu USD. Bên cạnh đó, Chính phủĐài Loan cũng đã nới rộng các khoản chi từ các quỹ công cộng làm sạch các khoản nợ khó đòi thông qua việc cấp vốn cho Quỹ tái cơ cấu tài chính, được thiết lập dựa theo mô hình của Resolution Trust Corp. của Mỹ.

Trong khi đó, một số ngân hàng đã thông báo xoá nợ khó đòi hoặc chấp nhận bán các khoản nợ khó đòi cho các công ty trong nước và nước ngoài nhằm làm trong sạch bảng tổng kết tài sản của mình. Các khoản nợ khó đòi

được bán cho các chuyên gia khôi phục nợ thông qua một NHTM quốc doanh lớn thứ 4 Đài Loan là First Commercial Bank. Việc Chính phủ Đài Loan quyết định giải quyết các khoản nợ khó đòi là quyết định tích cực đối với quá trình cải cách hệ thống ngân hàng. Theo Ngân hàng United World Chinese Commercial Bank, tính đến nay, ngân hàng này đã giải quyết được 514 triệu USD nợ có vấn đề thông qua việc bán và xoá nợ.

Mặt khác, chính phủĐài Loan đã ban hành các luật mới tạo để giảm thuế và các ưu đãi khác đối với các hoạt động sáp nhập và mua lại của các NHTM.

Một luật mới đã được ban hành trong tháng 2/2002 cho phép các ngân hàng

sử dụng chứng khoán thay tiền mặt khi mua lại hoặc sáp nhập. Theo Chính phủĐài Loan, sáp nhập các ngân hàng là con đường dễ dàng nhất để các ngân hàng có thể bổ sung vốn và xây dựng lại vị thế cạnh tranh của mình.

Có thể thấy, hệ thống NHTM Việt Nam mặc dù ngày càng tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng hoạt động vẫn chưa cao. Đặc biệt, năng lực tài chính của hầu hết các NHTM đều chưa đạt tiêu chuẩn an toàn theo thông lệ quốc tế, thể hiện qua tỷ lệ nợ khó đòi chiếm cao trong tổng dư nợ tín dụng. Mặt khác, các NHTM Việt Nam cho đến nay cũng chưa có đủ số vốn điều lệ cần thiết để hoạt động an toàn và mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, với vai trò là lực lượng chính cung cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế và là chố dựa không thể thiếu, các NHTM Việt Nam cần phải được tái cơ cấu một cách toàn diện trên cơ sở điều kiện thực tế của mình và tham khảo kinh nghiệm cải cách của một số quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế mở cửa và nhanh chóng hội nhập tài chính quốc tế trong thời gian tới ./.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP POT (Trang 29 -34 )

×