I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY
1. Những thành tựu cải cách đã đạt được trong thời gian qua
1.1. Những nỗ lực cải cách NHNN và tác động đến quá trình cải cách NHTM NHTM
1.1.1. Cải thiện điều hành chính sách tiền tệ
Quá trình đổi mới các công cụ CSTT của NHNN từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp đã tác động rõ nét đến hoạt động cải cách các NHTM.
a. Về cơ chếđiều hành lãi suất đối với các NHTM
Trong thời gian qua, NHNN đã không ngừng đổi mới cơ chếđiều hành lãi suất. Việc đổi mới cơ chếđiều hành lãi suất theo hướng từng bước tiến tới tự do hoá lãi suất đã có tác động rất lớn đến tiến trình cải cách NHTM. Việc chuyển từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương đã tác động rõ nét đến các NHTM đang hoạt động thua lỗ sang hoạt động kinh doanh có lãi, tạo nền móng ban đầu để các NHTM thực hiện các bước cải cách có hiệu quả. Đồng thời, nỗ lực cải cách này của NHNN đã có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả đồng vốn vay, để bảo đảm trả nợ gốc và mức lãi cho ngân hàng.
Ngoài ra, việc thực hiện tự do hoá lãi suất tiền gửi và thực hiện quy định về trần lãi suất cho vay đã tăng thêm quyền chủđộng kinh doanh cho các NHTM, lãi suất tiền gửi được tự do quyết định dựa trên trần lãi suất cho vay do thống đốc NHNN quy định, tạo ra sự linh hoạt cho các NHTM thực hiện vai trò chu chuyển vốn của mình.
Bước cải cách gần đây nhất về cơ chếđiều hành lãi suất là thực hiện điều hành cơ chế lãi suất cơ bản đối với lãi suất cho vay VND và dựa vào lãi suất
SIBOR cộng phí đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ (từ 5/8/2000). Có thể nói đây là bước cải cách rất quan trọng trong tiến trình cải cách hệ thống
NHTM. Đặc biệt, ngày 30/5/2002, thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết
định số 546/2002/QĐ/NHNN về việc thực hiện Cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Đây được xem là một sự kiện đánh dấu bước chuyển căn bản trong cơ chếđiều hành lãi suất của NHNN, tạo ra một cơ chế lãi suất thuận lợi cho hoạt động của các NHTM. Cụ thể, các NHTM được chủđộng quyết định mức lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động trên từng địa bàn cụ thể và tương ứng với những món vay có tỷ lệ rủi ro cao hay thấp, chấm dứt tình trạng khách hàng có nhu cầu vay vốn cới lãi suất cao, nhưng ngân hàng không thể cho vay được vì kịch trần mặc dù hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng được chủđộng trong việc lựa chọn lãi suất cho vay của ngân hàng bất kỳ, góp phần giảm thiểu sự độc quyền trong vấn đề lãi suất của các NHTM. Trong môi trường hoạt động theo lãi suất thoả thuận, các NHTM buộc phải giảm thiểu các chi phí đầu vào, nâng cao các chất lượng dịch vụđầu vào để từ đó làm động lực thúc đẩy thực hiện thành công quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt Nam.
b. Về cải cách cơ chếđiều hành tỷ giá
Ngày 1/7/2002, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số
679/2002/QĐ-NHNN với nội dung chính là cho phép các TCTD kinh doanh
ngoại tệđược mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa đồng Việt Nam với đồng Đô la Mỹ từ 0,1% lên 0,25% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày. Tuy nhiên, khác với trước đây
là chỉ quy định tỷ lệ trần, quyết định mới đã quy định cả tỷ lệ tối thiểu (sàn - 0,25%). Việc mở rộng biên độ tỷ giá là một bước mở rộng dần điều hành gián tiếp và giảm bớt tính hành chính trong điều hành tỷ giá, tạo điều kiện cho các NHTM thực sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách tại các NHTM.
c. Các công cụđiều hành CSTT khác
Việc cải cách các công cụ CSTT khác như dự trữ bắt buộc (DTBB), tái cấp vốn, hình thành nghiệp vụ thị trường mở… cũng có những tác động đến chi phí hoạt động của các NHTM. Việc thay đổi quy chế DTBB từ quy định phải bảo đảm tỷ lệ DTBB tất cả các ngày trong tháng bằng việc đảm bảo DTBB bình quân trong kỳ đã tạo cho các NHTM linh hoạt nguồn vốn khả dụng của mình, qua đó tạo cơ hội đầu tư vốn hiệu quả, tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM. Ngoài ra, việc hạ thấp tỷ lệ DTBB từ 10% xuống còn 5% đã giảm được chi phí hoạt động của các ngân hàng, tăng lợi nhuận kinh doanh, cải thiện phần nào tình trạng thiếu vốn tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
1.1.2. Tăng cường thanh tra giám sát các NHTM
Những nỗ lực cải cách hoạt động thanh tra giám sát của NHNN cũng có
tác động rõ nét đến quá trình cải cách các NHTM Việt Nam. Các hoạt động
cải cách trong lĩnh vực này diễn ra mạnh mẽ từ năm 1998 đến nay, các quy chế giám sát cho hoạt động an toàn của các NHTM đã được ban hành. Sự hoàn thiện các quy định này theo Quyết định số 296, 297/1999 đã tạo ra sự chuyển hướng cho hoạt động của các NHTM theo hướng an toàn hiệu quả. Việc quy định đối với cơ chế ban hành tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các NHTM: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng 8% vốn tự có so với tổng tài sản Có, kể cả các khoản cam kết ngoài bảng buộc các NHTM phải có kế hoạch tăng vốn tự có, giảm bớt các khoản nợ xấu, nợ khó đòi hiện rất cao trong hệ thống
NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, để hỗ trợ việc cải cách các NHTM, NHNN
cũng đã ban hành quy chế giám sát từ xa nhằm hạn chế những nguy cơ mất an toàn của toàn hệ thống trong khi tiến hành cải cách.
1.1.3. Đổi mới cơ chế chính sách đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM
Để cải thiện hoạt động kinh doanh tại các NHTM, thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN đã ban hành hàng loạt các cơ chế chính sách mới như: cơ chế tín dụng, lãi suất, bảo đảm tiền vay, thanh toán, an toàn trích lập rủi ro, kinh doanh ngoại hối. Những quy định mới này đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các NHTM, tạo sự chủ động cho các NHTM tiếp cận thị trường, mở rộng đối tượng cho vay, tăng thu nhập và tiến tới tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng. Đặc biệt,
ngày 31/12/2001, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quy chế cho vay
kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (Quy chế cho vay mới), có hiệu lực thi hành từ 01/02/2002 và thay thế Quy chế cho vay ban hành kèm
theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2002. Quy chế này ra đời
đã tạo được hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của các TCTD nói
chung và các NHTM nói riêng. Nếu như quy chế trước đây chỉ cho phép các
TCTD cho vay vốn đối với cá nhân và pháp nhân Việt Nam thì quy chế mới
đã bổ sung thêm khách hàng được vay vốn tại TCTD là cá nhân và pháp nhân
nước ngoài.
1.2. Những thành tựu cải cách NHTM đã đạt được trong thời gian qua qua
Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam, đầu năm 2000, NHNN và cơ quan chức năng đã chuẩn bị một chương trình hành động
trọn gói áp dụng cho cả khu vực NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần bên
cạnh kế hoạch xây dựng riêng cho từng khu vực trong hai năm 1998-1999. Cho đến nay, kế hoạch tái thiết hệ thống NHTM Việt Nam đã đi được những bước cơ bản đầu tiên và cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
1.2.1. Khu vực các Ngân hàng thương mại quốc doanh
Trong những năm qua, các NHTM quốc doanh Việt Nam đã thực sự lực lượng nòng cốt trong hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy đã góp phần cùng toàn ngành ngân hàng đạt một số thành tựu quan trọng nhưng hoạt động của các NHTM quốc doanh vẫn còn
nhiều tồn tại như: vốn điều lệ thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao, tổ chức điều hành còn yếu kém…Trước thực trạng này, tháng 6/1999, Chính phủ đã tiến hành xây dựng chiến lược củng cố và phát triển các NHTM quốc doanh nhằm cải thiện hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Dựa trên đánh giá tín nhiệm
của các NHTM quốc doanh theo thông lệ quốc tế, NHNN cũng đã xây dựng
đề án trình Chính phủ về củng cố NHTM quốc doanh và được Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 1999. Các NHTM quốc doanh cũng tiến hành xây dựng đề án cơ cấu của riêng mình và đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2001. Trên thực tế, các hoạt động cải cách khu vực NHTM quốc doanh đã được thực hiện từ năm 1998 nhưng cho đến năm 1999, các kế hoạch cải cách cụ thể mới được xây dựng. Theo kế hoạch của Chính phủ và NHNN, hoạt động cải cách khu vực NHTM quốc doanh sẽ tập trung vào giải quyết hai vấn đề lớn, đó là: bổ sung vốn điều lệ và xử lý nợ tồn đọng. Tuy nhiên, cũng phải đồng thời tiến hành chấn chỉnh lại công tác tổ chức điều hành và quản lý tại các
NHTM quốc doanh.
1.2.1.1. Vấn đề bổ sung vốn điều lệ.
Nhưđã tìm hiểu ở Chương I, vốn tự có tại các NHTM quốc doanh hiện vẫn còn rất thấp, không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn trong kinh doanh tiền tệ. Theo thông lệ quốc tế, để đảm bảo mức độ an toàn vốn thì các chỉ tiêu thể hiện trong Bảng 6 tối thiểu phải đạt 8%. Trong khi đó, nếu các ngân hàng trên có gộp cả quỹ dự phòng rủi ro của vốn vào vốn điều lệ và gọi chung là vốn điều chỉnh thì tỷ lệ vốn/tổng tài sản cũng chưa vượt quá 3,5% và tỷ lệ vốn/tổng dư nợ tín dụng cũng không quá 7%. Vì vậy, Chính phủ đã quyết định sử dụng nguồn tái cấp vốn để tăng vốn điều lệ cho các NHTM quốc doanh nhằm nâng tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản đạt mức an toàn tối thiểu là 8%.
Bảng 6: Tỷ lệ an toàn vốn của một số NHTM quốc doanh Việt Nam giai
đoạn 1998-2000