Yêu cầu cấp bách của việc cải cách các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP pot (Trang 25 - 29)

II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC CẢI CÁCH NHTM VIỆT NAM 1 Bối cảnh kinh tế xã hội của việc cải cách NHTM

2. Yêu cầu cấp bách của việc cải cách các NHTM Việt Nam

Trong một giai đoạn lịch sử mà môi trường quốc tế và bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước có nhiều đặc thù như trên, việc đổi mới hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam được coi như điều kiện và động lực đảm bảo cho công cuộc phát triển kinh tếđất nước và nhanh chóng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

1.1. Yêu cầu chủ quan

Yêu cầu tiến hành cải cách các NHTM Việt Nam trước tiên xuất phát từ chính bản thân hệ thống NHTM. Lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng ở nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường và đã đạt được những kết quả bước đầu. Hai luật về ngân hàng được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực ngày 1/10/1998 đã từng bước đáp ứng yêu cầu thiết lập hành lang pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, xây dựng ngày một tốt hơn hệ thống chính sách và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Hệ thống các NHTM Việt Nam với nhiều thành phần tham gia, nhiều loại hình sở hữu đã góp phần phục vụ nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế, trong đó

quan trọng nhất là khu vực các NHTM quốc doanh.

Theo tính toán của WB, đến tháng 8/2002, chỉ riêng 4 NHTM quốc doanh lớn của Việt Nam đó là: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NHĐT&PT và NHNN&PTNT Việt Nam đã cung cấp 72,1% lượng vốn cần thiết cho nền kinh tế. Các TCTD khác chỉ đóng góp

27,9% (10). Mặt khác, kể từ khi ra đời, hệ thống NHTM Việt Nam đã đóng vai trò là trung gian thanh toán cho nền kinh tế, đảm bảo cho mọi giao dịch trong nước và quốc tế diễn ra thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tếđất nước. Tất cả những điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng của các

NHTM quốc doanh nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung đối với

sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục hoạt động an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn trong thời kỳ mới của nền kinh tế thì nhất thiết phải có sự cải tổ một cách sâu sắc và đầy đủ hơn hệ

thống NHTM Việt Nam.

Nhưđã đề cập ở phần trên, hệ thống các NHTM hiện nay đang gặp phải những khó khăn lớn. Khó khăn dễ nhận thấy nhất đó là quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn nhỏ, đặc biệt là ở các NHTM cổ phần. Một số ngân hàng có mức vốn điều lệ chỉ tương đương 100 triệu USD. Với quy mô vốn nhỏ hẹp, các NHTM Việt Nam không có điều kiện phát triển hoạt động và các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, mạng lưới chi nhánh và các sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn nhỏ hẹp. Nghiêm trọng hơn là tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu tồn đọng đã lên tới mức báo động, không còn đảm bảo hoạt động an toàn cho toàn bộ hệ thống NHTM. Hoạt động cho vay theo chỉđạo vẫn còn lẫn lộn với hoạt động cho vay thương mại đã hạn chế rất nhiều tính linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tất cả những khó khăn trên đã dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM không cao, không đáp ứng được nhu cầu vốn để phát triển đất nước. Nếu không sớm khắc phục những tồn tại này sẽ gây hậu quả xấu đến hoạt động của nền kinh tế và ổn định xã hội, làm giảm tích luỹ nội bộ của nền kinh tế cũng như làm cho các nguồn vốn đầu tư không đến được nơi có nhu cầu. Do đó, việc cải tổ hệ thống NHTM Việt Nam đang là đòi hỏi cấp thiết của nền

kinh tế nước ta trước yêu cầu đặt ra từ bản thân các NHTM, từ nền kinh tế thị trường.

1.2. Yêu cầu khách quan

Cải cách hệ thống NHTM Việt Nam là yêu cầu cấp thiết để các NHTM có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam đang từng bước chuyển nhanh sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nhanh chóng thay đổi phong cách và phương thức phục vụ, từng bước phát triển và thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phục vụđắc lực cho chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đổi mới về chính sách kinh tế, hệ thống NHTM đã có rất nhiều loại hình khác nhau với số lượng không nhỏ, trong đó

có các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Sau một số năm hoạt

động, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đã từng

bước xâm nhập vào thị trường khách hàng Việt Nam, hoạt động kinh doanh

dần bù đắp được chi phí và có lãi. Tính đến hết Quý I/2002, đã có 22/25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài có số lãi cao lên tới hàng trăm tỷđồng và cả 4 ngân hàng liên doanh đều có lãi. Thực tế cho thấy, mặc dù thị phần về cho vay tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng trong nước vẫn chiếm tới trên 70% trong toàn hệ thống nhưng chất lượng hoạt động tín dụng còn thấp hơn nhiều so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh. Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ của khối NHTM trong nước vào khoảng 10% thì ở khối ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh chỉ vào khoảng 0,5% (11).

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng còn kém, vốn của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng nước ngoài còn thấp. Trên thực tế, vốn điều lệ

của 6 NHTM quốc doanh Việt Nam và 36 NHTM cổ phần chỉ vào khoảng

10.000 tỷđồng trong khi đó chỉ trên 20 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 4

ngân hàng liên doanh đã gần 7.000 tỷđồng. Ngoài vốn, chất lượng hoạt động của các ngân hàng nước ngoài còn hơn hẳn các ngân hàng trong nước về công nghệ, kỹ thuật và đặc biệt là khả năng quản lý.

Như vậy, có thể nói khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế và trước mắt là việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (7/2000), gia nhập WTO là hết sức khó khăn. Theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý một nguyên tắc chung và những cam kết cụ thể - một lộ trình cho hoạt động của các ngân hàng Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo đó, lộ trình này được thực hiện như sau: sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu

lực, các ngân hàng Hoa Kỳđược phép thành lập ngân hàng 100% vốn Hoa Kỳ

tại Việt Nam. Trong thời gian 9 năm đó, cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ liên doanh với các đối tác Việt Nam trong đó tỷ lệ góp vốn từ 30-49% vốn pháp

định của liên doanh, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép huy động VND dần

dần đến mức không hạn chế. Sau 3 năm, các ngân hàng Hoa Kỳ còn được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong nước về chiết khấu, mua bán ngoại tệ có kỳ hạn như các ngân hàng trong nước; sau 8 năm được phép phát hành thẻ tín dụng, được cài đặt máy rút tiền tự động (ATM)… (Phụ lục G). Với những cam kết trên, chắc chắn hoạt động của các ngân hàng nước ngoài nói chung và các ngân hàng Hoa Kỳ nói riêng sẽ gặp thuận lợi hơn hiện nay rất nhiều và các ngân hàng này sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các NHTM Việt Nam.

Hơn nữa, khách hàng truyền thống và chủ yếu của các NHTM trong nước là các Tổng công ty 90-91, các doanh nghiệp lớn, nguồn vốn huy động, cho vay cũng tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, đối tượng này lại đang là đích ngắm của các ngân hàng nước ngoài. Với lợi thế về vốn, về dịch vụ hoàn hảo và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong cơ chế

thị trường, các ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế trong cuộc

chiến tranh lôi kéo khách hàng với các NHTM trong nước. Nếu các NHTM

trong nước không tiến hành cải cách đổi mới hoạt động thì tất yếu sẽ tụt lại phía sau và thất bại ngay trên “sân nhà”.

Như vậy, trước xu thế hội nhập hoạt động ngân hàng nước ta với cộng đồng quốc tế, trực tiếp là thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, chuẩn bị gia nhập WTO, vấn đề cấp bách hiện nay đối với các NHTM Việt Nam là phải tiến hành cơ cấu lại để tiếp tục hoạt động hiệu quả và nâng cao khả năng

cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt Nam và các

ngân hàng trong khu vực. Đó là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

III. KINH NGHIỆM CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP pot (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)