Đặc điểm lao động của công ty giai đoạn 2007 – 2010.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên cao su hà tĩnh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 49)

- Bảo vệ người lao động:

2.2.1Đặc điểm lao động của công ty giai đoạn 2007 – 2010.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

2.2.1Đặc điểm lao động của công ty giai đoạn 2007 – 2010.

Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2007 – 2010.

Đơn vị: Số lượng: Người; Tỷ trọng: %

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng số lao động 1009 100 1074 100 1150 100 1310 100 Theo giới tính Nam 670 66.40 707 65,83 708 61,57 798 60,92

Nữ 339 33,60 367 34,17 442 38,43 512 39,08

Theo tính chất công việc

Lao động gián tiếp 108 10,70 125 11,64 132 11,48 232 17,71 Lao động trực tiếp 901 89,30 949 83,36 1018 88,52 1078 82,29 Theo trình độ Lao động phổ thông 846 83,85 892 83,05 996 86,61 1050 80,15 Trung cấp 116 11,50 135 12,57 110 9,57 210 16,03 Đại học, Cao đẳng 47 4,65 47 4,38 44 3,82 50 3,82 Thạc sỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo của BCH công đoàn công ty khóa V tại đại hội đại biểu công đoàn công ty khóa VI nhiệm kỳ 2010 – 2013.

Bảng 2.4: So sánh tình hình lao động của công ty giai đoạn 2007 – 2010. Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % +/- % Tổng số lao động 65 6,40 76 7,08 160 13,91 Theo giới tính Nam 37 5,52 1 0,14 90 12,7 Nữ 28 8,26 75 20,44 70 15,84

Theo tính chất công việc

Lao động gián tiếp 17 15,74 7 5,6 100 75,76

Theo trình độ

Lao động phổ thông 46 5,44 104 11,66 54 6,03

Trung cấp 19 16,38 (25) (18,52) 100 90,91

Đại hoc, Cao đẳng 0 0 (3) 6,38 6 13,64

Thạc sỹ 0 0 0 0 0 0

Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Số liệu do tác giả tính toán.

Từ số liệu thu thập được ở bảng 2.3 và bảng 2.4 trên đây cho thấy số lượng lao động của công ty TNHH một thành viên Cao Su Hà Tĩnh không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2007, tổng số lao động của công ty là 1009 người. Bước sang năm 2008, số lao động của công ty là 1074 người, số lao động tăng thêm 65 người (Tức là tăng thêm 6,4%) so với năm 2007. Đây là một số lao động không nhỏ được tuyển dụng thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng được mở rộng của công ty, đặc biệt việc thành lập mới nhà máy chế biến gỗ là nguyên nhân chính của số lao động tăng thêm này. Tính đến hết tháng 12 năm 2009, số lượng lao động đã lên đến 1150 lao động, tăng 76 người (Tức là tăng 7,08%) so với năm 2008. Bước sang năm 2010, công ty mở rộng sản xuất, nhu cầu về lao động tăng lên, số lao động được tuyển thêm vào là 160 người (tức là tăng 13,91%) đưa tổng số lao động của công ty tính đến hết tháng 12 năm 2010 là 1310 người.

- Xét về giới tính: Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy lao động nam trong công ty luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn lao động nữ và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên theo từng năm. Năm 2007, công ty có 670 lao động nam chiếm hơn một nửa trong tổng số lao động (66,40%), còn lao động nữ chỉ gồm 339 người chiếm 33,60%. Đến năm 2009, số lượng lao động nam lên đến 708 người (Chiếm

61,57% trong tổng số lao động của công ty) tăng 1 người (0,14%) so với năm 2008. Sang năm 2010 số lao động nam tăng thêm 90 người tương đương với lượng tăng tương đối là 12,7% đưa tổng số lao động nam tính đến hết tháng 12/2010 là 798 chiếm 60,92%. Còn về phía lao động nữ xét về mặt tương đối thì tỷ lệ nữ có xu hướng tăng. Năm 2007, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động của công ty là 33,60%, năm 2008 con số này tăng lên 34,17%. Năm 2010 công ty có 512 lao động nữ chiếm 39,08% trong tổng số lao động của công ty, tăng 70 người (15,84%) so với năm 2009.

Như ta đã biết, các công việc ở công ty phần lớn tương đối nặng nhọc (Như cán ép mủ ở nhà máy, khai thác và chăm sóc cây ở địa hình hiểm trở...) đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt và sự nhanh nhẹn. Bởi vậy sẽ phù hợp hơn với nam giới còn nữ giới chủ yếu tham gia vào các công việc nhẹ nhàng hơn (Như đóng gói sản phẩm, ươm trồng cây giống, nấu ăn, các công việc ở văn phòng, cửa hàng xăng dầu...). Như vậy, xét theo tính chất công việc và đặc điểm kinh doanh của công ty thì cơ cấu lao động như trên là khá hợp lý.

- Xét theo tính chất công việc: Xét theo tính chất công việc thì lao động được phân thành 2 loại đó là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà kết cấu lao động có sự khác nhau. Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 chúng ta có thể thấy, phần lớn lao động của công ty là lao động trực tiếp, năm 2007 số lượng lao động trực tiếp là 901 người chiếm tỷ trọng 89,30% trong tổng số lao động của công ty. Thời gian các năm về sau số lượng lao động trực tiếp càng tăng lên. Cụ thể năm 2008 tăng thêm 38 người tương đương với lượng tăng tương đối là 4,22% so với năm 2007, năm 2009 tăng thêm 69 người so với năm 2008 tương ứng với lượng tăng tương đối là 7,27%. Năm 2010 số lao động trực tiếp của công ty là 1078 chiếm

82,29% trong tống số lao động của công ty, tăng 60 người so với năm 2009 tương đương với lượng tăng tương đối là 5,89%. Số lượng lao động trực tiếp tăng lên tại công ty phần lớn tập trung ở các nông trường cao su và nhà máy chế biến

Bên cạnh đó, số lượng lao động gián tiếp cũng tăng lên trong các năm qua nhưng số lượng này tăng lên ít hơn so với lao động trực tiếp. Năm 2007 số lượng lao động trực tiếp là 108 người chiếm 10,70% trong tổng số lao động của công ty. Đến năm 2009, số lao động này là 132 người tăng tăng 7 người so với năm 2008 tương ứng với lượng tăng tương đối là 5,65%. Tính đến hết tháng 12/2010 công ty có 232 lao động gián tiếp chiếm 17,71% trong tông số lao động của công ty. Theo ông Trần Viết Thành - Chủ tịch công đoàn công ty TNHH một thành viên Cao Su Hà Tĩnh cho biết: Số lao động này được dự báo là sẽ tăng lên trong những năm sắp tới để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và tăng cường quản lý. Tuy nhiên, nhu cầu không lớn nên lượng tăng vẫn được hạn chế. Phần lớn số lao động gian tiếp tăng thêm này tập trung vào các phòng ban và bộ phận quản lý ở các nông trường của công ty.

- Xét theo trình độ: Qua bảng số liệu 2.3 và 2.4 chúng ta có thể thấy số lao động có trình độ chiếm tỷ lệ không cao và có xu hướng giảm xuống qua các năm điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp cụ thể để làm tăng số lượng lao động có trình độ cao này trong những năm tới. Cụ thể lao động có trình độ đại học và cao đẳng năm 2007 mới chỉ có 47 người chiếm chưa đến 5% trong tổng số lao động của công ty (4,65%) và sang năm 2008 con số 47 người có trình độ đại học và cao đẳng vẫn được giữ nguyên tuy nhiên tỷ trọng thì giảm xuống còn 4,38% do số lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông tăng lên đáng kể. Năm 2010, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 50 người tăng

3 người so với năm 2009 tương đương với lượng tăng tương đối là 6,38%. Trong những năm qua số lao động có trình độ trung cấp cũng có những biến động rõ rệt. Cụ thể, năm 2007 số lượng lao động có trình độ trung cấp là 116 ngừời (Chiếm 11,50%), năm 2008 là 135 người (Chiếm 12,57%), năm 2009 số lao động có trình độ trung cấp giảm 25 người so với năm 2008 tương đương với lượng giảm tương đối là 18,52%. Tính đến hết tháng 12/2010 lượng lao động có trình độ trung cấp của công ty là 210 người (Chiếm 16,03% trong tổng số lao động của công ty). Số lượng lao động có trình độ cao phần lớn được bố trí làm việc tại bộ phận quản lý và các phòng ban trong công ty như nhân viên phòng Kinh doanh, Tài chính kế toán, Tổ chức... Số lao động còn lại là lao động phổ thông có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty do đặc thù hoạt động SXKD của công ty. Lực lượng lao động này chủ yếu được bố trí vào những công việc đòi hỏi ít về trình độ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sức khỏe như công nhân trực tiếp khai thác mủ, chăm sóc vườn cây, công nhân chế biến, bảo vệ, tạp vụ...

Tóm lại, sau khi xem xét tình hình lao động của công ty giai đoạn 2007 – 2010 chúng ta thấy: Do đặc thù SXKD của công ty là trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su vì vậy công việc chủ yếu dựa vào sức khỏe và kinh nghiệm là chủ yếu nên sẽ phù hợp cho lao động là nam giới. Do đó, lao động là nam giới xét về mặt giới tính và lao động trực tiếp xét theo tính chất công việc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty là phù hợp với yêu cầu của công việc tại công ty. Tuy nhiên nếu xét về mặt trình độ thì có thể thấy lao động của công ty còn có trình độ thấp, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới năng lực quản lý, tổ chức công việc cũng như hiệu quả công việc của từng nhân viên . Vì vậy công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng lực lao động của công ty nhằm nâng cao hiệu quả SXKD trong những năm tới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên cao su hà tĩnh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 49)