Xácđịnh mức trọngyếu (kế hoạch – thực hiện)

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CT TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiếm toán phía nam (AASCS) (Trang 26 - 27)

Để tính mức trọng yếu của cuộc kiểm toán, KTV dựa vào một số tiêu chí sau: - Lợi nhuận trƣớc thuế.

- Tổng doanh thu. - Lợi nhuận gộp.

- Tổng vốn chủ sở hữu. - Giá trị tài sản ròng.

Sau đó, dựa vào tình hình biến động thu đƣợc qua bảng phân tích sơ bộ BCTC, KTV lấy giá trị tiêu chí đƣợc lựa chọn ghi vào ô tƣơng ứng.

Lựa chọn tỷ lệ tƣơng ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể.

Các tỷ lệ đã ghi trong mẫu này là các tỷ lệ gợi ý mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thƣờng áp dụng:

- 5% đến 10% lợi nhuận trƣớc thuế; - 1% đến 2% tổng tài sản;

- 1% đến 5% vốn chủ sở hữu; - 0.5% đến 3% tổng doanh thu.

KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn.

Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ %

14

Mức trọng yếu chi tiết thông thƣờng nằm trong khoảng 50%-70% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV.

Xác định Ngƣỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua. Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện.

Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trƣớc (thấp hơn đáng kể), KTV cần cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp.

Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí đƣợc lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.

Dựa vào kết quả của việc xác lập mức trọng yếu, KTV sẽ xác định phƣơng pháp chọn mẫu, cỡ mẫu đƣợc áp dụng cho cuộc kiểm toán.

Cách thực hiện

Trƣởng nhóm kiểm toán phải xác định rõ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cách lựa chọn các phần tử thử nghiệm. Có 3 phƣơng pháp lựa chọn:

- Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%) đối với các khoản mục lớn hơn một số tiền nhất định.

- Lựa chọn các phần tử đặc biệt tùy thuộc vào tình hình biến động nghiệp vụ của doanh nghiệp.

- Lẫy mẫu kiểm toán.

Sau khi đã xác định phƣơng pháp chọn mẫu phù hợp, KTV sẽ tổng hợp lại các nội dung chính trong giai đoạn lập kế hoạch thành một bản kế hoạch tổng thể, làm tiền đề cho việc thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CT TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiếm toán phía nam (AASCS) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)