4. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn hóa doanh nghiệp là bệ phóng cho sự thành công của doanh nghiệp, nó là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Do đó, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải thống nhất các vấn đề sau dây:
3.1.1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài.
Theo quan điểm này, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải bắt đầu từ khi mới thành lập cho đến khi kết thúc. Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải phải bắt tay ngay vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khi đã xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp thì phải duy trì và thường xuyên đánh giá lại để tìm kiếm những giá trị mới và loại bỏ những giá trị không còn phù hợp, cản trở quá trình phát triển doanh nghiệp.
3.1.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển toàn diện con người
ọi hoạt động của doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu là phát triển toàn diện con người, lấy việc phát triển toàn diện con người làm trung tâm, làm thước đo cho sự thành công của doanh nghiệp. Cốt l i của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm việc trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.
3.1.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tìm kiếm những giá trị khác biệt
Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp này khác với doanh nghiệp khác. Điều này cũng gợi cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy là văn hóa doanh nghiệp là không thể bắt chước và cũng không thể mua được bằng tiền. Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải được định hướng và có mục tiêu cụ thể.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, kinh tế và cạnh tranh là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới đồng thời các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để đạt được những lợi thế trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng đổi mới và thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh thì mới có thể giành được phần thắng trong cạnh tranh. Văn hoá doanh nghiệp sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Vì vậy, tư duy chiến lược, khả năng thích ứng cao, coi trọng việc phát triển con người và uỷ quyền mạnh mẽ hơn là những mục tiêu cần phải đạt được.
3.2.1. Tạo dựng khả năng và thói quen tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược của doanh nghiệp thể hiện ở tầm nhìn dài hạn của nhà lãnh đạo và sự cam kết với tầm nhìn đã xác định. Tầm nhìn đóng vai trò định hướng cho sự lựa chọn các chiến lược và các mục tiêu c ủa doanh nghiệp, nó giúp nhà lãnh đạo xác định nhưng nó phải được chia sẻ rộng rãi đến từng thành viên cho doanh nghiệp. Thông qua việc chia sẻ nó tạo ra động lực mạnh mẽ, lan to ả đến từng thành viên và tạo ra sự gắn bó lâu dài với tổ chức.
Để hiện thực hoá tầm nhìn, doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu dài hạn rõ ràng và các chiến lược cụ thể để thực hiện các mục tiêu đã xác định. Chiến lược của doanh nghiệp phải xác định được những vấn đề ưu tiên về hoạt động của doanh nghiệp, năng lực và nguồn lực cần phát triển, khách hàng mục tiêu và sản phẩm dịch
vụ doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng, trên cơ sở đó tạo dựng vị thế cạnh tranh thành công và thực hiện mục tiêu đã xác định. Tư duy chiến lược còn thể hiện ở việc doanh nghiệp phải có một sự cam kết lâu dài với các chiến lược và không để các quyết định ngắn hạn ảnh hưởng đến các chiến lược dài hạn.
Để đảm bảo khả năng thực hiện thành công các chiến lược, từng bộ phận, phòng, ban và từng thành viên trong doanh nghiệp phải hiểu r được họ cần phải làm gì để đóng góp vào việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
3.2.2. Tạo dựng khả năng thích ứng tốt với những thay đổi
Khả năng thích ứng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng sáng tạo và đổi mới bao gồm việc chủ động thay đổi và liên tục cải tiến hoặc áp dụng các phương pháp để thực hiện công việc, phản ứng nhanh chóng với đối thủ cạnh tranh và loại trừ những cản trở đối với sự đổi mới.
Học hỏi l n nhau và học hỏi từ bên ngoài cũng tạo ra khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Sự biến động của môi trường kinh doanh, công nghệ và phương pháp thực hiện công việc trong thời đ ại ngày nay là rất nhanh chóng, đa dạng và phức tạp, do đó học hỏi sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì được khả năng đổi mới. Để có được khả năng thích ứng nhanh, đòi hỏi bên trong mỗi doanh nghiệp, các thành viên phải coi học tập là một mục tiêu quan trọng hàng ngày, tinh thần chấp nhận rủi ro được khuyến khích, kiến thức thông tin được chia sẻ rộng rãi. Mặt khác, hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đổi mới, phải luôn hướng theo khách hàng. Lợi ích của khách hàng luôn được coi trọng và nó phải được tính đến đầu tiên trong các quyết định của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó tất cả các thành viên, từ lãnh đạo cấp cao cho đến người công nhân sản xuất, phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
Như vậy, doanh nghiệp phải tạo ra các giá trị văn hoá phải giúp cho doanh nghiệp tạo dựng một khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của môi trường kinh doanh. uốn vậy, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích tất cả các thành viên trong doanh nghiệp có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể bám sát và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi nhu cầu khách hàng.
3.2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ưu tiên lấy việc phát triển con người làm gốc và thực hiện chia sẻ quyền hạn và trách nghiệm người làm gốc và thực hiện chia sẻ quyền hạn và trách nghiệm
Phát triển nguồn lực con người sẽ giúp tăng cường khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp, khơi nguồn các ý tưởng sáng tạo nội bộ và tăng cường năng lực đổi mới của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh cạnh tranh đầy biến động như hiện nay, những quyết định tốt nhất để giúp cho doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh chóng không phải là được đưa ra từ ban lãnh đạo cấp cao mà là từ nơi có sẵn thông tin nhất. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo cấp cao phải khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình ra các quyết định chiến lược, muốn vậy phải tiến hành uỷ quyền mạnh mẽ và triệt để cho các cấp quản lý. Phát triển nguồn nhân lực và uỷ quyền là hai ho ạt động bổ trợ cho nhau. Việc uỷ quyền chỉ có hiệu quả khi doanh nghiệp có một đội ngũ quản lý có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn của họ và những phạm vi lớn hơn đó là kết quả của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại, uỷ quyền là làm tăng mức độ tự chủ trong công việc và trách nhiệm của cấp dưới, do đó sẽ giúp cho các nhà quản lý ở cấp thấp hơn tích luỹ kinh nghiệm và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định. Việc uỷ quyền sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp theo mô hình nhóm công tác hoặc nhóm ra quyết định, và các nhóm này sẽ được uỷ quyền một cách rộng rãi để đảm bảo cho các nhóm có đủ thẩm quyền và nguồn lực để giải quyết các vấn để thuộc pham vi c ủa nhóm.
Sự kết hợp các yếu tố trên sẽ tạo ra một một nền văn hoá, một năng lực tổ chức vượt trội để giúp cho doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ trên con đường đầy r y những khó khăn, thách thức. Xây dựng một nền văn hoá như vậy không phải là một việc dễ làm. Nhưng nếu không làm được điều đó, các doanh nghiệp sẽ bị tiêu diệt trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.
3.3. MỤC TIÊU XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Qua khảo sát thực tế 15 doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành vận tải du lịch thành phố Hồ Chí inh cho thấy, các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống chuẩn mực hành vi bền vững, đội ngũ lãnh đạo không đồng đều, nhiều nơi còn yếu k m, các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên chưa thực sự hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp. Từ thực tế đó cho thấy, các doanh nghiệp này chưa quan tâm thực sự đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nhiệt, đòi hỏi các doanh nghiệp mà trước hết là người lãnh đạo phải ý thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình, phải bắt tay ngay vào việc xây dựng một môi trường đặc thù cho doanh nghiệp của mình. uốn vậy, thì phải có lộ trình cụ thể để xác định những công việc phải làm.
3.3.1. Mục tiêu đến năm 2015
Để xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp, trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng hoàn chỉnh các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Nhà lãnh đạo phải ý thức được rằng: Văn hóa doanh nghiệp là bệ phóng cho sự thành công của doanh nghiệp và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là việc nhất thiết phải làm.
Nâng cao sự hiểu biết của nhà lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò của mình trong điều hành doanh nghiệp và vai trò d n đầu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Về nguồn nhân lực: Đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên hiện đang làm việc tại doanh nghiệp để họ có đủ kiến thức và có đủ khả năng giúp nhà lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh của mình.
Xây dựng hệ thống các chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động để thu hút và giữ chân họ, …
Để xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải thực hiện triệt để các chỉ tiêu như đã nêu, mục tiêu đến năm 2015 nhiệm vụ đặt ra là số doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp là 30%.
3.3.2. Mục tiêu đến năm 2020
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình lâu dài từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp kết thúc hoạt động. Những doanh nghiệp
đã xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa là đã hoàn thành nghiệm vụ mà các doanh nghiệp phải liên tục đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn phát triển. Tìm kiếm những giá trị mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Với những thành công của những doanh nghiệp đi trước sẽ là động lực khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đi sau ý thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp của mình. ục tiêu đến năm 2020 là 100% các doanh nghiệp sẽ xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp và khái niệm văn hóa doanh nghiệp sẽ là khái niệm quen thuộc và nó được hiểu một cách sâu sắc đối với bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào.
3.4. CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC TIỄN KHẢO SÁT THỰC TIỄN
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi mới thành lập cũng phải trải qua những năm đầu với nhiều khó khăn và thách thức nhưng cũng không ít những cơ hội chào đón các doanh nghiệp. Tuy nhiên để vượt qua những khó khăn thách thức đó và nắm chắc các cơ hội để tồn tại và phát triển còn tùy thuộc vào tài năng của mỗi nhà lãnh đạo. ột thực tế là tại thành phố Hồ Chí inh cũng có nhiều doanh nghiệp lớn đi lên từ doanh nghiệp nhỏ và vừa điển hình như ai Linh Group, Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên và một số doanh nghiệp khác. Dựa theo kết quả phân tích từ thực tiễn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành dịch vụ vận tải và du lịch thành phố Hồ Chí inh, tác giả đề xuất 6 giải pháp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành dịch vụ vận tải du lịch thành phố Hồ Chí inh lấy làm tài liệu nghiê n cứu xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các giải pháp cụ thể như sau:
3.4.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về vai trò của nhà lãnh đạoNhà lãnh đạo với vai trò là người soi đường chỉ lối, định hướng doanh nghiệp Nhà lãnh đạo với vai trò là người soi đường chỉ lối, định hướng doanh nghiệp bằng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt l i và những mục tiêu cụ thể; D n dắt doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thách thức; Trao cho cấp dưới chức năng, nhiệm vụ r ràng, công việc có tính mục tiêu. Tạo môi trường tin cậy và hợp tác; Đánh giá đúng mọi quá trình, quản lý sự thay đổi theo hướng thích nghi tích cực. Do đó giải pháp này
được đề xuất là nhà lãnh đạo các các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành dịch vụ vận tải và du lịch phải nâng cao nhận thức về vai trò của mình bằng những việc cụ thể như sau:
Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp, yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.
Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là bức tranh toàn cảnh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng tầm nhìn giúp định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Xác định các giá trị cốt l i. Đây là bước cơ bản nhưng quan trọng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các giá trị cốt l i phải là các giá trị lâu dài và là trái tim, là tinh thần của doanh nghiệp.
Đánh giá văn hóa hiện tại để xác định những yếu tố văn hoá cần thay đổi đồng thời kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Việc đánh giá văn hoá là một việc làm rất khó khăn vì văn hoá là khó thấy và dễ nhầm l n về tiêu chí đánh giá. Các giá trị ngầm định là vô hình nên càng khó đ ánh giá. ặc dù khó khăn nhưng nhà lãnh đạo phải đánh giá cho được văn hóa hiện tại.
Khi đã xác định được một văn hoá phù hợp cho doanh nghiệp mình đồng thời đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp tập trung để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị hiện có và những giá trị mong muốn.
Xây dựng kế hoạch hành động như mục tiêu hoạt động, thời điểm thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các thành viên. Xác định những gì được ưu tiên, cần tập trung các nguồn lực để nỗ lực thực hiện. Xác định người chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể và thời hạn hoàn thành.
Lãnh đạo phải tuyên truyền phổ biến việc thay đổi cho nhân viên để họ hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Động viên tinh thần cho nhân viên