4. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3.3. Văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của chủ thể kinh doanh với bên ngoài (khách hàng, đối tác, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, công chúng, chính quyền và tự nhiên)(14)
. Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh, các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đ ề mà họ phải đối mặt. Văn hóa kinh doanh không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những khuôn m u chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là sự kết tinh những giá trị của các loại văn hóa khác như văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức và văn hóa kinh doanh, mỗi giá trị văn hóa có vai trò và có sự ảnh hưởng khác nhau trong quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp. Trong đó văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị chung, định hướng, d n đường cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp còn văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh xác định những giá trị cụ thể về mặt lãnh đạo, tổ chức, sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với đường lối, giá trị chung của doanh nghiệp. Khi văn hóa doanh nghiệp được xác định là kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên: nhân viên, khách hàng, đối tác, xã hội, quốc gia thì văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh cũng phải được triển khai thực hiện theo mục tiêu chung của văn hóa doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là văn hóa lãnh đạo phải tạo điều kiện, thúc đẩy, động viên kịp thời; văn hóa tổ chức phải tạo ra một hệ thống cho công ty, bố trí các nguồn lực, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân viên, tạo môi trường văn hóa ứng xử nội bộ, …; văn hóa kinh doanh phải trung thực, không lừa dối khách hàng, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, hoạt động kinh doanh phải có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng và làm tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là văn hoá giao tiếp, c ũng không phải là “slogan”, đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những ý muốn, ý tưởng đó có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. Để hiểu r về văn hóa doanh nghiệp cần phải đi sâu nghiên cứu về biểu hiện của nó.