Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế khi giao dịch điện tử với cơ quan thuế tại cục thuế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 54)

Mô hình nghiên cứu đề nghị

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây về dịch vụ điện tử đặc biết là một số nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử công, tác đã xây dựng cho mình một thang đo dùng để đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử tại Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh. Thang đo này gồm 7 yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi giao dịch điện tử tại Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh, trong đó 3 yếu tố đƣợc tác giả kế thừa từ thang đo EGOVSAT là: Tính tiện lợi, Độ tinh cậy, Tính hiệu quả, 3 yếu tố tác giả kể thừa từ bộ thang đo E-SQ và E-ResS- Qual của Parasuraman et al. (2005) là: Độ an toàn và bảo mật; Đáp ứng Sự tin tưởng. Riêng thang đo Giao diện website đƣợc tác giả tham khảo từ mô hình chỉ số hài lòng của Chính phủ Mỹ (ACSI).

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề nghị của tác giả

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)  Các giả thuyết nghiên cứu đề nghị:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dƣơng giữa Tính tiện lợi và Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dƣơng giữa Độ tin cậy và Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dƣơng giữa Tính hiệu quả và Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dƣơng giữa Độ an toàn và bảo mật và Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Tính tiện lợi Độ tin cậy Tính hiệu quả Độ an toàn, bảo mật Đáp ứng Sự hài lòng của NNT Sự tin tƣởng Giao diện Website

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dƣơng giữa Đáp ứng và Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dƣơng giữa Sự tin tƣởng và Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H7: Có mối quan hệ dƣơng giữa Giao diện website và Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Tóm tắt chƣơng 2 :

Trong chƣơng 2, tác giả đề cập đến các cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ điện tử và chất lƣợng dịch vụ điện tử, và mối quan hệ giữa chất lƣợng điện tử và sự hài lòng. Thông qua nghiên cứu và kế thừa các mô hình trƣớc mà cụ thể là mô hình EGOVSAT của Abhichandani et al. (2006), mô hình E-SQ và E-ResS- Qual của Parasuraman et al. (2005), mô hình chỉ số hài lòng Chính phủ Mỹ (ACSI) tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết về chất lƣợng dịch vụ thuế điện tử cũng nhƣ sự hài lòng của khách hàng theo các thang đo của 3 mô hình này và có sự hiệu chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Việt Nam.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý thuyết đã đƣợc đề cập ở Chƣơng 2, mô hình nghiên cứu đã đƣợc xây dựng cùng với các giả thuyết. Chƣơng 3 sẽ tiếp tục trình bày phƣơng pháp nghiên cứu khoa học đƣợc sử dụng để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nêu trên.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế khi giao dịch điện tử với cơ quan thuế tại cục thuế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)