Đặc điểm bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Sứ Đông Lâm.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SỨ ĐÔNG LÂM (Trang 42 - 43)

- Nhật Ký Sổ Cái (Phụ lục 24)

3.1.4.Đặc điểm bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Sứ Đông Lâm.

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sứ Đông Lâm được trình bày như phụ lục 31.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp muốn đứng vững và ngày càng phát triển thì cần phải có bộ máy quản lý phải khoa học, năng động, linh hoạt, có thể thích ứng với những thay đổi hay biến động của các yếu tố tác động. Đây là nền tảng cơ bản và quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý tốt các nguồn lực, các hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt được chức năng cũng như tầm quan trọng của bộ

phận quản lý ban lãnh đạo công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng, đây là bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Đứng đầu công ty là Giám đốc, tiếp đến là các phòng ban:

* Giám đốc: quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh, phát

triển mạng lưới kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các công tác xây dựng cơ bản, tổ chức lao động, kinh tế.

* Phòng Kế hoạch – nhân sự: Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý các

lĩnh vực công tác văn thư, lưu trữ, lên kế hoạch kinh doanh, tiến hành tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động hợp lý.

* Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu – chi tài chính, sử dụng và quản lý hiệu quả cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh, tính giá thành các công trình, sản phẩm (nếu có), xác định kết quả kinh doanh và thực hiện thu – chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh.

* Phòng Công nghệ - Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi kỹ thuật các

sản phẩm kinh doanh, quản lý website và mạng nội bộ của công ty, cập nhật công nghệ tiên tiến, tổ chức các đợt kiểm tra nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật định kỳ, giải quyết các vấn đề về công nghệ - kỹ thuật từ phía khách hàng.

* Phòng kinh doanh: Kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách

hàng tiềm năng, tư vấn, giải quyết đơn hàng cho khách hàng.

* Phòng vật tư – kho hàng: Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư, so

sánh với định mức dự trữ để báo cho các bộ phận liên quan, duy trì điều kiện bảo quản hàng hóa, vật tư, tránh thất thoát cho công ty.

* Phòng cung ứng: tìm kiếm và đàm phán giá cả với các nhà cung cấp thích

hợp, đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩm, thu mua hàng hóa, vật tư.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SỨ ĐÔNG LÂM (Trang 42 - 43)