Biểu tượng mê cung

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 136 - 167)

5. Cấu trúc luận án

4.3.3. Biểu tượng mê cung

Bên cạnh đó, biểu tượng nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại còn có biểu tượng mê cung, mê lộ. Theo Từ điển Biểu tượng thế giới, “Mê cung cũng dẫn vào nội tâm của bản thân tới một thứ điện thờ ẩn giấu bên trong con người, nơi tọa lạc cái phần huyền bí nhất của nhân tính. Ở đây ta nghĩ tới mens, đền thờ Chúa thánh thần trong linh hồn ở trạng thái thụ hưởng thiên ân hoặc cũng nghĩ tới các tầm sâu của vô thức. Chính là nơi tìm lại được tính thống nhất của bản thể đã bị mất đi, bị phân tán trong muôn vàn dục vọng” [20,592]. Có thể thấy, biểu tượng mê lộ trong tiểu thuyết được phóng chiếu qua phố G và đám đông cùng hiện tượng dị thường: “một xác chết tự dưng như bay ra khỏi bệnh viện, đến đứng ở chỗ dưới ngọn đèn kia” [1,215] trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Phố G được biết đến: “G là một trong những khu trung tâm của thành phố. Nó gồm một trục đường rộng, chia ra làm đôi bằng dải phân cách cũng khá rộng. Dân khắp nơi đổ về thành phố kiếm việc làm thường tìm thấy ở dải phân cách ấy chỗ ngả lưng lý tưởng. Và tại đó, lập tức tồn tại một xã hội nhỏ, tạm gọi là xã hội ngoài lề. Bởi vì mọi hoạt động sinh nhai ở đó khá nhộn nhịp, xô bồ, nhưng luôn luôn nằm ngoài sự chú ý của mọi người. Nhờ hệ thống các kiốt, siêu thị, nhà hàng, nhà thổ…mà cuộc sống ở phố G nhộn nhịp từ sớm tinh mơ tới đêm khuya” [1,10]. Như vậy, tên phố cũng đã được lạ hóa bằng cách gọi tên viết tắt G. Nhờ sự lạ hóa này mà con phố được mờ hóa. Biết phố ấy là phố nào dù được chi tiết hóa bằng cách thêm vào đấy hệ thống các kiốt, siêu thị, nhà hàng, nhà thổ, những quán bar tên rất kêu: cảm giác thiên đường, hơn cả sự gợi cảm. Phố ở đâu mà không có những yếu tố như thế. Phố G là một kiểu mê cung. Ở đó người ta dễ đánh mất mình, ở đó lời nói bị đồn thổi không giới hạn hay nói cách khác phải đối diện với những tin đồn, ở đó lời ngọt ngào mà man trá, ở đó chỉ có đồng tiền được quan tâm, ở đó thiếu vắng tình người. Ví dụ như khi lão bán hàng giở giọng chào đón niềm nở ân cần với nhân vật tôi để mời mua hàng nhưng khi biết nhân vật tôi không mua mà chỉ muốn hỏi về cái chết của một cậu bé ở phố thì hắn ta liền đổi giọng lạnh lùng, quát tháo, vô cảm: “Tôi là chủ cửa hàng chứ không phải công an. Đứa nào chết mặc mẹ chúng nó. Không thích sống thì chết, liên quan gì đến tôi! Buổi sớm ông đừng có nói chuyện chết chóc nghe chưa. Xin lỗi cụ! Tôi nói rối rít - thành thật xin lỗi …Cụ, cụ, cụ…cái cứt chó. Toàn một

giọng xúi quẩy” [1,15]. Hơn nữa ở phố G cũng xảy ra những chuyện kì quái. Cái tin đứa bé đánh giày bị chết trên phố G đã được lan truyền với thái độ bán tín bán nghi, thật, ảo lẫn lộn. Bản thân nhân vật tôi cũng trở thành một câu chuyện được đồn thổi khắp phố rằng có một gã điên. Lời đồn thổi khiến nhân vật tôi có cảm giác tôi không còn là tôi nữa. Trên phố G, còn có đám đông đầy ám ảnh. Một đám đông vô cảm tồn tại bên nhau: “Đám đông mỗi lúc một phình ra, người nọ hỏi người kia, người này la mắng người khác, người bên cạnh huých phải người bên cạnh. Từ chỗ lí do cuộc tụ họp là tôi, đến chỗ mọi người coi việc tranh cãi, ẩu đả nhau là chính. Tôi cùng mất hút nàng. Đám đông đã nuốt nàng như bầy mối nuốt con mồi yếu đuối. Kể từ khi nàng ngao ngán đưa mắt tìm kiếm tôi trong khi tôi đang đứng phơi mặt ngay trước mắt nàng thì tôi hiểu rằng, dưới mắt nàng, tôi là một người khác. Tôi không thể trở thành tôi chạy lại với nàng được. Vả lại cái đám đông này không dễ dàng cho tôi làm điều đó. Tôi chỉ có giá, có ý nghĩa khi cứ đứng đó làm một người khác. Họ đã quyết định tôi là một gã điên, một kẻ thất tình, một thằng dở hơi, một gã say rượu…Mọi người không bao giờ lại hi sinh một câu chuyện có thể làm quà, có thể mua vui, có thể đem ra nhạo báng…sẽ kể vào những ngày sau và số dị bản sẽ tăng lên gấp đôi. Đó là đặc trư ng của đám đông. Chỗ này tôi là món chính. Chỗ khác tôi là gia vị. Chỗ khác tôi chỉ là cốc nước xúc miệng…Đám đông kéo dài sang hai bên, tràn ra đường, đùn lên các nóc nhà…Chưa có cuộc tắc đường nào khủng khiếp như vậy từ trước tới nay. Và câu chuyện tự ý xoay sang trăm ngàn hướng khác từ lâu. Giờ đây nó đã kịp thành ra những câu chuyện rùng rợn, bí hiểm, giật gân. Chỗ này là giết người, chỗ kia là tự tử, chỗ khác là trấn lột, hiếp dâm. Thậm chí có chỗ mọi người vô cùng hoang mang nghĩ đến một cuộc đột nhập từ bên ngoài trái đất. Một gã râu ria đang ba hoa về một hiện tượng dị thường: Một xác chết tự dưng bay ra khỏi bệnh viện, đến đứng ở chỗ dưới ngọn đèn kia” [1,214-215]. Bằng thủ pháp phóng đại lời đồn, một đồn mười, mười đồn một trăm, đám đông tò mò, hiếu kì và lạnh lùng trên phố G đã tạo nên hàng trăm câu chuyện được thêu dệt với nhiều yếu tố dị thường. Mà thật ra câu chuyện chỉ đơn giản là nhân vật tôi chỉ đứng lặng im một hồi lâu giữa góc phố, với mục đích muốn khẳng định xem mình có đang còn tồn tại không. Có thể thấy, đoạn văn miêu tả tâm lí đám đông trên đây được soi chiếu theo quan niệm của Gustave Le Bon, “những đám đông luôn bị vô thức tác động,

họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất” [17,179]. Toát lên ở đây sự phi lí của đám đông đối với thân phận của cá nhân. Đám đông hành động vô thức ấy lại quyết định số phận của nhân vật tôi: họ quyết định tôi là một người điên, một gã si tình, một thằng dở hơi. Đám đông tha nhân thật khủng khiếp, nó biến một người trở thành một người khác quá nhanh. Đám đông không phải bao giờ cũng đúng và chân lí không phải thuộc về đám đông. Có những đám đông tích cực, tiến bộ và đức hạnh nhưng cũng có những đám đông hành xử rất bản năng, đầy tội lỗi. Chính vì thế, nhân vật tôi rơi vào hố thẳm của sự bất tín và cô đơn khi đứng trước đám đông ở biểu tượng mê lộ phố G.

Cùng cảm thức về mê lộ, chúng ta nhận thấy ở Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần: “Những ngã tư và những cột đèn. Tôi đạp xe láo nháo, trong đêm láo nháo gió, láo nháo khỏi, láo nháo bóng tối và ánh điện. Tôi nhớ cả lời nói, cả giọng nói của bộ blue trắng, cả hai con mắt của bác sĩ. HOẶC MẸ HOẶC CON. Thế là thế nào? Thế là, hoặc mẹ hoặc con, thế là y như trong thánh kinh. Thế là tôi được một ngã tư. Thế là một ngã tư. Đời đầy những ngã tư.” [25,265], “Tôi đến một ngã tư láo nháo khói, láo nháo cột đèn và lá mùa đông” [25,264], “ Đời một người bình thường không biết có nhiều ngã tư. Tối nay tôi đến một ngã tư. Tôi kí tên để con tôi chết. Tối nay tôi đi bộ qua nhiều ngã tư. Nội thành nhiều ngã tư. Đời tôi cũng vậy. Nội thành láo nháo sao mà lắm gió. Sao mà nhiều lá. Sao mà nhiều khói. Tối nay tôi đã chọn sai đường ngã tư” [25,272], “Tôi lại đi. Tôi lại gặp những nốt chân. Trên những ngã tư khói. Tôi mà đi mãi thế này thế nào cũng hết bờ sông. Thế nào cũng rơi vào biển. Nhưng tôi không đi hết bờ sông. Tôi không đi xem biển khói. Tôi quay lại tìm phố. Tôi nhớ tôi đã nhầm một ngã tư. Ngã tư đưa tôi đi ngụy. Ai đã rẽ nhầm một lần thì cứ nhầm mãi. Bởi vì ngã tư này nối ngã tư kia. Nhưng tại sao không thể đi ngược về ngã từ đầu?” [25,273], “Ngã tư này nhiều cột đèn. Có những cột điện sáng đèn. Có những cột điện không đèn. Những cột đèn nối những cột đèn…Mạng đèn soi soi mạng ngã tư. Không có đèn khó mà tới được ngã tư. Không có đèn thế nào cũng va vấp. Có khi ngã sái chân. Có đèn dễ đi. Dễ đi nhưng vẫn có người vấp, vẫn có người ngã.

Người lầm phố. Trong những kiếp người. Vẫn có những nhầm lẫn ngã tư trong một kiếp người” [25,274]. Những ngã tư hiện lên như mê cung gây sự nhầm lẫn. Ngã tư nào cũng có cột đèn, ngã tư nào cũng na ná giống nhau. Từ ngã tư có thực, tác giả đưa chúng ta đến với những ngã tư biểu tượng về sự chọn lựa và quyết định những hành động trong đời mỗi người. Những chiều kích không gian vô hình được mở ra, đó là hiện thực tâm hồn của con người. Rõ ràng, nhân vật tôi đã nhầm ngã tư nên anh không thể cứu đứa con mình. Anh đau xót, bàng hoàng, chông chênh. Chính vì thế, trong cảm quan và cái nhìn của anh ngã tư cứ láo nháo khói, láo nháo gió. Kiến tạo biểu tượng mê lộ bất thường để qua đó khắc họa diễn biến tâm trạng đầy xót xa, bơ vơ như điên loạn của một người cha quyết định kí vào tờ giấy lựa chọn sự sống của một trong hai người mà mình yêu thương nhất. Những dòng văn chạm đến thẳm sâu trái tim con người.

Trong văn học thế giới, hẳn chúng ta đã từng bị ám ảnh vì kiểu biểu tượng mê cung trong sáng tác của Kafka. Đó là không gian căn phòng xử án chật chội, đông đúc người tham gia, ồn ào, tạp âm, ai cũng nói mà chẳng có ai nghe, mà căn phòng nào cũng giống căn phòng nào, cứ chơi vơi, không xác định. Đó là những hang ổ mà con vật đã đào miệt mài, tận lực ngày này qua ngày khác mà chẳng thể thấy bình an.

Có thể nói, biểu tượng nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại dự phần nới giãn biên độ hiện thực và kiến tạo hiện thực nghịch dị. Đó là hiện thực nằm ở đường biên của bất thường và bình thường, của thiêng và tục, của vô thức, trực giác và ý thức. Là sản phẩm của ý thức sáng tạo tự giác, với tư cách là một thủ pháp để tiếp cận hiện thực nội giới, biểu tượng góp phần mở rộng chiều kích của hiện thực, tác phẩm vì thế trở nên đa nghĩa, nhân văn hơn. Nhờ có những biểu tượng, các nhà văn mạnh dạn và quyết liệt khi bàn đến những vấn đề được xem như vùng cấm. Thông qua thế giới biểu tượng, các nhà văn không có tham vọng hình thành nên cuộc phiêu lưu đến với cõi vô thức tập thể nhân loại mà chỉ muốn thấu hiểu, lí giải vô thức cá nhân con người-những người Việt thời toàn cầu hóa, của thế giới phẳng. Phần lớn các nhà văn khi sử dụng biểu tượng, họ đều có ý thức mạnh mẽ trong sự cách tân nghệ thuật tiểu thuyết. Sự đọc của chúng ta vì thế gian nan hơn và sáng tạo hơn để giải mã được hệ thống biểu tượng đầy ám gợi và nhiều thách thức.

Tiểu kết: Nói tóm lại, nghịch dị qua ngôn ngữ, giọng điệu và biểu tượng

góp phần thể hiện ý thức đa ngữ, phức điệu của tiểu thuyết Việt Nam. Bên cạnh đó, còn khắc họa bi kịch của nhân vật trong tiểu thuyết đương đại, kiểu con người chấn thương trong thế giới mà ở đó người trí thức tha hóa, bất mãn. Đồng thời, nghịch dị nhìn từ phương thức biểu hiện cũng dự phần kiến tạo nên hiện thực đa chiều, trộn lẫn cái xấu cái ác, thực ảo đan xen. Yếu tính nghệ thuật trên cho thấy sự nỗ lực của các nhà văn trong quá trình cách tân, đổi mới tiểu thuyết. Ngôn ngữ được làm mới, được mở rộng đến tận cùng, gắn liền với sự vận động và đổi thay của thời đại, bám sát hơi thở của đời sống, mang đậm chất carnaval tính. Ý thức đa ngữ của các nhà văn dự phần xác lập quan niệm ngôn ngữ không chỉ là chất liệu mà còn là văn hóa, là tư tưởng, là sự trộn lẫn của ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ. Qua đó, nhà văn đổi mới cách viết tiểu thuyết. Bên cạnh đó, họ dự phần xác lập một quan niệm mới về thể loại tiểu thuyết, tiểu thuyết là một trò chơi. Trò chơi vô tăm tích, trò chơi ngôn ngữ vừa cuốn hút vừa đọa đày, thật ảo lẫn lộn.

KẾT LUẬN

1. Nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012 đã kế thừa, phát triển, đổi mới nghệ thuật nghịch dị trong lịch sử văn học dân tộc. Đó là sự tiếp nối, sáng tạo nghệ thuật nghịch dị trong mạch nguồn văn học truyền thống. Nghệ thuật nghịch dị góp phần đổi mới quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người và quan niệm về thể loại. Văn học không chỉ phản ánh hiện thực mà quan trọng hơn là kiến tạo hiện thực. Nhà văn có quyền kiến tạo hiện thực theo quan niệm của mình, trải nghiệm của mình. Hiện thực là cái tôi cảm được. Theo đó, hiện thực trong văn học hôm nay không chỉ là những gì đã xảy ra mà còn là cái đang diễn ra, đang hình thành, đang tiếp diễn với tất cả sự hỗn độn, phi logic, phi trật tự, hiện thực bên trong tâm hồn con người. Hiện thực không đơn chiều, phiến diện mà đa chiều, đa diện, phức tạp. Thời đại mà chúng ta đang sống là thời đại toàn cầu hóa với nhiều thách thức, cơ hội. Xã hội số hóa, cuộc cách mạng công nghệ thông tin, thế giới phẳng đặt con người vào môi trường không giới hạn, cuộc sống vật chất đầy cám dỗ cũng tác động rất lớn đến con người. Khi đời sống có sự đảo lộn giá trị, trộn lẫn thật - giả, cái huyền hoặc- cái thật, thiện-ác, bi - hài, cao thượng - thấp hèn, bình thường-bất thường, kì dị, tất cả trở thành hiện thực nghịch dị đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới, phương thức sáng tạo mới.

2. Hơn thế nữa, nghịch dị dự phần xác lập quan niệm mới về con người. Hình tượng nhân vật nghịch dị đa phần là những bức chân dung lệch chuẩn, quái dị, nghịch dị cả về thể xác lẫn tâm hồn, đặc biệt là người trí thức, nhân vật nữ, nhân vật lệch pha giới. Nghịch dị là một cuộc phiêu lưu của sự hòa trộn yếu tố kì ảo, yếu tố đời thường, tiếng cười, nghệ thuật phóng đại và tương phản. Các nhà văn đã tập trung phóng đại một hoặc một số nét tính cách của nhân vật, đẩy nó lên đến cực đoan. Hạt nhân cơ bản trong hình tượng nhân vật nghịch dị, đó là kiểu con người tự giễu nhại chính mình, con người xấu xí, dị dạng, méo mó. Trong thế giới phi nhân tính, không gian nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012 là kiểu không gian phi nhân tính. Có thể nói, phần lớn đó là kiểu không gian đời thường đã được soi chiếu bằng cảm quan bất thường, chứa đựng trong nó là những kì sự, kì nhân, trộn lẫn giữa cái phàm tục, tục tĩu với cái thiêng liêng tâm linh, giữa trang nghiêm và suồng sã, cái Xấu, cái Ác, cái Thiện, cái Mĩ, trên lằn ranh của thật- ảo, huyễn ảo và kinh dị, hữu lí-phi lí, bi-hài. Hoặc đó có thể là những mê cung nơi con người dễ dàng tha hóa với muôn hình muôn dạng. Bên cạnh đó, không gian nghịch dị hòa

quyện bởi yếu tố bình thường và cái bất thường. Tất cả lồng quyện vào nhau hé lộ một chiều kích khác về hiện thực đời sống và hiện thực tâm hồn con người. Đó là một hiện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 136 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)