Giọng điệu bất tín và âu lo

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 126 - 128)

5. Cấu trúc luận án

4.2.2.Giọng điệu bất tín và âu lo

Ở nhiều tiểu thuyết, các tác giả đã tạo ra giọng điệu bất tín, bạn đọc có thể tin hoặc không tin vào câu chuyện được kể, thậm chí nhân vật cũng không thể tin vào chính mình. Ví dụ ở Minh sư, chính nghệ thuật viết đi chênh vênh giữa sự thật lịch sử và hư cấu đã tạo nên giọng bất tín. Thái Bá Lợi đã rất khéo khi không khẳng định Minh sư là tiểu thuyết (Ngay trong bìa sách không ghi thể loại của tác phẩm), và cũng đôi lần trong tác phẩm, Đoàn Minh Thành gọi công trình mình đang viết về Nguyễn Hoàng là: “Thành ghi chép vào cuốn sổ bìa cứng của mình không cần biết nó là ký sự lịch sử, là truyện vừa hay tiểu thuyết”. Cách gọi tên nhân vật (Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng, Đỗ Chiêu,..) và thời đại hay những địa danh có thật (Ái Tử, Quảng Nam, Thuận Hóa...) là phương diện mang tính chất sự thật. Hư cấu được tập trung nhiều vào câu chuyện cuộc đời của nhân vật Tư Trà, người phụ nữ có hai người chồng ở hai chiến tuyến khác nhau nhưng suốt đời trung thành

với cách mạng. Nghệ thuật miêu tả vừa mang tính sự thật vừa mang tính hư cấu đã tạo nên sự xóa nhòa lằn ranh thể loại.

Bên cạnh đó, chúng ta bắt gặp giọng bất tín của nhân vật tôi trong Những ngã tư và những cột đèn. Anh không biết ai là bạn, ai là thù trong cuộc phiêu lưu lột mặt nạ kẻ đã hại anh, đã đẩy anh vào con đường cụt. Cuộc đời anh thành ra bi hài, khi anh bị cái án treo lơ lửng là phản gián nhưng thực tế không phải như vậy. Kẻ phán gián vẫn lẫn trốn dưới mặt nạ bí mật. Cuối cùng bằng sự nỗ lực không mệt mỏi, kiên cường chiến đấu chống lại trò chơi mà kẻ phản gián giấu mặt đã bày ra, anh đã lật mặt được kẻ thù.

Cũng nói về bất tín, Thạch trong Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà phản tỉnh về niềm tin những gì anh viết ra có phải là văn chương hay không: “Anh tưởng những cái đã viết nhảm nhí của anh là văn chương à. Tôi đã lầm cái danh hiệu nhà văn ở anh, lúc ấy không hiểu sao tôi lại mù quáng say mê nó” [44,201]. Câu nói của vợ, người con gái từng một thời yêu say đắm những sáng tác của anh, đã dội vào anh những nỗi đau tinh thần, những tổn thương sâu sắc. Sự nghiệp văn chương mà anh theo đuổi trong chốc lát trở thành vô nghĩa, chữ nghĩa có làm gì, cũng vô nghĩa và phù phiếm. Không ít lần, anh đã hoài nghi, tự cho rằng chữ nghĩa là phù thủy, là trò vô nghĩa, vô bổ.

Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của Chúa đã kiến tạo nhân vật Tâm với giọng báng bổ Chúa, Tâm theo đạo, đi lễ nhà thờ nhưng không tin vào Chúa. Anh toàn hành động và nói năng hạ bệ Chúa, báng bổ nhà thờ: “Giuda từ xa toét miệng hớn hở vẻ mặt của thằng đã bán được Chúa…Con chiên ghẻ nâng quỷ sa tăng vào thiên đường. Thằng Tâm khỏe có sứ mệnh của Moses kéo dần những tín đồ đồng đạo đến đất hứa” [43,72], anh từng đem cây thánh giá đổi túi kẹo bột, từng nhòm ngó mảnh đất nhà chung của nhà thờ, chiếm đoạt mảnh đất ấy bằng cách giả lòng tin Chúa. Cùng cảm thức hoài nghi, tác giả đã để nhân vật Hoàng đối thoại với cha Mai: “Có một sự đối lập thê thảm giữa đức tin và lí trí. Bằng cách làm cho lí trí tin là điều khó khăn nhưng nhất thiết phải làm cho đức tin trở nên có lí. Có những thông điệp của Thiên Chúa tôi đòi thực chứng…Thưa cha con muốn giáp mặt với Chúa, con muốn thấy một thực thể.” [43,442]

Nguyễn Việt Hà viết về Thiên Chúa với cảm hứng không phải để ngợi ca mà là truy vấn, anh cũng rất tỉnh táo để các nhân vật bất tín với niềm tin của mình. Vì thế, như một sự giễu nhại Chúa. Cảm hứng giễu nhại này còn được phổ mạnh mẽ trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 126 - 128)