Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai của đề tài

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 29 - 30)

5. Cấu trúc luận án

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai của đề tài

Có thể nói rằng, toàn bộ các công trình nghiên cứu của những người đi trước mà chúng tôi đã tìm hiểu trên đây cho thấy vai trò của nghệ thuật nghịch dị đối với sự phát triển của văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, đặc biệt là đối với tiểu thuyế đương đại Việt Nam. Phần lớn các bài viết về nghịch dị trong văn học Việt Nam khảo sát ở văn xuôi, còn thiếu nghịch dị của thể loại truyện ngắn, thơ và kịch. Nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu, các bài viết, các ý kiến này chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá ở một tác giả hay một tác phẩm. Còn việc tìm hiểu toàn diện và có hệ thống về nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại vẫn còn bỏ ngỏ. Những ý kiến, thành quả nghiên cứu của những người đi trước về vấn đề này là gợi dẫn quý báu cho chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012 để nghiên cứu.

Từ đó, chúng tôi khẳng định đề tài Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012 là một đề tài mới, mang tính hấp dẫn, có ý nghĩa học thuật.

Chúng tôi xác định nhiệm vụ trọng tâm của luận án này là nghiên cứu việc sử dụng nghịch dị với tư cách là thế giới quan, phương thức nghệ thuật cũng như vai trò của nó đối với sự cách tân của văn xuôi đương đại Việt Nam, nghệ thuật biểu hiện của nghịch dị và hiệu quả thẩm mĩ mà nó đem lại trong sáng tác của các tác giả như Trần Dần, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh, Chu Lai, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Việt Hà, Châu Diên, Thuận, Đặng Thân, Y Ban, Dạ Ngân,…Hơn thế nữa, chúng tôi đặt nó trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam để thấy được sự vận động và phát triển đa dạng của tiểu thuyết giai đoạn này. Và cũng để thấy rằng, bên cạnh nhiều yếu tố khác, nghịch dị đã hiện diện với tư cách là một cảm quan mang tâm thức hiện đại và một phần hậu hiện đại phù hợp với nhu cầu của chính thể loại này và phù hợp với tầm đón đợi của độc giả hôm nay.

Chương 2

NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ VÀ SỰ ĐỔI MỚI VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2012

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)