*Thực hiện tốt quy hoạch ngành cà phê
Bên cạnh việc xây dựng các quy hoạch phát triển cà phê của các tỉnh Sơn La, Điện Biên với các nội dung khá đầy đủ cần thực hiện triệt để các nội dung trong quy hoạch nhƣ sau:
-Rà soát, xác định thực trạng diện tích trồng cà phê hiện nay về quy mô, tình hình chăm sóc, năng suất, thời gian trồng...
- Khảo sát, đánh giá tuổi vƣờn cà phê, diện tích đang cho thu hoạch để bố trí trồng mới diện tích bổ sung về quy mô diện tích, thay thế các vƣờn đã già cỗi năng suất thấp. Tùy giai đoạn phát triển của cây có yêu cầu chăm sóc phù hợp cần tƣ vấn để ngƣời nông dân lắm đƣợc và khai thác phù hợp.
- Khảo sát, đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở chế biến phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu. Bên cạnh việc cấp giấy phép hoạt động cho chế biến cà phê cần lƣu ý đến quy trình xử lý nƣớc thải, chất thải trong các cơ sở chế biến.
* Nhà nƣớc giữ vai trò định hƣớng trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nói chung và phát triển cà phê nói riêng, là ngƣời cầm cân nảy mực thông qua
các chính sách thích hợp. Để hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc cần:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo khung pháp lý cho sự liên kết kinh tế trong nông nghiệp.
96
- Về Đất đai: tiếp tục tạo điều kiện cho việc chuyển đổi, chuyển nhƣợng đất đai tập trung hóa, hình thành các khu vƣờn cà phê tập trung liền vùng, liền khoảnh để hạn chế tính manh mún trong sản xuất và tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Giao đất và cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình trồng Cà phê để nhân dân yên tâm đầu tƣ phát triển Cà phê và có thể thế chấp để vay vốn phát triển Cà phê.
- Tăng cƣờng năng lực hành chính của ngành từ tỉnh xuống đến các huyện, phƣờng, xã. Củng cố hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp. Hình thành hệ thống cán bộ chuyên trách ở các huyện, thị, thành phố có trồng Cà phê với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình sản xuất, kinh doanh ở địa phƣơng, hƣớng dẫn các cơ sở/hộ thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, của ngành, của tỉnh; giúp đỡ ngƣời nông dân về kỹ thuật và các công nghệ áp dụng.
- Về chính sách hỗ trợ ngƣời sản xuất gặp rủi ro: triển khai thí điểm bảo hiểm đối với đối tƣợng Cà phê. Điều kiện bảo hiểm: tất cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang tham gia hoạt động sản xuất, chế biến Cà phê trên địa bàn địa phƣơng, đƣợc chính quyền địa phƣơng xác nhận. Về các loại hình bảo hiểm, bao gồm: Bảo hiểm toàn phần đến sản phẩm cuối cùng theo giá trị; Bảo hiểm theo phí mua bảo hiểm (cao, thấp). Những rủi ro cần đƣợc bảo hiểm nhƣ: giá giảm, bị thiên tai bất khả kháng do thời tiết, mƣa bão, lũ lụt… bảo hiểm tín dụng trong trƣờng hợp ngƣời dân không có khả năng trả nợ do thất thu bởi giá cả giảm sút so với giá thành sản xuất hay do thiên tai.
Trong mô hình thí điểm này, đề nghị Nhà nƣớc hỗ trợ cho đối tƣợng mua bảo hiểm: 60% phí bảo hiểm, đối tƣợng mua bảo hiểm bỏ ra 40% phí; có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với công ty Bảo hiểm để các Công ty Bảo hiểm yên tâm thực hiện mô hình thí điểm, đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở nhân rộng mô hình bảo hiểm sau này ra toàn vùng.
- Về Thuế: Nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng các ƣu đãi về Thuế theo quy định của Chính phủ và Chính sách thu hút đầu tƣ của địa phƣơng Miễn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất nhƣ xây dựng Cơ sở chế biến Cà phê, Nhà làm việc, Nhà Kho, Nhà Xƣởng... theo quy định.
- Về Đầu tƣ tín dụng: Việc vay vốn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng sau khi đã thẩm định, tiếp cận các Dự án, tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay vốn.
97
dựng Nhà máy chế biến Cà phê với thiết bị chuyên dùng tiên tiến cần thiết đáp ứng yêu cầu cho ngành Cà phê.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp ngƣời dân khi có rủi ro về thị trƣờng và giá cả khi giá Cà phê trong nƣớc xuống dƣới giá thành sản xuất bình quân.
*Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho vùng nguyên liệu
Về việc quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết phải ƣu tiên phục vụ cho sự phát triển của các loại cây trồng chủ đạo. Tuỳ đặc điểm từng vùng cần tập trung xây dựng yếu tố nào trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Có nơi là hệ thống kênh mƣơng tƣới, tiêu nƣớc; Có nơi là hệ thống đƣờng nội đồng… Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống kỹ thuật có ý nghĩa dẫn đƣờng cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung, cho sự hình thành và phát triển của các vùng nguyên liệu cà phê nói riêng. Việc này cần phải có bàn tay của nhà nƣớc từ công tác quy hoạch, thiết kế đến tổ chức huy động vốn, tổ chức xây dựng công trình, tổ chức khai thác và quản lý công trình vì ngƣời dân với trình độ thấp, năng lực vốn kém không thể làm đƣợc.
Vùng nguyên liệu cần có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển để phục vụ sản xuất nếu vùng đƣợc quy hoạch có hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi…còn thấp kém cần có sự đầu tƣ đáng kể để tạo điều kiện cho vùng nguyên liệu đƣợc hình thành và phát triển. Để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, các đơn vị cần quán triệt và thực hiện tốt phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, nhân dân làm là chính đối với các công trình gắn trực tiếp với sản xuất, tuỳ từng điều kiện uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện có sự hỗ trợ hợp lý.
98
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu chuỗi giá trị vùng Tây Bắc tiến hành điều tra khảo sát 6 tác nhân tham gia chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc gồm: cơ sở cung ứng đầu vào, hộ nông dân trồng cà phê, ngƣời thu gom, cơ sở chế biến, doanh nghiệp chế biến, ngƣời tiêu dùng và các tác nhân hỗ trợ từ đó đạt đƣợc các kết quả sau:
Thứ nhất, Đề tài xác lập đƣợc khung phân tích chu ỗi giá trị cà phê chè dựa trên cách tiếp cận về phân tích ngành hàng của FAO (2005) và cách tiếp cận đƣợc GTZ thực hiện.
Thứ hai, Đề tài xây dựng đƣợc mô hình chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc; Gồm 6 nhóm tác nhân tham gia trong đó các tác nhân tham gia trực tiếp, chủ đạo gồm: hộ nông dân trồng cà phê, hộ thu gom, cơ sở chế biến cà phê và các tác nhân khác gồm cung ứng đầu vào, ngƣời tiêu dùng, các đơn vị hỗ trợ.
Thứ ba, Xác định rõ vai trò của từng tác nhân, sự phân chia lợi ích, giá trị gia tăng mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc; Trong đó, ngƣời trồng cà phê tạo 78% giá trị tăng thêm của chuỗi và phần lợi nhuận ngƣời nông dân đạt đƣợc chiếm 80% lợi nhuận trong chuỗi giá trị cà phê chè của vùng. Các cơ sở chế biến chƣa thể hiện đƣợc vai trò đầu tàu trong chuỗi; các mối liên kết trong chuỗi còn lỏng lẻo, chƣa gắn đƣợc lợi ích của các tác nhân trong toàn chuỗi với nhau.
Giá trị gia tăng do chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc tạo ra chƣa cao do sản phẩm chuỗi cung cấp trên thị trƣờng chỉ là sản phẩm thô chƣa qua giai đoạn chế biến sâu và sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu trên thị trƣờng.
Thứ tƣ, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong CGT cà phê chè của vùng đề xuất các giải pháp, chính sách nâng cấp và phát triển bền vững chuỗi giá trị cà phê chè của vùng Tây Bắc. Trong đó tập trung vào các giải pháp: tăng cƣờng chế biến sâu sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, các giải pháp về phát triển thị trƣờng; tăng cƣờng mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi...
99
KIẾN NGHỊ 1. Đối với Nhà nƣớc
Hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các tác nhân tham gia gắn kết vào hoạt động của chuỗi; đồng thời để quản lý hiệu quả chuỗi giá trị cà phê từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Nhà nƣớc cần ƣu tiên nguồn vốn tín dụng ƣu đãi dài hạn cho các tác nhân đã tham gia vào chuỗi để phát triển trồng, chế biến, mở rộng kinh doanh, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, đúng qui trình.
2. Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng tỉnh Sơn La, Điện Biên
Xây dựng chính sách thực hiện quy trình kiểm soát chất lƣợng sản phẩm cà phê từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của chuỗi.
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ rà xoát lại toàn bộ các tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm và xây dựng lại theo đúng quy chuẩn quốc tế, đồng thời cùng phối hợp xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Vận động tuyên truyền áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất cà phê nhƣ 4C, UTZ…
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh cho các tác nhân, đồng thời tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng, kiểm soát sâu bệnh.
Khuyến khích và hỗ trợ các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực và phát triển lợi thế cạnh tranh.
3. Đối với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc
Đối với cơ sở cung ứng đầu vào: Lựa chọn nguồn cung ứng vật tƣ đảm bảo uy tín
Đối với hộ nông dân trồng cà phê
- Mạnh dạn tham gia vào tổ, nhóm hợp tác hay các HTX chuyên canh cây cà phê. - Chủ động đề xuất với doanh nghiệp, cán bộ khuyến nông nội dung kỹ thuật còn
yếu, thiếu.
- Tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, thu hoạch cà phê.
Đối với hộ, doanh nghiệp chế biến
- Hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho các hộ nông dân trong vùng nguyên liệu. - Ký và thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân trồng cà phê. - Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đại lý thu mua.
100
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm hiểu rõ nhu cầu khách hàng về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm cung cấp thông tin để phía sản xuất đáp ứng tốt nhu cầu.
- Đàm phán, ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm
- Cung cấp thông tin đầy đủ về giá, chất lƣợng và yêu cầu đối với đại lý thu mua, hộ nông dân trồng cà phê.
101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Cục thống kê tỉnh Điện Biên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2015.
2. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2016), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2015.
3. GTZ (2007), Cẩm nang Valuelinks – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị.
4. Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La (2016), Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối Sơn La 2016 – 2020, Nghị quyết số 31/NQ – HĐND.
5. R. Kaplinsky & M. Morris, Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị, dịch bở Kim Chi. 6. Lƣu Đức Khải (2009), Năng lực tham gia của hộ nông dân đối với sản xuất
nông sản hàng hóa – cách tiếp cận từ chuỗi giá trị, Đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu Quản lý trung ƣơng.
7. T. Nga (2016), Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2015, Địa chỉ: http://nhanhieuviet.gov.vn/vn/tin-tuc-xnk/thi-truong-xuat-khau-ca-phe-viet- nam-nam-2015-56054.phtml
8. M. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, dịch bởi Nguyễn Phúc Hoàng, NXB Trẻ. 9. Nguyễn Hồng Sơn (2012), Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương
muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở tỉnh Sơn La và Điện Biên, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên.
10. Bùi Văn Sỹ, Nguyễn Tử Hải và Lƣơng Đức Loan (2005), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê chè, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Tổng cục thống kê (2016), Diện tích, dân số và mật độ dân số theo địa phương.
12. Tổng cục thống kê (2016), Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương.
13. Tổng cục thống kê (2016), Số liệu thống kê về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm tại một số trạm quan trắc.
14. Tổng cục thống kê (2016), Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương.
15. Tổng cục thống kê (2016), Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo địa phương.
16. Tổng cục thống kê (2016), Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế phân theo địa phương.
102
17. Nguyễn Văn Thắng (2015), Thế nào là sương muối, trung tâm khuyến nông quốc gia Thứ tƣ - 08/07/2015.
18. Thủ tƣớng chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020. Quyết định Số: 1064/QĐ-TTg ngày 8/7/2013
19. Phạm Thái Thủy (2008), Nghiên cứu ngành hàng Bưởi Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Đại học nông nghiệp.
20. Đặng Huyền Trang, Phạm Văn Khôi (2013), Tác động của phát triển cây cà phê đến xóa đói, giảm nghèo tỉnh Sơn La, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 189 II) trang 44-49.
21. Vũ Hồng Tráng (2013), Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê chè theo hướng phát triển bền vững cho các tiểu vùng sinh thái Tây Bắc, Hội thảo quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, trang 897 – 906.
22. Vũ Hồng Tráng (2012), Kết quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển cà phê chè vùng Tây Bắc, Hội thảo liên kết phát triển cây cà phê chè vùng Tây Bắc tại Sơn La.
23. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2013), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp), NXB Đại học Cần Thơ.
24. Nguyễn Hữu Tâm, Lƣu Thanh Đức Hải (2014), Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm ca cao tỉnh Bến Tre, Số tạp chí 35(2014) Trang: 8-15, trƣờng Đại học Cần Thơ.
25. Anh Tùng (2015), Cà phê Việt Nam những năm qua, STINFO số 3/2015 , 8-12. 26. UBND tỉnh Sơn La (2014), Phê duyệt kế hoạch triển khai 2014 nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của các doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La 2011 – 2020, Quyết định số 1390/QĐ-UBND tỉnh Sơn La 4/6/2014.
Tài liệu Tiếng Anh
27. Christopher L. Gillbert “Value chain analysis and market power in commodity prosessing with application to coca and coffee sectors” (2006), Italy.
28. GTZ. ValueLinks Manual. The Methodology of Value Chain Promotion. First Edition.
103
29. M4P (2008). Making value chains work better for the poor. A toolbook for practitioners of value chain analysis. 3rd version. Making markets work better for the poor (M4P) Project. UK Department for International Development (DFID). Agricultural Development International. Phnom Penh, Cambodia. 30. Michael Porter (1990) Competitive Advantage: Creating and Sustaining
Superior Performance, Free press.
31. Raphael Kaplinsky and Mike Morris. (2001). A handbook for value chain research.