Tiềm năng phát triển cà phê chè vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê chè vùng tây bắc việt nam (Trang 96)

Vùng Tây Bắc có độ cao từ 500 - 1.500m so với mặt nƣớc biển, với nhiệt độ bình quân 200C, cao nhất 300C, lƣợng mƣa bình quân 1.500 - 2.000mm/năm, độ ẩm không khí 80-85%. Đây là vùng có điều kiện sinh thái thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ chè, cà phê.

Việc đƣa cây cà phê chè vào trồng ở vùng Tây Bắc đã và đang góp phần vào giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập từ 1 ha trồng cà phê chè vùng có năng suất cao đạt hơn 100 triệu đồng. Đồng thời, việc phát triển các dịch vụ cung ứng đầu vào, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ cà phê góp phần giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cƣ.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, địa hình trong vùng bị chia cắt, đa phần là đất dốc, nguồn nƣớc thiếu trong mùa khô gây cản trở lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung, quá trình phát triển của cây cà phê chè nói riêng. Mặt khác, mùa lạnh khô thƣờng tập trung vào các tháng 11, 12 cũng có khi xảy ra ở các tháng 1,2,3 nhiệt độ và độ ẩm thƣờng giảm xuống rất thấp, xuất hiện hiện tƣợng “sƣơng muối” làm cây cà phê bị “cháy lá” và chết chẳng hạn nhƣ năm 1999 gần nhƣ toàn bộ diện tích trồng cà phê bị xóa sổ [21], cuối năm 2013 hơn 1300 ha cà phê tại tỉnh Sơn La cũng bị chết do sƣơng muối.

Đất đai của vùng Tây Bắc khá đa dạng, đƣợc Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp phân loại gồm 7 nhóm, trong đó đất đỏ vàng là loại đất thích hợp với trồng cây cà phê, có diện tích 1.936,06 nghìn ha chiếm 53,9%.

Bảng 3.1: Phân loại đất của vùng Tây Bắc

Loại đất Diện tích (nghìn ha) Tỷ trọng (%)

1. Nhóm đất phù sa 50,26 1,4

2. Nhóm đất lầy và than bùn 0,34 0,01

3. Nhóm đất đen 1,6 0,04

4. Nhóm đất đỏ vàng 1936,06 53,9

5. Đất mùn đỏ vàng trên núi 1278,82 35,6

6. Đất mùn trên núi cao 98,83 2,75

7. Các loại đất khác 227,47 6,33

Tổng 3593.38 100

86

Cây cà phê chè có giá trị kinh tế cao song cũng yêu cầu khá khắt khe về điều kiện khí hậu, đất canh tác, cách chăm sóc nhƣ: Tính thích nghi với độ cao 600 - 2500 m; lƣợng mƣa tối ƣu 1200 - 1900 mm; nhiệt độ 5 – 30o

C tối ƣu 15 - 24oC; đất canh tác có độ dày trên 70cm; Vì vậy, mặc dù diện tích đất tự nhiên rộng lớn, loại đất thích hợp có thể trồng cà phê nhiều, nhƣng bị giới hạn bởi điều kiện sinh thái, thổ nhƣỡng và địa hình bị chia cắt nên thực tế diện tích đất phục vụ cho phát triển cà phê chè tại vùng Tây bắc chƣa nhiều và diện tích phân tán nên hạn chế trong việc hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn, khó khăn trong áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Bảng 3.2: Sự thích nghi về khí hậu và đất đai với cây cà phê chè của vùng Tây Bắc Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Rất thích nghi 567 0,017 Thích nghi 51.387 1,544 Ít thích nghi 246.432 7,404 Không thích nghi 3.029.931 91,03

(Nguồn: Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp)

Từ kết quả chồng xếp bản đồ phân vùng khí hậu và bản đồ phân hạng đất đai đối với cây cà phê chè do viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện cho thấy diện tích thích nghi và rất thích nghi về khí hậu và đất đai khoảng 52.000 ha chiếm 1,544% tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp của Vùng.

Tuy nhiên, năm 2015 diện tích cà phê mới đạt 16 nghìn ha, chiếm 29,3% diện tích thích nghi với cây cà phê chè. Đặc biệt theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến năm 2020 Sơn La có 5.000 ha và Điện Biên với 4.500 ha, thấp hơn diện tích hiện có. Tiềm năng phát triển về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển cà phê chè của Tây Bắc là rất lớn. vì vậy, cần chọn lựa và quy hoạch diện tích phù hợp nhất trong phát triển cà phê chè tại đây nhằm phát huy tốt lợi thế của vùng.

3.1.2. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc

Từ các kết quả phân tích chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc và phân tích SWOT, có thể nhận dạng một số chiến lƣợc phát triển bền vững chuỗi giá trị cà phê

87

chè vùng Tây Bắc. Các chiến lƣợc này đề xuất cho phạm vi toàn ngành, không đi sâu vào từng tác nhân cụ thể.

Mục đích mà các chiến lƣợc hƣớng đến là:

Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc. Hai là, nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội mà chuỗi giá trị cà phê mang lại cho vùng.

Ba là, nâng cao mức độ tham gia của ngƣời nghèo vào các hoạt động

Bốn là, gia tăng số lƣợng việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn vùng Tây Bắc.

Qua phân tích SWOT có thể nhận thấy chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam có một số điểm mạnh và cơ hội cho phát triển. Tuy nhiên, còn tồn tại những điểm yếu và gặp phải những thách thức quan trọng. Do đó, chiến lƣợc phát triển chuỗi nhằm phát huy đƣợc các điểm mạnh, tận dụng đƣợc thời cơ đồng thời khắc phục đƣợc các hạn chế, có các biện pháp tác động hạn chế thách thức.

Hệ thống chiến lƣợc đƣợc đề xuất cụ thể gồm cả 3 nhóm chiến lƣợc: theo đuổi thời cơ phù hợp với điểm mạnh (SO), khắc phục điểm yêu để theo đuổi các cơ hội (WO), khác phục điểm yếu để, xây dựng kế hoạch bảo vệ để tránh mẫn cảm với các thách thức (WT). Các chiến lƣợc đề xuất này là nền tảng để thiết lập những giải pháp cụ thể thúc đẩy sự phát triển chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc.

3.1.2.1. Chiến lược SO – theo đuổi thời cơ phù hợp với điểm mạnh

Chiến lƣợc 1: Phát triển ổn định vùng nguyên liệu, đầu tƣ cải tạo và trồng mới tăng năng suất và chất lƣợng

Cà phê chè vùng Tây bắc đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ phát triển của chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là hai tỉnh Sơn La và Điện Biên có điều kiện thích hợp với yêu cầu khắt khe về khí hậu, thổ nhƣỡng của cây cà phê chè. Trong những năm gần đây, thu nhập của ngƣời lao động tham gia vào ngành cà phê cao hơn so với một số ngành nông sản khác. Nhiều hộ nông dân tự chuyển đổi từ các loại cây trồng khác sang trồng cà phê. Tuy nhiên, vẫn có năm giá cà phê không ổn định khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến điêu đứng thậm chí phá sản.

Thông qua việc rà soát diện tích các vƣờn cà phê hiện có trong vùng để nhìn nhận lại quy mô diện tích thực sự, cách bố trí, chăm sóc và tuổi thọ của vƣờn cây từ đó sở NN&PNTN cấp tỉnh xây dựng, đề xuất quy họach phát triển cà phê trên địa bàn các

88

tỉnh Sơn La, Điện Biên. Cụ thể, đến 2020 tỉnh Sơn La diện tích quy hoạch 10.000ha, 1.100 cà phê đƣợc trồng từ giai đoạn 1995 trở về trƣớc không đảm bảo không đƣa vào quy hoạch hoặc những diện tích cây trồng 10-15 năm xây dựng kế hoạch “trẻ hóa” hoặc trồng lại để nâng cao năng suất. Tỉnh Điện Biên, đến năm 2020 diện tích 6.139ha, trồng mới theo lộ trình cụ thể tại từng địa phƣơng.

Chiến lược 2: Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Sản phẩm cà phê tại vùng Tây Bắc đã đƣợc xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, sản phẩm mới dừng lại ở sản phẩm thô (cà phê nhân) có giá trị gia tăng thấp. Các cơ sở chế biến cà phê trong vùng chủ yếu là các cơ sở rang xay nhỏ quy mô hộ gia đình với khối lƣợng tiêu thụ thấp.

3.1.2.2. Chiến lược WO - khắc phục điểm yếu để theo đuổi các cơ hội

Chiến lược 3: Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi

Chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc có nhiều tác nhân tham gia nhƣng quan hệ liên kết giữa các tác nhân lại lỏng lẻo, không có tính ổn định, thiếu tính bền vững. Quan hệ liên kết chủ yếu dừng lại ở việc mua bán thỏa thuận sau thu hoạch, dễ bị phá vỡ khi có xung đột lợi ích xảy ra, ngƣời thiệt thòi là những hộ nông dân trồng, sơ chế cà phê.

Vì vậy, cần có chiến lƣợc xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi. Mỗi doanh nghiệp chế biến cần chủ động thiết lập liên kết mạng lƣới với các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, cung ứng nguyên liệu và dần đi đến hình thức đồng sở hữu nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu và kiểm soát chất lƣợng nguyên liệu đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe của thị trƣờng cà phê xuất khẩu.

Bên cạnh liên kết dọc trong toàn chuỗi, liên kết ngang cần đƣợc duy trì và phát triển. Đặc biệt ở nhóm tác nhân hộ nông dân trồng cà phê, nhằm ổn định vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến.

Chiến lược 4: nâng cấp công nghệ trồng trọt để tăng sản lượng và bảo đảm chất lượng cà phê

Hạn chế về quy mô sản xuất nên cần chú trọng các giải pháp khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, sản lƣợng quả cà phê và đảm bảo chất lƣợng cho cà phê thành phẩm. Áp dụng đúng kỹ thuật bón phân, chăm sóc và bảo vệ thực vật để tăng

89

năng suất, ổn định chất lƣợng cà phê quả phục vụ cho chế biến. Khuyến khích trồng đúng mật độ, trồng cây che tán cho cây cà phê để hạn chế những tác động của điều kiện thời tiết đặc biệt của vùng.

3.1.2.3. Chiến lược WT- khắc phục điểm yếu, xây dựng kế hoạch bảo vệ để tránh mẫn cảm với các thách thức

Chiến lược 5: ổn định năng lực và công suất chế biến cân đối với khả năng cung ứng nguyên liệu của vùng

Cân đối nguồn nguyên liệu với công suất lắp đặt của hệ thống các nhà máy chế biến nhằm ổn định sản xuất – chế biến – thƣơng mại trong chuỗi giá trị cà phê của vùng. Trong các quy hoạch của tỉnh Sơn La và Điện Biên bên cạnh việc trồng mới cà phê đã có sự lƣu tâm đến công suất của các nhà máy chế biến trong quy hoạch. Cân đối, xem xét các đơn vị đăng ký hoạt động mới vào lĩnh vực chế biến cà phê nhằm bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tƣ đã đầu tƣ trên địa bàn.

Chiến lược 6: Xây dựng thương hiệu cà phê chè vùng Tây Bắc

Cà phê chè vùng Tây Bắc đƣợc các chuyên gia đánh giá có hƣơng vị thơm ngon bậc nhất tuy nhiên sản phẩm cà phê chè của vùng chƣa đƣợc khách hàng biết đến. Muốn nâng cao đƣợc vị thế sản phẩm cà phê chè của vùng nhất thiết chú trọng đến xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm.

3.2. Hệ thống giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam Việt Nam

3.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật

3.2.1.1. Chuyển giao rộng rãi tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trồng cà phê

Căn cứ giải pháp: Qua điều tra phỏng vấn 110 hộ nông dân trồng cà phê cho thấy 33/110 (23%) hộ đã từng tham gia tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê do cán bộ khuyến nông hoặc doanh nghiệp tổ chức. Còn lại 77% số hộ đƣợc phỏng vấn chƣa từng đƣợc tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để trồng, chăm sóc cây cà phê.

Từ việc thiếu kiến thức về trồng, chăm sóc cây cà phê nên việc bố trí cây trồng che bóng chƣa đúng, quy trình bón phân không đảm bảo, quy trình tỉa cành, tạo tán không đƣợc thực hiện ảnh hƣởng đến năng suất sản phẩm.

Mục tiêu: Áp dụng trên diện rộng các kỹ thuật tiến bộ về giống, mật độ trồng, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, tỉa cành, thu hái và kiểm soát, phòng

90

trừ sâu bệnh để nâng cao năng suất cây cà phê và chất lƣợng cà phê nguyên liệu. Chú trọng ngƣời thụ hƣởng là nông dân với quy mô canh tác nhỏ, trình độ hạn chế.

Phương thức thực hiện

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp đầu vào cho trồng trọt như: Cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…Cây cà phê là loại cây trồng một lần và cho thu hoạch trong 20-25 năm, việc cây giống không đảm bảo ảnh hƣởng đến chất lƣợng vƣờn cà phê kinh doanh. Nguyên nhân đầu tiên của sự sụt giảm sản lƣợng cà phê là do hiện nay tỷ lệ cây cà phê già cỗi chiếm đến gần 20% khiến năng suất giảm.

Trên thị trƣờng phân bón hiện nay có rất nhiều loại phân bón đƣợc các doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng không ít trong số đó là phân bón giả, phân kém chất lƣợng ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nông dân. Đặc biệt với vùng Tây Bắc, mặc dù thị trƣờng hàng hóa đã đƣợc phát triển, nông dân dễ dàng mua đƣợc vật tƣ nông nghiệp cần thiết tuy nhiên trình độ của nông dân hạn chế khó phân biệt đƣợc các loại hàng giả trên thị trƣờng. Do đó cần sự hỗ trợ, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Hỗ trợ kỹ thuật cho người dân bằng cách xây dựng sách, tài liệu đầy đủ hƣớng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản cà phê sau thu hoạch. Cung cấp cho ngƣời dân số điện thoại đƣờng dây nóng để họ có những vấn đề thắc mắc sẽ đƣợc cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn.

- Hàng năm các doanh nghiệp, khuyến nông cần tổ chức những buổi tập huấn ngắn hạn, tổ chức “hội nghị đầu bờ” nhằm hƣớng dẫn trực tiếp cho hộ nông dân trồng cà phê. Tuy nhiên hoạt động tập huấn này đƣợc tiến hành rộng khắp trong vùng tránh hiện tƣợng chỉ dừng lại ở một hoặc một số địa phƣơng.

- Tiếp tục đƣa các quy trình sản xuất 4C, UTZ… vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của vùng trên thị trƣờng quốc tế.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Đối với tổ chức khuyến nông, doanh nghiệp

-Xây dựng tài liệu chi tiết về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây cà phê chè sử dụng thuật ngữ để nông dân dễ hiểu, dễ áp dụng. Bên cạnh tài liệu văn bản có thể xây dựng tài liệu hƣớng dẫn bằng video, hình ảnh.

91

- Đào tạo cán bộ chuyên trách về cây cà phê để hỗ trợ, hƣớng dẫn cho nông dân . Mặt khác, cán bộ chuyên trách về cây cà phê thƣờng xuyên đến các vùng nguyên liệu nắm bắt tình hình thực tế sản xuất trong các hộ nông dân.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung tập huấn, hội nghị và thông báo rộng rãi để ngƣời nông dân đƣợc biết và tham gia.

- Liên hệ chặt chẽ với nông dân để nắm bắt khía cạnh kỹ thuật nông dân còn thiếu, còn yếu để hỗ trợ phù hợp.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Xây dựng kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.

- Kết hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

Đối với nông dân trồng cà phê

- Mạnh dạn trao đổi, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê tránh làm theo lối mòn áp dụng cho các loại cây trồng khác.

- Đề xuất nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu đối với cán bộ khuyến nông, doanh nghiệp.

- Lựa chọn các cơ sở cung cấp giống, vật tƣ nông nghiệp có uy tín để mua - Thực hiện bón phân đúng chế độ, đúng thời điểm và phù hợp với đặc điểm đất

trồng nhằm bổ sung loại chất còn thiếu trong đất phù hợp góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất phù hợp với đòi hỏi của cây qua các giai đoạn và cuối cùng góp phần nâng cao chất lƣợng cà phê thành phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê chè vùng tây bắc việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)