Bài học 1 vai trò của tổ chức hỗ trợ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê chè vùng tây bắc việt nam (Trang 40)

Bài học đƣợc đúc kết từ chuỗi giá trị cây Thảo quả tại Lào Cai do tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và Trung tâm Khuyến nông Lào Cai hỗ trợ.

Với trên 7.000 ha thảo quả trong đó có trên 4.000 ha diện tích đang cho thu hoạch thì Lào Cai là tỉnh có diện tích cây thảo quả lớn nhất cả nƣớc. Năng suất bình quân 150 - 200kg/ha (quả khô), chỉ tính giá trung bình 100.000 đ/kg, thực sự thảo quả đã trở thành “cây vàng” đối với thu nhập của ngƣời dân vùng cao trên địa bàn tỉnh1

. Tuy vậy, trƣớc năm 2008, việc sản xuất chủ yếu do tự phát, chƣa có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp nên chất lƣợng thảo quả khô bán ra thị trƣờng chất lƣợng không đều, năng suất thấp, ngƣời dân bị ép giá do không nắm đƣợc thông tin về thị trƣờng; giá trị trƣờng thảo quả không ổn định.

Từ năm 2008, đƣợc sự đồng ý của UBND tỉnh, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai chƣơng trình hợp tác “Phát triển chuỗi giá trị thảo quả nhằm xóa đói giảm nghèo cho các xã cùng cao của tỉnh”, trong vòng 3 năm (2008 – 2010) với đối tác thực hiện là Trung tâm Khuyến nông Lào Cai. Chƣơng trình đƣợc triển khai thực hiện thí điểm tại 4 xã Tả Phìn, San Sả Hồ (Sa Pa) Dền Sáng, Sảng Ma Sáo (Bát Xát). Đây là lần đầu tiên, ngành nông nghiệp Lào Cai đƣợc làm quen với phƣơng pháp triển khai mới “chuỗi giá trị” bao gồm các hoạt động kết nối từ ngƣời sản xuất, các hộ kinh doanh đến thị trƣờng tiêu thụ và tập trung vào 4 lĩnh vực: cải thiện năng suất và biện pháp canh tác thảo quả; cải thiện chất lƣợng thảo quả; phát triển thị trƣờng thảo quả và hỗ trợ phát triển môi trƣờng sản xuất, kinh doanh thảo quả.

1

Chuỗi giá trị Thảo quả: Hiệu quả từ chƣơng trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan. http://laocai.com.vn/News/content/viewer.html?a=2401&z=170

30

Từ việc thành lập tự nguyện 12 nhóm nông dân sở thích với sự tham gia của 180 hộ nông dân sản xuất thảo quả, 4 xã đƣợc triển khai thí điểm đã tạo ra các nhân tố chính, tích cực học tập, đi đầu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về thảo quả góp phần thay đổi nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng. Thực tế cho thấy trong năm 2008 và 2009, hiệu quả bƣớc đầu của chƣơng trình đã góp phần làm nâng cao nhận thức của ngƣời dân, làm tăng năng suất, giá trị, chất lƣợng của thảo quả lên 15 – 20%. Riêng năm 2010, chƣơng trình hợp tác đã mở rộng địa bàn triển khai tới 21 xã tại 3 huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, đây cũng là 3 huyện có diện tích trồng thảo quả lớn nhất tỉnh.

Trong quá trình triển khai chƣơng trình này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với tƣ vấn SNV tổ chức 53 khóa tập huấn cho 1.230 lƣợt ngƣời tham gia với các nội dung cơ bản: kỹ năng quản lý và làm việc theo nhóm nông dân; kỹ năng kinh doanh và marketing cơ bản; kỹ thuật canh tác, sản xuất giống và cải tiến công nghệ sấy thảo quả bền vững (canh tác, gieo ƣơm và cải tiến công nghệ sấy). Hỗ trợ 24 hộ dân về phân bón chăm sóc thảo quả, 5 mô hình gieo ƣơm giống thảo quả và 45 hộ cải tiến lò sấy thảo quả bền vững. Bên cạnh đó còn in và cấp phát sổ tay, đĩa hình hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác, gieo ƣơm giống, cải tiến công nghệ sấy thảo quả.

Đặc biệt với việc hỗ trợ, tƣ vấn hƣớng dẫn chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân xây dựng thành công “Quy ƣớc quản lý sản xuất thảo quả bền vững” tại 21 xã cho gần 2.300 lƣợt ngƣời trực tiếp tham gia2

. Các xã đã xây dựng và thực hiện tốt Quy ƣớc về quản lý thảo quả bền vững, trong đó tập trung vào vấn đề thu hoạch thảo quả đúng thời vụ và cải thiện công nghệ sấy. Bên cạnh đó, UBND các huyện đã chủ động chỉ đạo, tuyên truyền tất cả các xã có thảo quả trên địa bàn thực hiện tốt chủ trƣơng về sản xuất thảo quả bền vững. Đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 30 xã hƣởng ứng chủ trƣơng này. Từ việc áp dụng các hƣớng dẫn kỹ thuật đã giúp cải thiện khoảng 20% - 30% giá trị sản phẩm cho 3.000 hộ nông dân sản xuất, chế biến thảo quả tại Lào Cai. Lƣợng nhiên liệu đầu vào cho quá trình sấy và thời gian sấy thảo quả đã giảm ít nhất 30% thông qua áp dụng công nghệ chế biến bền vững. Quy trình quản lý chất lƣợng thảo

2

Chuỗi giá trị Thảo quả: Hiệu quả từ chƣơng trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan. http://laocai.com.vn/News/content/viewer.html?a=2401&z=170

31

quả đƣợc xây dựng và hoàn thiện với sự hỗ trợ tích cực của chuyên gia Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu Lâm - đặc sản ngoài gỗ Việt Nam.

Song song với các hoạt động đó, lĩnh vực phát triển thị trƣờng cũng đƣợc quan tâm, bắt đầu từ việc hỗ trợ nghiên cứu thị trƣờng Trung Quốc và các thị trƣờng nhập khẩu thảo quả tiềm năng khác (nghiên cứu về nhu cầu thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm, giá cả...) đến tổ chức hội thảo phổ biến thông tin nghiên cứu thị trƣờng; hỗ trợ tham quan, học tập kinh nghiệm về thảo quả tại Ấn Độ. Đặc biệt, Hội Thảo Quả Lào Cai đã tổ chức thành công đại hội lần thứ nhất và xây dựng phƣơng hƣớng hoạt động trong giai đoạn 2011-2013, với mục tiêu tôn chỉ đem lợi ích cho các thành viên: hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin về các vấn đề pháp luật, thị trƣờng xuất khẩu, giá cả, tập huấn nhằm đảm bảo giá bán, nâng cao tiêu chuẩn chất lƣợng thảo quả và khả năng cạnh tranh thị trƣờng...

Sau 3 năm thực hiện, chƣơng trình hợp tác đã góp phần thay đổi tƣ duy, nâng cao trình độ cho gần 5.000 hộ nông dân trồng thảo quả trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc cải thiện năng suất và sản lƣợng thảo quả trên địa bàn tỉnh Lào Cai; đồng thời đƣa cây thảo quả thực sự trở thành “cây vàng” đối với thu nhập từ phát triển nông nghiệp, nông thôn của bà con vùng cao tỉnh Lào Cai3

.

Nhƣ vậy, sau 3 năm thực hiện dự án không chỉ tác động trực tiếp đến các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Thảo quả nhằm tăng cƣờng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng mà còn tạo đƣợc sự đồng thuận và hỗ trợ rất hiệu quả từ chính quyền các cấp, qua đó làm cho các tác nhân trong chuỗi yên tâm sản xuất. Cùng với đó, năng lực của hệ thống khuyến nông Lào Cai, đặc biệt là kỹ năng tƣ vấn dịch vụ, cải thiện chất lƣợng giống, kỹ thuật canh tác…của cán bộ khuyến nông đang công tác tại các xã vùng trồng Thảo quả đƣợc nâng cao rõ rệt.

Bài học về cây Thanh long huyện Chợ Gạo, Viện cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đã hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cho Tổ hợp tác sản xuất Thanh Long Chợ Gạo (Xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, Tiền

3

Chuỗi giá trị Thảo quả: Hiệu quả từ chƣơng trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan. http://laocai.com.vn/News/content/viewer.html?a=2401&z=170

32

Giang), thu hút đƣợc 21 hộ nông dân tham gia với diện tích 19,74 ha, sản lƣợng hàng năm 582,7 tấn. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện và sự nỗ lực của bà con nông dân ngày 12/1/2012 công ty cổ phần giám định và khử trùng FCC (Đơn vị chứng nhận VietGAP) đã đánh giá và cấp giấy chứng nhận tuân thủ qui trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, số TCVN – VietGAP 9 - 4 – 82 – 2211. Tiếp theo đó, trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu (cục Bảo vệ thực vật) đã cấp mã số xuất khẩu Thanh long sang thị trƣờng Mỹ cho tổ hợp tác sản xuất Thanh Long Chợ Gạo.

1.2.2. Bài học 2 - tăng cường liên kết ngang

Ngƣời sản xuất liên kết với nhau để phát triển hàng hóa với chất lƣợng cao và quy mô lớn hơn thong qua các hình thức hợp tác nhƣ tổ hợp tác, HTX và sự liên kết chặt chẽ với các công ty chế biến và xuất khẩu nhằm đảm bảo đầu ra.

Theo Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tại các tỉnh vùng Tây Nguyên có trên 70 HTX chuyên canh cây cà phê. Các HTX đã liên kết với các doanh nghiệp, dần khẳng định đƣợc thƣơng hiệu và thâm nhập thị trƣờng các nƣớc, tạo thu nhập khá cho các thành viên hợp tác xã, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Lợi ích của hợp tác xã là đẩy mạnh liên kết giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, hỗ trợ cách quản lý về chất lƣợng sản phẩmvà bảo đảm đầu ra ổn định... Thông qua việc sử dụng các dịch vụ của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã đƣợc cung ứng nguồn giống cà phê có chất lƣợng, đƣợc phổ biến, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây để đạt hiệu quả cao hơn. Tại vùng Tây Nguyên, nhiều hợp tác xã đã thực hiện tốt việc liên kết với doanh nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho thành viên hoạt động hiệu quả, giúp cải thiện thu nhập và mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác cho thành viên cũng nhƣ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững nhƣ: HTX dịch vụ nông nghiệp công bằng Cƣ Dliê Mnông, HTX nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết, HTX sản xuất cà phê bền vững Ea Kmát… khi vào HTX, các thành viên đƣợc hƣớng dẫn cách bón phân, cắt cành, tƣới nƣớc, thu hoạch theo một quy trình khoa học. Nếu trƣớc kia, 1 ha cà phê của gia đình chỉ đạt khoảng 2 – 2,5 tấn thì từ khi tham gia HTX, năng suất đạt 3,5 tấn/ha, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đánh giá tốt nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và đƣợc HTX thu mua với giá tốt hơn so với bán ngoài đại lý.

Đúc kết từ một số mô hình thành công trong nhiều yếu tố góp phần dẫn đến thành công cho các HTX này, chúng ta thấy có một số yếu tố chính và chung nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

Thứ nhất, các HTX đều trải qua khó khăn ban đầu nhƣ thiếu vốn, thiếu phƣơng án sản xuất, khó khăn trong huy động vốn, tiêu thụ sản phẩm…các khó khăn này chính là động lực gắn kết bà con lại với nhau.

Thứ hai, ngƣời lãnh đạo của các HTX là những ngƣời có năng lực kinh doanh, có khả năng nắm bắt xu thế và cơ hội thị trƣờng, có tâm huyết và biết lãnh đạo các HTX thực hiện kế hoạch kinh doanh để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất theo luật HTX năm 2012.

Thứ ba, các HTX đều có sự liên kết chặt chẽ với thị trƣờng để đảm bảo trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra cũng nhƣ tận dụng các nguồn lực từ thị trƣờng để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng nhƣ đƣa ra sản phẩm đáp ứng tốt thị trƣờng.

Thứ tư, các HTX này đều sản xuất theo quy trình kiểm soát chất lƣợng sản phẩm tốt đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết đã áp dụng sản xuất cà phê theo chứng nhận Fairtrade (thƣơng mại công bằng).Nhờ đó, các hộ sản xuất đã tăng thu nhập, giá bán sản phẩm ổn định, có những năm giá bán tăng hơn so với thị trƣờng từ 2.500 - 3.000 đồng/kg.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết (Nam Bình, Đắk Song, Đắk Nông) đã

liên kết với Công ty cà phê Nestlé và Công ty cà phê Neuman sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C (bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới). Bộ tiêu chuẩn này tập trung vào 3 phƣơng diện: xã hội, môi trƣờng và kinh tế. Việc trồng cà phê phải bảo đảm tuân thủ đúng theo quy trình, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học vì vừa gây lãng phí vừa ảnh hƣởng tới môi trƣờng và khó tiêu thụ sản phẩm.

Thứ năm các HTX rất chú trọng công tác phát triển và mở rộng thị trƣờng gắn liền với phát triển và duy trì thƣơng hiệu.

Thứ sáu, các HTX này đều nhận đƣợc sự hỗ trợ khá tốt của các tổ chức Nhà nƣớc về tài chính cũng nhƣ năng lực quản lý và kinh doanh.

Tuy nhiên, số các HTX thực hiện liên kết đƣợc với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm còn ít. Nông dân đa số vẫn phải “tự làm, tự bán” là chính, dẫn đến rủi ro nhiều trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập. Nhiều HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hƣớng hoạt động và đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, chƣa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với thành viên nên hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp còn hạn chế:

34

Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chƣa cao nên ngƣời nông dân chƣa hăng hái tham gia, gắn bó với HTX.

1.2.3 Bài học 3 - vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc

Trong chuỗi giá trị sản phẩm, việc kết nối với các “doanh nghiệp đầu tàu” hay các “doanh nghiệp đầu chuỗi” theo một quy trình sản xuất và kinh doanh thống nhất, có một vao trò quan trọng với việc duy trì phát triển chuỗi giá trị và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cạnh tranh của thị trƣờng.

Trong các chuỗi giá trị sản phẩm, tùy thuộc vào tiềm năng của thị trƣờng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mà mức độ tham gia của các doanh nghiệp có sự khác nhau. Trong các chuỗi giá trị mà chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các tổ chức hợp tác của nông dân đảm nhiệm thì việc tiếp cận thị trƣờng quy mô lớn trong nƣớc và thị trƣờng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do các đơn vị này không có tiềm năng về vốn, công nghệ và mạng lƣới trong tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm một cách bài bản. Chính vì vậy, tính cạnh tranh của chuỗi không cao, không đảm bảo đƣợc lƣợng hàng hóa cung cấp đều đặn với chất lƣợng cao do đó khó duy trì đƣợc giá cả, uy tín và thƣơng hiệu.

Trong khi đó, trong chuỗi giá trị sản phẩm có sự tham gia cao của các doanh nghiệp lớn – doanh nghiệp đầu tàu chẳng hạn nhƣ chuỗi cà phê, cacao, cao su, sữa, tôm…Các doanh nghiệp đầu tàu thƣờng có tiềm năng về vốn, công nghệ, quy trình sản xuất đáp ứng tốt yêu cầu thị trƣờng, có thị trƣờng ổn định và khả năng tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu chính ngạch bài bản.

Tổng công ty cà phê Việt Nam (vinacafe), thành lập năm 1995 trên cơ sở chuyển từ Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê là một trong những doanh nghiệp công nông nghiệp thuộc hạng quan trọng đặc biệt của nhà Nƣớc, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Cà phê Việt Nam - ngành sản xuất và xuất khẩu có tính đặc thù cao. Gồm 32 công ty con và 6 công ty liên kết. Vinacafe hàng năm xuất khẩu trên 2.000 tấn cà phê hòa tan đến 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Công ty Nestle Việt Nam hỗ trợ kinh phí choViện Khoa học kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) mua sắm trang thiết bị trong nghiên cứu và chọn tạo trong phòng thí nghiệm, trang thiết bị vƣờn ƣơm để sản xuất các giống cà phê tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao, chất lƣợng tốt… hỗ trợ nông dân trong việc tái canh diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, hai đơn vị còn xây dựng các mô hình vƣờn mẫu để nông dân

35

tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm nhƣ: Mô hình quản lý dinh dƣỡng tổng hợp- ICM; mô hình bón phân hợp lý, sản xuất phân từ vỏ cà phê; mô hình cây che phủ; mô hình nuôi cấy mô; mô hình tƣới tiết kiệm nƣớc; mô hình giảm lƣợng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật… Trong đó, một số mô hình mang lại hiệu quả thiết thực nhƣ mô hình tƣới tiết kiệm nƣớc đã tiết kiệm 40% lƣợng nƣớc tƣới cho cà phê, giảm từ 700

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê chè vùng tây bắc việt nam (Trang 40)