2.2.1.1. Thực trạng về sản xuất
Cây cà phê du nhập vào Tây bắc trên 60 năm, đƣợc trồng rải rác trong các hộ gia đình với các giống thuộc giống Bourbon, Typica, Caturral với khả năng kháng các loại sâu đục thân, tiện vỏ và bệnh rỉ sắt kém. Tại Sơn La, cây cà phê đƣợc công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La đầu tƣ phát triển từ năm 1989, trên địa bàn 11 huyện/ thị, 93 xã phƣờng, thị trấn, với trên 7.200 hợp đồng, tổng vốn đầu tƣ 68.524,6 triệu đồng. Tại Điện Biên, năm 1973 cà phê đƣợc trồng tại nông trƣờng Mƣờng Ảng và nông trƣờng Điện Biên.
Diện tích, sản lƣợng cà phê chè của vùng Tây Bắc đƣợc thể hiện qua biểu đồ dƣới đây. Qua biểu đồ ta thấy diện tích trồng cà phê của vùng Tây Bắc tăng lên nhanh chóng từ 10.000 ha năm 2010 lên gần 16.000ha năm 2015, tƣơng ứng tăng 6190 ha. Trong đó, phần lớn diện tích tập trung tại tỉnh Sơn La chiếm trên 70% diện tích của vùng, cụ thể năm 2015 với gần 12 nghìn ha chiếm 74%. Tại tỉnh Sơn La, cây cà phê mặc dù đƣợc phát triển trồng trên tất cả các huyện, thị nhƣng hiện nay diện tích cây cà phê còn lại đƣợc tập trung chủ yếu gồm huyện Mai Sơn (30%), huyện Thuận Châu (27%) và thành phố Sơn La (37%) [2].
50
Biểu đồ 2.1: Diện tích, sản lƣợng cà phê chè vùng Tây Bắc [1, 2]
Cây cà phê tại tỉnh Điện Biên đã đƣợc trồng mở rộng diện tích từ 2500 ha năm 2010 lên 4.125 ha năm 2015, chiếm 26% tổng diện tích của vùng. Tại tỉnh Điện Biên, diện tích trồng cây cà phê tập trung chủ yếu tại huyện Mƣờng Ảng với 3.428 ha (Chiếm 83%) [1].
Diện tích cây cà phê đang cho sản phẩm của vùng năm 2015 là 11.968 ha (chiếm 75% tổng diện tích). Góp phần vào sự phát triển trong giai đoạn năm 2010 - 2015 diện tích cà phê cho sản phẩm tại tỉnh Điện Biên tăng 1.372 ha, tỉnh Sơn La tăng 3.336 ha. Cùng với sự thay đổi về quy mô diện tích là sự thay đổi trong cơ cấu diện tích của vùng. Cụ thể: tỷ trọng diện tích cho sản phẩm của tỉnh Sơn La có xu hƣớng giảm từ 84% năm 2010 xuống 78% năm 2014; ngƣợc lại tỷ trọng của tỉnh Điện Biên có xu hƣớng tăng lên (từ 16% năm 2010 lên 22% năm 2014).
Qua số liệu trên ta thấy, diện tích cây cà phê chƣa đến thời kỳ thu hoạch của vùng còn cao, diện tích cây cà phê đƣợc trồng mới hàng năm còn tăng lên đáng kể. Diện tích cây cà phê đang cho thu hoạch của tỉnh Sơn La hơn 60% cao hơn, tỷ lệ trung bình của vùng.
Năm 2015 sản lƣợng nhân gấp 2 lần năm 2010, trong đó sản lƣợng nhân của tỉnh Sơn La chiếm trên 70% trong tổng sản lƣợng cà phê của vùng. Duy chỉ có năm 2012 chiếm 68,7%. Mặc dù cơ cấu sản lƣợng cà phê nhân của vùng không có sự thay đổi
51
nhiều về tỷ trọng giữa các tỉnh nhƣng xét về sản lƣợng cà phê nhân của các tỉnh tăng lên đều dặn. Do ảnh hƣởng của đợt sƣơng muối cuối năm 2013 đầu 2014 làm cho nhiều diện tích cà phê trong vùng bị ảnh hƣởng nên sản lƣợng cà phê năm 2014 giảm 1 nghìn tấn so với năm 2013.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu diện tích trồng cà phê tại các địa phƣơng vùng Tây Bắc [1, 2]
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu diện tích cà phê kinh doanh vùng Tây Bắc [1, 2]
Cây cà phê chè tại vùng Tây Bắc đƣợc trồng chủ yếu tại huyện Mƣờng Ảng (Điện Biên) với 21,5%, huyện Thuận Châu (Sơn La) với 20,3%, huyện Mai Sơn (Sơn La) với 22,1%, thành phố Sơn La với 27,7%. Mặc dù lúc đầu cây cà phê đƣợc trồng rộng rãi trên nhiều địa bàn nhƣng tại những nơi không thực sự thích hợp ngƣời dân tiến hành thay thế cây cà phê bằng loại cây trồng khác cho phù hợp hơn.
52 2.2.1.2. Thực trạng về chế biến
Qua kết quả điều tra hoạt động chế biến cà phê tại vùng Tây Bắc chủ yếu là cà phê thóc và cà phê nhân phục vụ xuất khẩu. Một phần rất nhỏ là sản phẩm cà phê rang xay do các hộ gia đình thực hiện.
Bảng 2.7: Thông tin về hoạt động chế biến cà phê mẫu điều tra vùng Tây Bắc
TT Thông tin Số phiếu
1 Sử dụng công nghệ chế biến ƣớt 45/45
2 Công suất máy xát quả tƣơi < 2 tấn/giờ 30/45 3 Công suất máy xát quả tƣơi > 2 tấn/giờ 15/45
4 Hoạt động với quy mô hộ gia đình 30/45
5 Có đăng ký kinh doanh sản xuất, chế biến cà phê 15/45 6 Sử dụng lò sấy (tĩnh/quay) làm khô cà phê 15/45
7 Làm khô cà phê 100% sử dụng sân phơi 30/45
8 Sản phẩm cuối cùng là cà phê thóc 43/45
9 Sản phẩm cuối cùng là cà phê pha phin 2/45
Kết quả điều tra năm 2015 Qua kết quả phỏng vấn 45 cơ sở chế biến cà phê cho thấy công nghệ chế biến đƣợc áp dụng hoàn toàn là công nghệ chế biến ƣớt đây là công nghệ phù hợp trong chế biến cà phê. Với công suất máy xát quả chủ yếu là máy công xuất nhỏ với quy mô hoạt động trong các hộ gia đình chiếm 2/3, và 1/3 số cơ sở chế biến chuyên sản xuất, chế biến nông sản quy mô vừa và một số doanh nghiệp quy mô chế biến lớn với nhiều xƣởng đƣợc xây dựng gần vùng nguyên liệu.
Qua kết quả điều tra, khảo sát các cơ sở chế biến cà phê của vùng Tây Bắc gồm một số doanh nghiệp chế biến nhƣ: Doanh nghiệp tƣ nhân Minh Tiến, Doanh nghiệp tƣ nhân Thu Thủy, Công ty TNHH Hải An, Công ty TNHH SX và thƣơng mại Cát Quế…còn lại hoạt động chế biến diễn ra trong quy mô các hộ gia đình, sử dụng nguyên liệu do gia đình trồng, chăm sóc chứ không mua thêm nguyên liệu từ các hộ nông dân khác với sản phẩm đầu ra là cà phê thóc khô cung cấp cho các đơn vị chế biến lớn.
2.2.1.3. Thực trạng về tiêu thụ
Cà phê của vùng Tây Bắc sau khi đƣợc chế biến thành cà phê thóc ở quy mô các cơ sở chế biến nhỏ, các hộ gia đình đƣợc các công ty chế biến xuất khẩu mua về tiến
53
hành xát vỏ trấu, phân loại và xuất khẩu. Một phần cà phê thóc đƣợc các doanh nghiệp nhƣ Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Cát Quế, DNTN Minh Tiến xay xát tại Sơn La, Điện Biên còn phần lớn đƣợc đƣa về các xƣởng của công ty tại Hà Nội có máy bắn màu, bắn kích thƣớc và ngƣời lao động lành nghề quen chọn lựa cà phê xuất khẩu thực hiện công đoạn cuối.
Bảng 2.8: Thông tin về sản lƣợng và giá cà phê Thóc công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Cát quế thu mua tại vùng Tây Bắc
Chỉ tiêu Niên vụ Số lƣợng (Tấn) Tỷ trọng (%) Giá TB Triệu đồng/tấn) 2010 - 2011 3.607 36 52,3 2011 - 2012 5.203 47 42 2012 - 2013 6.525 45 36 2013 - 2014 8.146 48 34 2014 - 2015 7.275 46 32
(Nguồn: Công ty TNHH SX và TM Cát Quế)
Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Cát Quế trong những năm gần đây tiêu thụ gần 1/2 sản lƣợng cà phê của vùng Tây Bắc. Với 3 xƣởng chế biến và thu gom do Doanh nghiệp tƣ nhân Thu Thủy xây dựng tại Chiềng Mung – Mai Sơn, Muổi Nọi - Thuận Châu, Mƣờng Ảng - Điện Biên thu gom và chế biến phần lớn cà phê quả. Đồng thời công ty còn thiết lập đƣợc mối quan hệ bạn hàng với nhiều cơ sở chế biến khác trong tỉnh từ đó có đủ nguyên liệu phục vụ chế biến cà phê xuất khẩu.
Cà phê vùng Tây Bắc chủ yếu đƣợc xuất khẩu, trong đó thị trƣờng chủ yếu gồm: Nhật, Đức,....theo đối tác của DNTN Minh Tiến và Cát Quế.
Bảng 2.9: Thị trƣờng xuất khẩu cà phê của Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Cát Quế năm 2011 - 2015
Đơn vị: Conterner
Thị trƣờng Năm
Newman
(Đức) Trung Quốc Mercon
Atlantic (Mỹ) Tổng Năm 2011 35 25 40 75 175 Năm 2012 58 21 45 85 209 Năm 2013 40 25 50 80 195 Năm 2014 45 35 45 85 210 Năm 2015 35 30 50 85 200
(Nguồn: phòng Kinh doanh công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế)
54
lớn, yêu cầu chặt chẽ về số lƣợng, chất lƣợng và thời gian giao hàng. Do đó, bộ phận mua hàng đòi hỏi phải chặt chẽ về các tiêu chí này mới có thể đảm bảo theo đúng hợp đồng tạm tính ban đầu.
Sản lƣợng cà phê xuất khẩu của Công ty tƣơng đối ổn định qua các năm. Trong đó, khách hàng mua với số lƣợng lớn nhất là tập đoàn Atlantic Mỹ với số lƣợng chiếm tỷ trọng lớn từ 40 – 42% sản lƣợng tiêu thụ của Công ty.