Trong chuỗi giá trị sản phẩm, việc kết nối với các “doanh nghiệp đầu tàu” hay các “doanh nghiệp đầu chuỗi” theo một quy trình sản xuất và kinh doanh thống nhất, có một vao trò quan trọng với việc duy trì phát triển chuỗi giá trị và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cạnh tranh của thị trƣờng.
Trong các chuỗi giá trị sản phẩm, tùy thuộc vào tiềm năng của thị trƣờng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mà mức độ tham gia của các doanh nghiệp có sự khác nhau. Trong các chuỗi giá trị mà chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các tổ chức hợp tác của nông dân đảm nhiệm thì việc tiếp cận thị trƣờng quy mô lớn trong nƣớc và thị trƣờng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do các đơn vị này không có tiềm năng về vốn, công nghệ và mạng lƣới trong tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm một cách bài bản. Chính vì vậy, tính cạnh tranh của chuỗi không cao, không đảm bảo đƣợc lƣợng hàng hóa cung cấp đều đặn với chất lƣợng cao do đó khó duy trì đƣợc giá cả, uy tín và thƣơng hiệu.
Trong khi đó, trong chuỗi giá trị sản phẩm có sự tham gia cao của các doanh nghiệp lớn – doanh nghiệp đầu tàu chẳng hạn nhƣ chuỗi cà phê, cacao, cao su, sữa, tôm…Các doanh nghiệp đầu tàu thƣờng có tiềm năng về vốn, công nghệ, quy trình sản xuất đáp ứng tốt yêu cầu thị trƣờng, có thị trƣờng ổn định và khả năng tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu chính ngạch bài bản.
Tổng công ty cà phê Việt Nam (vinacafe), thành lập năm 1995 trên cơ sở chuyển từ Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê là một trong những doanh nghiệp công nông nghiệp thuộc hạng quan trọng đặc biệt của nhà Nƣớc, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Cà phê Việt Nam - ngành sản xuất và xuất khẩu có tính đặc thù cao. Gồm 32 công ty con và 6 công ty liên kết. Vinacafe hàng năm xuất khẩu trên 2.000 tấn cà phê hòa tan đến 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Công ty Nestle Việt Nam hỗ trợ kinh phí choViện Khoa học kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) mua sắm trang thiết bị trong nghiên cứu và chọn tạo trong phòng thí nghiệm, trang thiết bị vƣờn ƣơm để sản xuất các giống cà phê tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao, chất lƣợng tốt… hỗ trợ nông dân trong việc tái canh diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, hai đơn vị còn xây dựng các mô hình vƣờn mẫu để nông dân
35
tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm nhƣ: Mô hình quản lý dinh dƣỡng tổng hợp- ICM; mô hình bón phân hợp lý, sản xuất phân từ vỏ cà phê; mô hình cây che phủ; mô hình nuôi cấy mô; mô hình tƣới tiết kiệm nƣớc; mô hình giảm lƣợng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật… Trong đó, một số mô hình mang lại hiệu quả thiết thực nhƣ mô hình tƣới tiết kiệm nƣớc đã tiết kiệm 40% lƣợng nƣớc tƣới cho cà phê, giảm từ 700 lít xuống còn 400 lít/cây/lần tƣới; mô hình trồng xen hợp lý cà phê tiêu tăng thu nhập cho nông hộ từ 30 - 100%; mô hình giảm lƣợng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật 20 - 100%, tăng thu nhập cho nông dân thêm 10 - 20%...
1.2.4. Bài học 4 - vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị
Để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc theo hƣớng VietGAP/ GlobalGAP, vai trò của Nhà nƣớc trong việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi và tạo môi trƣờng kinh doanh minh bạch thuận lợi nhất cho các tác nhân là hết sức quan trọng.
Trong những năm gần đây, việc áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) hay bộ tiêu chuẩn về nông trại đƣợc công nhận quốc tế
(GlobalGAP) tại Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể.
Viện phó Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, ông Võ Hữu Thoại cho biết4
: canh tác cây ăn trái theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt - GAP nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nông dân nhằm cung cấp sản phẩm phục vụ cho thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích vƣờn cây ăn trái đạt chứng nhận GAP vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 0,39% diện tích cây ăn trái của ĐBSCL (288.500 héc ta), tính đến hết tháng 8-2015. Tiền Giang là địa phƣơng có diện tích cây ăn trái đƣợc chứng nhận GAP lớn nhất khu vực ĐBSCL với hơn 401 héc ta; kế đến là Bến Tre với 218 héc ta; Hậu Giang, Long An và Đồng Tháp lần lƣợt đạt 123, 121,6 và 120,6 héc ta. Địa
4Trung chánh, Diện tích vƣờn cây ăn trái DDooBSCL đạt chứng nhận GAP rất thấp. Tháng 12/2015
Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/139160/Dien-tich-vuon-cay-an-trai-DBSCL-dat-chung-nhan-GAP-rat- thap.html
36
phƣơng có diện tích đạt chứng nhận GAP nhỏ nhất ở ĐBSCL là thành phố Cần Thơ với 12 héc ta.
Từ năm 2014, khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong (Sở KH&CN tỉnh Hòa Bình quản lý chỉ dẫn địa lý này). Từ đó, giá cam Cao Phong mua tại vƣờn đang từ mức giá 5.000 – 7.000 đồng/kg đã tăng lên từ 25.000 – 40.000 đồng, thậm chí có thời điểm giá cam Cao Phong mua tại vƣờn có mức giá lên đến 80.000 đồng/kg. Mức giá này là không tƣởng so với trƣớc đây khi chƣa có Chỉ dẫn địa lý.
1.2.5. Bài học 5 - sự đa dạng hóa sản phẩm
Xu hƣớng đa dạng hóa sản phẩm đặc biệt là chuyển sản phẩm trái cây tƣơi sang các sản phảm chế biến, vừa giúp giảm thiểu rủi ro do trái cây tƣơi khó bảo quản, vừa giúp tăng cƣờng giá trị sản phẩm của chuỗi.
Để đáp ứng khẩu vị đa dạng của những ngƣời yêu cà phê, Nestle cung cấp các sản phẩm cà phê hòa tan nguyên chất và cà phê hòa tan pha sẵn. Thậm chí mức độ tiện lợi của sản phẩm ngày càng cao gồm cả loại pha sẵn đóng lon phục vụ tiêu dùng nhanh chóng.
Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, ông Lƣơng Văn Tự cho biết: 5
khi bán 1kg cà phê với giá thành nhƣ hiện nay, các nông hộ, doanh nghiệp thu đƣợc gần 2 USD, tƣơng đƣơng với giá trung bình của 1 ly cà phê (đã đƣợc pha chế) ở các nƣớc nhập khẩu cà phê, trong khi đó, 1kg cà phê thì pha chế đƣợc 50 ly cà phê.
Phó cục trƣởng Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), ông Võ Thành Đô đánh giá: công nghiệp chế biến cà phê lâu nay chủ yếu vẫn là chế biến cà phê nhân xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng thấp, còn chế biến sâu ra các sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê hòa tan phối trộn (cà phê “3 trong 1,” “2 trong 1”…) chỉ mới chiếm tỷ lệ từ 4,1-6% trong tổng sản lƣợng cà phê.
5
Trung Kiên, Cần tăng cƣờng chế biến sâu hàng nông sản. Tháng 1/2016
Nguồn: http://tnnn.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1093/41196/can-tang-cuong-che-bien-sau-hang- nong-san
37
Ở Việt Nam đã có nhiều nhà máy chế biến cà phê, từ chế biến thô đến chế biến sâu, nhƣng chƣa đƣợc khai thác hết công suất. Cụ thể, cả nƣớc có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, với công suất thiết kế 1,503 triệu tấn/năm, 160 cơ sở chế biến cà phê bột (cà phê rang xay), với tổng công suất thiết kế trên 51.660 tấn sản phẩm/năm nhƣng công suất thực tế chỉ có trên 26.000 tấn/năm; 8 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, với tổng công suất thiết kế 36.480 tấn sản phẩm/năm, vẫn chƣa hoạt động hết công suất. Các sản phẩm chế biến gồm: cà phê nhân, cà phê bột, cà phê hòa tan. Trong khi đó, các sản phẩm cà phê đƣợc chế biến sâu tuy có sản lƣợng thấp nhƣng mang về giá trị gia tăng cao hơn gấp nhiều lần so với xuất khẩu cà phê nhân. Mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều cà phê rang xay của nƣớc ngoài. Các nƣớc đó mua cà phê của Việt Nam, sản xuất và đóng gói đã mất 6 tháng, lại vận chuyển rồi tồn kho cho đến ngƣời tiêu dùng là mất từ 12 đến 18 tháng.
Trong ngành ca cao, điển hình nhƣ tại tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 2.000 ha ca cao đƣợc trồng rải rác tại 14/15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó, gần 1.500 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt gần 1,3 tấn/ha. Với sản lƣợng hằng năm khá cao (khoảng 1.900 tấn hạt khô), hạt có kích thƣớc lớn, chất lƣợng tốt, nhƣng khả năng chế biến còn rất hạn chế, chủ yếu dừng lại ở việc sơ chế, lên men. Phần lớn ca cao khô đều đƣợc các doanh nghiệp ngoại tỉnh đến thu mua để xuất khẩu hoặc chở đi nơi khác chế biến nhƣ Công ty TNHH Cargill Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Armajaro Việt Nam và Công ty TNHH Olam Việt Nam (Đồng Nai)…
Viện trƣởng Viện Chính sách và chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết: nếu cứ chạy theo khai thác về diện tích và sản lƣợng, chỉ XK chủ yếu là sản phẩm thô, theo mùa vụ, thì khi rộ lên lại bị ép giá. Muốn bán đƣợc theo quyền của mình, dự trữ lâu hơn, có giá trị cao hơn chắc chắn phải qua chế biến sâu. Mặt khác, nếu không đầu tƣ cho chế biến thì không rút đƣợc lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, quy mô sản xuất sẽ vẫn nhỏ lẻ, kém chất lƣợng; không chế biến cũng khó tiếp tục cạnh tranh đƣợc với mặt hàng của các nƣớc, bởi trƣớc đây cạnh tranh bằng lao động giá rẻ nhƣng hiện giá lao động cũng tăng lên do mức sống cao hơn, cần có giá trị cao hơn để trả cho ngƣời lao động.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê, ca cao, hồ tiêu… không còn cách nào khác chúng ta phải đầu tƣ nghiên cứu thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hƣớng tăng sản phẩm chế biến sâu, chất lƣợng tốt, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Đồng
38
thời, tăng cƣờng liên kết giữa ngƣời trồng và doanh nghiệp chế biến nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Theo các chuyên gia, công nghiệp chế biến sâu cà phê sẽ nâng giá trị gia tăng lên ít nhất 3 lần so với cà phê nhân xuất khẩu thô.
39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CHÈ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị và nâng cao chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam và nâng cao chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Tiểu vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam bao gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình [18] có chung đƣờng biên giới với Lào và Trung Quốc; diện tích tự nhiên trên 3741,5 nghìn ha chiếm 11,3% diện tích cả nƣớc [11]. Vùng Tây Bắc với địa hình núi cao ở ba mặt Bắc, Đông, Tây là những dãy núi, khối núi lớn chạy dài xen kẽ những thung lũng hẹp và những cao nguyên khá rộng. Nhìn chung Tây Bắc có địa hình cao, dốc, hiểm trở và bị chia cắt phức tạp, diện tích chủ yếu của vùng là đồi núi cao, đã tạo cho Tây Bắc những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mạng lƣới giao thông, xây dựng các cơ sở hạ tầng, hạn chế sự phát triển KT - XH và giao lƣu với bên ngoài.
Trong phạm vi vùng Tây Bắc, khí hậu phân hoá rất mạnh thời gian nóng nhất từ tháng VI đến tháng VIII, lạnh nhất từ tháng XII - I. Nhiệt độ Trung bình các tháng trong năm trong khoảng từ 10.20 đến 230, sự thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình năm tại trạm quan trắc Lai Châu và Sơn La đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm không khí trung bình năm tại một số trạm quan trắc vùng Tây Bắc Trạm quan trắc Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lai Châu Nhiệt độ o C 24,0 23,6 20,2 19,9 20,1 20,6 Lƣợng mƣa (mm) 1.857,8 2.017,7 2.618,7 2.656,6 2.267,2 2.295,1 Độ ẩm (%) 79,2 82,3 83,2 83,0 79,6 80,5 Sơn La Nhiệt độ o C 22,1 20,6 21,9 21,4 21,8 22,3 Lƣợng mƣa (mm) 1.209,8 1.093,4 1.480,0 1.540,0 1.414,6 1803,4 Độ ẩm (%) 78,3 81,2 80,2 80,0 79,8 78,7 [13] Qua bảng ta thấy nhiệt độ trung bình của vùng Tây Bắc trung bình 20 – 22oC. Bên cạnh đó, vùng Tây Bắc có lƣợng mƣa lớn, bình quân từ 1500mm - 2000mm/năm. Do ảnh hƣởng của địa hình (các dãy núi cao) mà lƣợng mƣa trên một số khu vực có
40
khác nhau. Độ ẩm của vùng Tây Bắc trung bình năm khoảng 80 - 82%. Hàng năm hình thành một thời kỳ khô từ giữa mùa đông đến đầu mùa hạ (từ tháng I đến tháng IV) và một thời kỳ ẩm trong suốt mùa hạ và đầu mùa đông (từ tháng VI đến tháng XII).
*Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Sương muối: còn gọi là sƣơng giá là hiện tƣợng hơi nƣớc đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng nhƣ muối ngay trên mặt đất, bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh [17]. Đối với 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận, sƣơng muối thƣờng xuất hiện ở đồi, sƣờn đồi, phiêng bãi. Ở những vùng thung lũng sông hoặc ven sông suối không xuất hiện sƣơng muối. Sƣơng muối xuất hiện trong thời gian từ nửa đêm về sáng (từ 0-7 giờ), bắt đầu từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều nhất vào các tháng chính đông (tháng 12, 1) [9].
- Ở các vùng núi trên 1500m sƣơng muối xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Ở các khu vực vùng núi dƣới 1500m, sƣơng muối xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Một số khu vực có độ cao thấp (dƣới 600m) số năm xảy ra sƣơng muối rất ít, chỉ 1-3 năm với tần suất năm từ 4-11%. Những khu vực có độ cao từ 600m đến trên 1000m, trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến nay đều có từ 4-14 năm xuất hiện sƣơng muối với tần suất năm từ 17% đến 46%, và ở độ cao trên 1500m (Shìn Hồ) thì hầu nhƣ năm nào cũng xuất hiện sƣơng muối (tần suất năm 100%). Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc sƣơng muối có xu thế tăng dần theo độ cao, tuy nhiên từ độ cao 600m trở lên mới thấy đƣợc sự tăng lên rõ rệt [9].
Thời tiết khô nóng: Trung bình mỗi năm có tới 25 - 30 ngày khô nóng, trong đó 7 - 8 ngày khô nóng đặc biệt. Tuy nhiên thời kỳ khô nóng ở vùng núi Tây Bắc thƣờng rất ngắn, vào khoảng 2 tháng, từ giữa tháng IV đến tháng VI.
*Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất
Đất trong vùng Tây Bắc đƣợc chia thành 8 nhóm nhƣ bảng dƣới đây: Qua bảng phân loại đất vùng Tây Bắc ta thấy, loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng chiếm 52,5% với diện tích 1.962,06 nghìn ha, tiếp đến là nhóm đất mùn trên núi cao chiếm 34,2% tƣơng ứng 1.278,82 nghìn ha. Còn lại các loại đất khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của vùng.
41
Bảng 2.2: Phân loại đất vùng Tây Bắc
TT Loại đất Diện tích (1000ha) Tỷ trọng (%)
1 Nhóm đất phù sa 50,26 1,3
2 Nhóm đất đỏ vàng 1.963,06 52,5
3 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi 1.278,82 34,2
4 Nhóm đất mùn trên núi cao 98,83 2,6
8 Các Loại đất khác 351,3 9,4
(Viện KHKT NLN Miền núi phía bắc, 2012)[22] Về hiện trạng sử dụng đất, đến năm 2014 [14] đất sản xuất nông nghiệp có 587,7 nghìn ha, chiếm 15,69% diện tích tự nhiên, trong đó: Lai Châu 93 nghìn ha, chiếm 15,8%; Điện Biên 143,4 nghìn ha, chiếm 24,4%; Sơn La 286,5 nghìn ha, chiếm 48,8%; Hoà Bình 65 nghìn ha, chiếm 11% nhóm đất nông nghiệp.
Đất vùng Tây Bắc chủ yếu thích hợp phát triển lâm nghiệp, năm 2014 toàn vùng