2.2.4.1. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị của hộ nông dân trồng cà phê
Tác nhân này bao gồm những hộ gia đình, trang trại trồng cà phê để cung cấp cà phê quả đỏ cho những ngƣời thu gom hoặc ngƣời chế biến.
Sơ đồ 2.6: Chuỗi giá trị đối với nông dân trồng cà phê vùng Tây Bắc
Ban đầu gƣời dân trồng cà phê theo sự khuyến khích của đơn vị khuyến nông và tự phát theo kinh nghiệm trồng trọt, sự hƣớng dẫn của Trung tâm khuyến nông. Sau đó, nhờ kinh nghiệm trồng cà phê, họ lựa chọn giống cà phê phù hợp với khí hậu, thổ nhƣỡng ở đây để trồng.
Đa số nông dân trồng cà phê chè vùng Tây Bắc hiện vẫn đang trồng cà phê tự do, manh mún, phân tán theo qui mô kinh tế hộ gia đình.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu diện tích trồng cà phê các hộ trong mẫu điều tra năm 2015 Nông dân Trồng cà phê Lao động thuê Đại lý vật tƣ NN Phân bón, thuốc BVTV Cơ quan NN (Kỹ thuật trồng, chăm sóc) Ngân hàng
Thƣơng lái trong bản,tổ
Thƣơng lái trong xã
Thƣơng lái trong huyện
64
Trong số 110 hộ gia đình trong vùng Tây Bắc đƣợc chọn mẫu điều tra 38 hộ có diện tích dƣới 1ha (chiếm 34,5%), 31 hộ có diện tích 1-2ha (chiếm 28,2%), 37 hộ có diện tích 2-5 ha (chiếm 33,6%) và chỉ có 4 hộ có diện tích trên 5ha. Cho thấy hơn 60% số hộ trồng cà phê trong mẫu điều tra có diện tích trồng dƣới 2ha. Trong mẫu điều tra diện tích trồng cà phê bình quân 2,1 ha cao hơn diện tích trung bình của toàn bộ vùng, chẳng hạn tại huyện Mƣờng Ảng có 3.041 hộ trồng cà phê với diện tích 3.429 ha tức diện tích bình quân 1 ha/hộ.
Cây Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm, sau khi trồng 3 – 4 năm bắt đầu cho thu hoạch, cây cho sản lƣợng cao nhất ở những năm thứ 6 – 8. Thông thƣờng cây cà phê sau 25 năm đƣợc coi là già, không thu hoạch đƣợc nữa mặc dù cây vẫn sống đƣợc thêm 70 năm nữa. Thời điểm bắt đầu thực sự cây cho trái ổn định từ năm thứ tƣ trở đi. Do đó trong nghiên cứu này, đầu tƣ cơ bản cho trồng cà phê đƣợc tính trong thời gian 3 năm đầu tiên.
Cây cà phê có tuổi thọ khá cao,về mặt kỹ thuật cây có thể sống hàng trăm năm tuy nhiên, xét theo quan điểm kinh doanh đối với cây công nghiệp lâu năm nhƣ dừa, cà phê, tiêu, cao su thời gian khấu hao cơ bản thƣờng 10-20 năm. Trong nghiên cứu này tính khấu hao cơ bản cho cà phê 20 năm.
Bảng 2.14: Hiệu quả sản xuất của nông dân trồng cà phê mẫu điều tra tại vùng Tây Bắc năm 2015
Khoản mục Đơn vị tính BQ mẫu điều tra
Nhóm Hộ bán Cà phê thóc
Nhóm hộ bán cà phê quả tƣơi
DT trồng BQ Ha 2,124 2,3 1,7
DT thu hoạch Ha 1,949 2,1 1,6
Năng suất BQ Tấn/ha 18,5 18 19
Thu từ trồng xen 1000đ/ha 11.493,63 14.155,08 8.240,74
Chi phí 1000đ/ha 39.148,57 45.118,37 36.122,78
Thu từ cà phê 1000đ/ha 121.906,65 136.358,93 93.393,59
Lợi nhuận 1000đ/ha 94.251,71 91.240,56 56.515,96
Nguồn: kết quả điều tra năm 2015
Qua kết quả điều tra 110 hộ trồng cà phê vùng Tây Bắc năm 2015 chia thành 2 nhóm gồm hộ bán sản phẩm quả tƣơi sau khi thu hoạch và nhóm hộ sơ chế cà phê thóc.
1ha cà phê mang lại thu nhập trung bình khoảng 120 triệu đồng/năm phụ thuộc vào năng suất quả tƣơi, giá bán. Năng suất quả phụ thuộc vào quy trình chăm sóc, bón phân và độ tuổi của cây. Từ năm thứ 3 có vƣờn cây đã cho thu hoạch tuy nhiên sản
65
lƣợng thấp. Trong mẫu điêu tra năng suất bình quân đạt 18,5 tấn quả/ha cao hơn năng suất bình quân toàn vùng. Cá biệt có 1 số hộ đạt đƣợc năng suất 23 tấn quả/ha tuy nhiên số lƣợng này không nhiều và chủ yếu tập trung tại những vùng có trình độ thâm canh cao nhƣ Chiềng Ban (Mai Sơn – Sơn La). Do quá trình điều tra nhóm phỏng vấn trực tiếp tại các vƣờn cà phê nên không lựa chọn các vƣờn cây mới trồng để phỏng vấn.
Trong đó, doanh thu từ cà phê của nhóm hộ nông dân nhóm bán sản phẩm cà phê thóc đạt gần 140 triệu đồng/ha/năm gấp 1,5 lần so với những hộ nông dân bán sản phẩm cà phê quả tƣơi. Tuy nhiên, mức đầu tƣ cho cà phê ở nhóm hộ không sơ chế cao hơn chủ yếu là chi cho phân bón và thuê lao động. Những hộ sơ chế cà phê tƣơi chủ yếu có 2 - 3 lao động nông nghiệp, sử dụng lao động gia đình trong trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế cà phê. Khi trả lời phỏng vấn thƣờng các hộ không tính chi phí lao động gia đình trong hạch toán chi phí sản xuất.
Bảng 2.15: Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ nông dân mẫu điều tra tính trên 1000kg quả cà phê, năm 2015, vùng Tây Bắc
Khoản mục Giá trị (1000đ) % trong doanh thu % trong IC, VA
Doanh thu 5.980 100
Doanh thu phụ 0
Tổng doanh thu 5.980
Chi phí trung gian (IC) 533,9 8,93 100
Phân bón 504,36 94,5
Thuốc BVTV 29,54 5,5
Giá trị gia tăng (VA) 5.446,1 91,1 100
Lao động 1.549,2 28,4
Lãi vay 0
Lãi gộp 3.896,9 71,6
Khấu hao vƣờn cây 125
Lãi ròng 3.771,9
Nguồn: Kết quả điều tra 2015
Từ bảng kết quả phân tích hiệu quả sản xuất trên 1000kg quả cà phê tƣơi cho thấy, giá trị gia tăng chiếm 91,1% trong tổng doanh thu, chi phí trung gian IC chỉ chiếm 8,9%. Trong chi phí trung gian IC, phân bón chiếm 94,5% còn lại là thuốc BVTV. Trong tổng giá trị gia tăng (VA) 5.446.000đ, lao động chiếm 28,4% còn lãi gộp chiếm tỷ lệ khá cao 71,6% tuy nhiên trị giá chỉ đạt 3,9 triệu. Nhƣ vậy, trong giai đoạn điều tra sản xuất của ngƣời nông dân trồng cà phê ở vùng Tây Bắc đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây khác nhƣ ngô (20 triệu đồng/ha), sắn (thu nhập
66
10-12 triệu đồng/ha). Tuy nhiên nêu ngƣời nông dân sơ chế cà phê quả tƣơi thành cà phê thóc mặc dù có tăng thêm chi phí nhƣng số tiền thu về lớn hơn so với bán quả tƣơi.
2.2.4.2. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị của người thu gom cà phê
Ngƣời thu gom cà phê tại vùng Tây Bắc chủ yếu là ngƣời bản địa, thu gom cà phê quả tƣơi, cà phê thóc và bán lại cho các cơ sở chế biến, sơ chế trên địa bàn trong thời vụ từ tháng 9 đến tháng 1,2 năm sau, chủ yếu tập trung tháng 10 – tháng 12. Theo kết quả điều tra 95% trong số ngƣời thu gom trả lời phiếu là những ngƣời lao động tự do, có trình độ chủ yếu là học cấp 2,3 (chiếm 83%), đặc biệt có 2 ngƣời học từ trung cấp, đại học. Số lao động thƣờng xuyên của hộ thu gom dao động từ 2-4 ngƣời, trong đó chủ yếu là 2 lao động chiếm gần 50% số hộ dƣợc phỏng vấn. Bên cạnh sử dụng lao động gia đình, các hộ thu gom còn thuê thêm lao động thời vu, trung bình 1 hộ thu gom thuê 3 lao động nữ và 2 lao động nam.
Trong số 36 hộ trả lời phỏng vấn, kinh nghiệm kinh doanh cà phê của hộ trung bình 6 năm, tối thiểu 2 năm, có hộ đã kinh doanh cà phê 15 năm.
Bảng 2.16: Phân tích hiệu quả của ngƣời thu gom cà phê tính trên 1000kg quả cà phê, năm 2015, vùng Tây Bắc
Khoản mục Giá trị (1000đ) % trong doanh thu % trong IC, VA
Doanh thu 6.418 100
Doanh thu phụ 0
Tổng doanh thu 6.418
Chi phí trung gian
(IC) 6.078 93,75 100
Quả cà phê tƣơi 5980 98,9
Vận chuyển, bao bì… 98 1,1
Giá trị gia tăng (VA) 340,00 6,25 100
Lao động 38,00 11,2
Lãi vay 0
Lãi gộp 302,00 88,8
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015
Từ bảng trên ta thấy, ngƣời thu gom cà phê thu đƣợc giá trị gia tăng ngƣời thu gom thu đƣợc trên 1000kg quả cà phê tƣơi là 326 nghìn đồng chiếm 6,25% tổng doanh thu. Trong chi phí trung gian gần 98% là chi phí mua quả tƣơi, các chi phí khác chỉ chiếm 1,6%. Qua kết quả điều tra cho thấy 30% ngƣời thu gom vận chuyển bằng xe
67
máy, 70% vận chuyển bằng xe ô tô. Các hộ thu gom trong mẫu điều tra 75% không sơ chế sản phẩm mà mua quả cà phê tƣơi và bán cho các cơ sở chế biến.
2.2.4.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị của người chế biến
Hoạt động chế biến cà phê tại vùng Tây Bắc chủ yếu dừng lại ở sản phẩm cà phê thóc (cà trấu khô). Phân tích hiệu quả sản xuất của cơ sở chế biến đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.17: Phân tích hiệu quả sản xuất của cơ sở chế biến trong mẫu điều tra tính trên 1000kg quả cà phê, năm 2015, vùng Tây Bắc
Khoản mục Giá trị (1000đ) % trong doanh thu % trong IC, VA
Doanh thu 7.750 100
Doanh thu phụ 0
Tổng doanh thu 7.750
Chi phí trung gian (IC) 6518 84,1 100
Mua quả tƣơi 6.418 98,5
Điện, nƣớc 100 1,5
Giá trị gia tăng (VA) 1.232,00 15,9 100
Lao động 600,00 48,7
Lãi vay 0
Lãi gộp 632,00 51,3
Nguồn: Kết quả điều tra
Qua bảng trên ta thấy doanh thu từ chế biến cà phê của các cơ sở chế biến 100% từ bán cà phê thóc, không có doanh thu từ sản phẩm phụ. Chi phí trung gian chiếm 84%, giá trị gia tăng chỉ chiếm 15,9% trong tổng doanh thu. Hoạt động chế biến cà phê thóc tạo ra 1,232 triệu đồng /1000kg quả cà phê.
2.2.4.4. Phân tích kinh tế toàn chuỗi giá trị cà phê vùng Tây Bắc
Cây Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm, sau khi trồng 3 – 4 năm bắt đầu cho thu hoạch, cây cho sản lƣợng cao nhất ở những năm thứ 6 – 8. Thông thƣờng cây cà phê sau 25 năm đƣợc coi là già, không thu hoạch đƣợc nữa mặc dù cây vẫn sống đƣợc thêm 70 năm nữa. Thời điểm bắt đầu thực sự cây cho trái ổn định từ năm thứ tƣ trở đi. Do đó trong nghiên cứu này, đầu tƣ cơ bản cho trồng cà phê đƣợc tính trong thời gian 3 năm đầu tiên.
Cây cà phê có tuổi thọ khá cao,về mặt kỹ thuật cây có thể sống hàng trăm năm tuy nhiên, xét theo quan điểm kinh doanh đối với cây công nghiệp lâu năm nhƣ dừa, cà phê, tiêu, cao su thời gian khấu hao cơ bản thƣờng 10-20 năm. Trong nghiên cứu này tính khấu hao cơ bản cho cà phê 20 năm.
68
Bảng 2.18: Phân tích kinh tế toàn chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc tính trên 1000kg quả tƣơi
TT Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Tỷ trọng (%)
1 Doanh thu 7.750
2 Chi phí trung gian 731,90
3 Giá trị gia tăng 7.018,10 100
Hộ trồng cà phê 5.446,10 77,7
Thƣơng lái 340,00 4,7
Sơ chế, chế biến 1.232,00 17,6
4 Đóng góp cho lao động 2.184,00
5 Tổng Lãi ròng trong chuỗi 4.705,9 100
Lãi ròng nông dân 3.771,9 80,9
Lãi ròng thƣơng lái 302,00 6
Lãi ròng chế biến 632,00 13,1
(Kết quả điều tra năm 2015) Qua kết quả điều tra, cho thấy đối với việc dừng lại sản phẩm cà phê thóc tính trên 1000ha quả tƣơi nguyên liệu tạo ra doanh thu 7,75 triệu đồng, trong đó giá trị gia tăng là 7018,1 triệu đồng (tƣơng ứng giá trị gia tăng do nông dân trồng cà phê tạo ra 5446,1 triệu đồng chiếm 78%, cơ sở sơ chế tạo ra VA là 1,232 triệu đồng tƣơng ứng 18%). Qua phân tích số liệu điều tra cho tính trên 1000kg quả tƣơi, lãi ròng của nông dân đạt 3,7 triệu đồng, tiếp đến là ngƣời chế biến đạt 632 nghìn, thấp nhất là ngƣời thu gom chỉ đạt 302 nghìn đồng.
Chi phí trung gian chỉ chiếm 10% doanh thu, 90% là giá trị tăng thêm do các khâu tạo ra.
Qua số liệu giá trị gia tăng chủ yếu thuộc về ngƣời nông dân trồng cà phê (điều này trái với các nghiên cứu chuỗi giá trị khác do sản phẩm của hoạt động chế biến mới dừng lại ở mức sơ chế, chỉ là sản phẩm thô nên giá trị chƣa cao, hoạt động này đƣợc thực hiện trong quy mô các hộ gia đình). Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, khi bán 1 kg cà phê nhân nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp có khả năng thu về 2 USD, tƣơng đƣơng với giá trung bình của 1 ly cà phê ở các nƣớc nhập khẩu, trong khi đó, mỗi kg cà phê nhân (cà phê nguyên liệu) thì pha chế đƣợc từ 50 ly cà phê trở lên. Do đó để gia tăng giá trị cà phê của Việt Nam nói chung, cà phê chè của vùng Tây Bắc nói
69
riêng cần hoạt động chế biến “sâu” thành các loại cà phê thành phẩm thay vì bán cà phê nguyên liệu nhƣ hiện nay.
2.2.5. Phân tích thể chế Nhà nước và hỗ trợ chuỗi giá trị
Đối với vùng Tây Bắc nói chung, các tỉnh Sơn La và Điện Biên nói riêng, ngành Cà phê có một vai trò kinh – tế xã hội hết sức quan trọng và đóng góp rất có ý nghĩa vào phát triển nông thôn, tạo lập sinh kế cho cộng đồng dân cƣ trong nông thôn. Cây cà phê đã đƣợc tỉnh Sơn La và Điện Biên coi là cây trồng thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, các thể chế Nhà nƣớc tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có hoạt động tích cực để hỗ trợ ngành cà phê.
Tùy theo nhiệm vụ, chức năng mà một số cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ thể chế khác có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành cà phê tại tỉnh cũng nhƣ hỗ trợ sự phát triển cà phê của vùng Tây Bắc.
Nhà nƣớc và chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ sự phát triển vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp, trong đó có cà phê. Có thể kể đến một số chính sách nhƣ:
* Quyết định Số: 32/QĐ-TTg phê duyệt chƣơng trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lƣơng thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan của Thủ tƣớng chính phủ ngày 13/01/2015.
* Nghị định số 55/2015/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngà 09/06/2015 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, dân cƣ nông thôn.
* Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT của Bộ trƣởng bộ NN&PTNT về phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020 ngày 01/8/2014. Trong đó, Sơn La, Điện Biên cũng là những tỉnh nằm trong quy hoạch vùng cà phê trọng điểm đƣợc phê duyệt.
* Xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp, Việt Nam luôn coi trọng ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sự coi trọng ngành nông nghiệp đã đƣợc hiện thực hóa thông qua Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 quy định về chƣơng trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa
70
học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ.
Đối tƣợng đƣợc vay vốn theo quyết định không trải rộng, trong đó có các hộ nông dân, hợp tác xã đại diện cho nông dân thực hiện ký hợp đồng liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp đƣợc NHNN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt gắn với các dự án liên kết cụ thể.
Lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án vay thuộc chƣơng trình thí điểm: 7%/năm (cho vay ngắn hạn); 10%/năm (cho vay trung hạn); 10,5%/năm (cho vay dài hạn). Cho vay thí điểm áp dụng đối với những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ có thời gian vay trên 12 tháng (nhƣng không quá 18 tháng), mỗi khâu (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) đều dƣới 12 tháng và khách hàng cam kết trả một phần nợ sau mỗi khâu của chuỗi thì ngân hàng thƣơng mại xem xét áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng.