Theo phân tích các quan điểm về chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá trị, nội dung phân tích chuỗi giá trị nông sản bao gồm phân tích đánh giá từng tác nhân tham gia và toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nông sản từ nhiều khía cạnh, cụ thể:
1.1.4.1. Lập sơ đồ chuỗi
Lập bản đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thƣờng về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng nhƣ các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào và vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu. (Eschborn GTZ, 2007)
*Các bước tiến hành lập sơ đồ chuỗi
Bước 1: Xác định cụ thể người tiêu dùng cuối cùng/ nhóm khách hàng cuối cùng của chuỗi giá trị. Xác định thị trƣờng sản phẩm sẽ phục vụ, nơi đến cuối cùng của sản phẩm là điểm kết thúc của chuỗi giá trị.
Bước 2: Xác định các khâu trong chuỗi giá trị. Sau khi xác định đƣợc ngƣời tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị, hãy đi từng khâu kế trƣớc ngƣời tiêu dùng và sau đó đến khâu kế tiếp…
Bước 3: Xác định các hoạt động của từng khâu trong chuỗi, lập danh sách các hoạt động đang đƣợc thực hiện để đƣa sản phẩm cuối cùng ra thị trƣờng.
Bước 4: Xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị Bước 5: Xác định các nhà hỗ trợ trong chuỗi giá trị. * Hướng dẫn lập sơ đồ chuỗi giá trị
Sơ đồ chuỗi giá trị luôn luôn thể hiện hiện trạng của chuỗi. Để lập sơ đồ chuỗi giá trị cần phải thu thập thông tin về hiện trạng của chuỗi giá trị.
17
Bảng 1.1: Quy trình lập sơ đồ chuỗi giá trị
Các bƣớc thực hiện Nội dung
Bƣớc 1 Xác định cụ thể ngƣời tiêu dùng cuối cùng/ nhóm khách hàng cuỗi cùng của chuỗi giá trị
Câu hỏi định hƣớng Ngƣời tiêu dùng là ai? Họ ở đâu? Độ tuổi nào? Giàu hay nghèo? V.v
Họ muốn mua sản phẩm gì?
Ngƣời tiêu dùng đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm phải nhƣ thế nào?
Ngƣời tiêu dùng mua nhiều hay ít? Nhiều là bao nhiêu?
Họ mua vào thời điểm nào?
Họ mua ở đâu?
Họ sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua sản phẩm?
Bƣớc 2 Xác định các khâu trong chuỗi giá trị
Câu hỏi định hƣớng Để ngƣời tiêu dùng có thể mua sản phẩm thì trƣớc đó phải làm/có cái gì?
Để ngƣời bán lẻ có sản phẩm để bán thì trƣớc đó phải làm/có cái gì?
Để ngƣời chế biến có sản phẩm để chế biến thì trƣớc đó phải làm/có cái gì?
Để ngƣời thu gom có sản phẩm để thu gom thì trƣớc đó phải làm/có cái gì?
Để ngƣời sản xuất tạo ra sản phẩm họ cần làm/có cái gì?
Bƣớc 3 Xác định các hoạt động của từng khâu trong chuỗi
Câu hỏi định hƣớng Khâu “Cung cấp đầu vào” bao gồm các hoạt động gì?
Khâu “Sản xuất” bao gồm các hoạt động gì?
Khâu “Thu gom” bao gồm các hoạt động gì?
Khâu “Chế biến” bao gồm các hoạt động gì?
Khâu “Thƣơng mại” bao gồm các hoạt động gì? v.v
Bƣớc 4 Xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị
Câu hỏi định hƣớng Hiện nay, ai thực hiện ...
Khâu “Cung cấp đầu vào”?
Khâu “Sản xuất”?
Khâu “Thu gom”?
Khâu “Chế biến”?
Khâu “Thƣơng mại”?v.v
Bƣớc 5 Xác định các nhà hỗ trợ trong chuỗi giá trị
Câu hỏi định hƣớng Hiện nay, ai hỗ trợ các tác nhân thực hiện các khâu trong chuỗi?
Bƣớc 6 Kết luận từ sơ đồ chuỗi giá trị
Câu hỏi định hƣớng Sơ đồ thể hiện những khâu nào?
Liên kết của các khâu có đƣợc tổ chức chặt chẽ không?
Ngƣời nông dân sản xuất nhỏ lẻ hay tập thể?
Các nhà hỗ trợ có hỗ trợ đúng lúc và đúng nơi không?
18
Sơ đồ tổng quan về chuỗi giá trị cần mô tả các liên kết chính (các phân đoạn) của chuỗi giá trị và có thể nhìn thấy:
Các bên tham gia chuỗi giá trị hay còn gọi là các nhà vận hành hay các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản: Xác định ai là ngƣời tham gia vào chuỗi GTNS, mô tả ai thực hiện các hoạt động (chức năng) này ví dụ ai tham gia thực hiện hoạt động trồng trọt, chăn nuôi: chuẩn bị đất, công cụ, giống, chăm sóc; thu hoạch; vận chuyển; bán buôn; bán lẻ... Tuy nhiên, một hoạt động có thể đƣợc thực hiện bởi nhiều thành viên tham gia chuỗi và một thành viên của chuỗi có thể thực hiện nhiều hoạt động.
Xác định những dòng chảy trong một chuỗi giá trị nông sản bao gồm dòng chảy về thông tin, tiền, tín dụng, sản phẩm: Trong mỗi chuỗi giá trị sản phẩm có rất nhiều dòng chảy, có thể là hữu hình hoặc vô hình: các sản phẩm, hàng hóa, tiền, thông tin, dịch vụ… Mục tiêu của bất kỳ một phân tích chuỗi giá trị nào cũng phải tìm ra có những dòng chảy nào. Dòng hữu hình nhƣ tiền, tín dụng thì xác định theo các giai đoạn mà một sản phẩm trải qua từ lúc nguyên liệu thô đến khi thành thành phẩm. Dòng vô hình nhƣ thông tin thƣờng hai chiều.
1.1.4.2. Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi
*Các chức năng, các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị nông sản
Các chức năng, hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị nông sản đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Chức năng, các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị nông sản
Chức năng Hoạt động cơ bản
Cung cấp đầu vào -Cung cấp: giống, phân bón, thuốc BVTV cho trồng trọt -Cung cấp :Giống, thuốc thú y, thức ăn cho chăn nuôi
Sản xuất Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi từ chuẩn bị giống đến sản phẩm nông sản
Thu gom Thu gôm nông sản từ ngƣời nông dân để bán cho cac công ty chế biến, ngƣời bán lẻ ở các chợ.
Chế biến Hoạt động chế biến nguyên liệu thành các sản phẩm khác nhau phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên các thị trƣờng.
Tiêu dùng Các hoạt động mua và tiêu dùng hoặc chế biến các món ăn phục vụ cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
19
Xem xét các hoạt động trong chuỗi, hoạt động nào đƣợc thực hiện nhƣ hoạt động trồng trọt gồm chuẩn bị đất, mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thục vật, chăm sóc… Mỗi hoạt động sẽ tạo ra chi phí, hiểu đƣợc chi phí của mỗi hoạt động và tỷ trọng trong tổng chi phí có thể giúp cải thiện hiệu quả sản xuất. Điều này đòi hỏi phải có những hiểu biết chi tiết về quá trình thực hiện của chuỗi.
Các hoạt động đƣợc các tác nhân thực hiện, để biết đƣợc hoạt động thực hiện có hiệu quả cần phân tích đánh giá kết quả hoạt động của từng tác nhân tham gia bao gồm phân tích đánh giá các vấn đề về chi phí bỏ ra, giá trị sản xuất kinh doanh, lợi nhuận. Các tác nhân cùng thực hiện một chức năng hoạt động giống nhau nhƣng khi tham gia vào các chuỗi khác nhau nếu chi phí bỏ ra ít và kết quả thu đƣợc (doanh thu, lợi nhuận) lớn thì tác nhân đó hoạt động có kết quả tốt.
*Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
Tƣơng ứng với các chức năng cơ bản đƣợc nêu trên, các chủ thể tham gia thực hiện các hoạt động (chức năng) của chuỗi gồm: Ngƣời cung cấp yếu tố đầu vào; ngƣời sản xuất là các hộ nông dân thực hiện trồng trọt, chăn nuôi; Ngƣời thu gom sản phẩm nông sản; Công ty, cơ sở chế biến; Ngƣời bán lẻ tại các chợ, siêu thị; Ngƣời tiêu dùng.
*Mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi
Quản trị chuỗi là các mối liên kết giữa các bên tham gia và các cơ chế thể chế thông qua đó các hoạt động điều phối phi thị trƣờng đƣợc thực hiện (Humphrey and Schmitz, 2002).
Liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gồm liên kết ngang và liên kết dọc trong đó:
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu chẳng hạn nhƣ
liên kết những ngƣời sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm; Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có đƣợc thu nhập cá nhân cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trƣờng đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ.
Liên kết ngang mạng lại các lợi thế nhƣ sau:
-Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ;
- Tổ/nhóm có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và số lƣợng cho khách hàng; - Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn;
20
- Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.
Điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang: thành lập tổ hợp tác phải bắt đầu từ nhu cầu của các ngƣời dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Nhƣ thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững.
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Ví dụ: nhóm cộng đồng
liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm). Có nhiều hình thức liên kết dọc nhƣ: Sản xuất theo hợp đồng: mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian; Bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng; Hội nhập dọc.
Nhƣ vậy, Mối liên kết phản ánh cách thức phối hợp các nhà vận hành chuỗi trong tất cả các giai đoạn của chuỗi. Mối liên kết giữa các nhà vận hành có thể là một trao đổi thị trƣờng tự do hay các hợp đồng liên kết đƣợc ký trƣớc.
Loại hình liên kết phụ thuộc vào chất lƣợng và tính phức tạp của sản phẩm cuối cùng. Nhìn chung các giao dịch phi điều phối (các thị trƣờng chợ đen) thƣờng tỏ ra rất hiệu quả trên thị trƣờng địa phƣơng hay đối với sản phẩm có phẩm chất kém. Nếu ngƣời tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm có chất lƣợng cao và ổn định thì việc kiểm soát các nguồn cung trở thành một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Nhƣ vậy, các liên kết giữa những nhà cung cấp và ngƣời mua cần phải ổn định và chắc chắn hơn, đồng thời có xu hƣớng đƣợc chính thức hóa trong các hợp đồng. Vì vậy, đã có sự phân biệt giữa các giao dịch điều phối trên thị trƣờng tự do (còn gọi là mối quan hệ cánh tay dài trên thị trƣờng chợ đen), các mối quan hệ hợp đồng bền vững và ở một thái cực khác là mối liên kết theo chiều dọc giữa ngƣời mua và các nhà cung cấp.
Mặt khác, các mối liên kết đƣợc kết nối chặt chẽ trong một chuỗi giá trị. Các tổ chức không có các mối liên kết thì ít “tin tƣởng” nhau, thâm chí ngờ vực lẫn nhau. Ngƣợc lại, những tổ chức có những mối liên kết có thể không cần đến lòng tin tƣởng để làm kinh doanh nếu họ có vài cơ chế thi hành để bảo đảm sự tuân theo những nguyên tắc đã đƣợc đề ra để quản trị mối quan hệ của họ (ví dụ hợp đồng và các quy định pháp luật khác). Tuy nhiên nếu thiếu cơ chế thi hành hiệu quả thì những liên kết không có sự tin tƣởng lúc nào cũng yếu.
Việc củng cố các mối liên kết giữa những ngƣời tham gia khác nhau trong hệ thống thị trƣờng sẽ tạo nên nền móng cho việc cải thiện trong các cản trở khác; việc
21
lập ra cơ chế hợp đồng, cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống vận chuyển, những cải tiến trong chất lƣợng và sử dụng hiệu quả thông tin thị trƣờng.
1.1.4.3 Phân tích kinh tế của chuỗi
Phân tích chuỗi về mặt kinh tế là phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân để thấy đƣợc sự phân phối lợi ích có đƣợc phân bổ công bằng và hiệu quả giữa các tác nhân. Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là phân tích các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi dƣới góc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành của chuỗi. Nó bao gồm việc xác định sản lƣợng, giá bán, lợi nhuận và giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi.
Để bảo đảm cách tính toán thống nhất giữa các khâu trong chuỗi, khi phân tích chuỗi cần quy đổi cùng một hình thái sản phẩm cho tất cả các khâu trong chuỗi đối với trƣờng hợp hình thái sản phẩm giữa các khâu trong chuỗi không giống nhau. Ví dụ ngƣời nông dân sản xuất lúa nhƣng ngƣời tiêu dùng lại tiêu dùng gạo; ngƣời nuôi bán bò hơi nhƣng ngƣời tiêu dùng mua sử dụng là thịt bò…Trong trƣờng hợp lúa – gạo sản phẩm tính kinh tế chuỗi đƣợc quy đổi thành lúa hoặc gạo để tính cho tất cả các khâu theo tỷ lệ phù hợp (ví dụ 1kg lúa =0,66kg gạo), hoặc trƣờng hợp sản phẩm bò thì sản phẩm quy đổi để tính kinh tế chuỗi cho tất cả các khâu là thịt lột (ví dụ: 1 con bò 150kg = 50kg thịt lột). Tỷ lệ quy đổi dựa vào điều tra số liệu sơ cấp.
*Một số khái niệm và cách tính cụ thể các tiêu chí phân tích kinh tế chuỗi giá trị nông sản
- Giá trị sản xuất GO
GO = Sản lƣợng (Qi) x Giá bán (Pi)
GO: Giá trị sản xuất Qi: Sản lƣợng sản phẩm i
Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhƣng bao gồm trợ cấp sản xuất)
- Doanh thu là toàn bộ số tiền bán hàng sau khi thực hiện việc bán hàng
Doanh thu = Sản lƣợng x Giá bán
- Chi phí trung gian IC (Intermediational Cost):
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thƣờng xuyên về vật chất nhƣ nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ không vật chất) đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải
22
vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm.
IC = CP giống + CP phân bón + CP thuốc BVTV + CP vật chất khác
- Chi phí lao động: Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất hoặc
một thời gian cụ thể.
- Khấu hao tài sản cố định: tài sản cá nhân, hộ đầu tƣ để sản xuất (nhƣ nhà kho,
máy bơm, máy khác, ...).
- Chi phí tăng thêm: là toàn bộ chi phí còn lại (lao động nhà/thuê, khấu hao,
nhiên liệu,..) ngoài chi phí trung gian của mỗi tác nhân.
- Giá trị: là giá bán sản phẩm của mỗi tác nhân (đã qui đổi ra cùng hình thái sản
phẩm cho tất cả các khâu trong CGT).
- Giá trị gia tăng (GTGT) giữa hai tác nhân: là chênh lệch giá bán sản phẩm
giữa hai tác nhân.
- Giá trị gia tăng trong từng tác nhân: là chênh lệch giá bán và chi phí trung
gian (hoặc chi phí đầu vào đối với ngƣời sản xuất ban đầu – nông dân)
- Giá trị gia tăng thuần trong mỗi tác nhân (lợi nhuận) (đ/kg) = giá bán (đ/kg)
– chi phí trung gian (đ/kg) – chi phí tăng thêm (đ/kg).
+ Phân bổ giá trị gia tăng thuần trong chuỗi là phần trăm giá trị gia tăng thuần (%) = giá trị gia tăng của tác nhân (đ/kg)/tổng cộng giá trị gia tăng thuần (đ/kg) x 100%.
+ Khối lƣợng bán ra trung bình năm/tác nhân (tấn): đƣợc tính dựa trên số liệu sơ cấp.
1.1.4.5. Nâng cấp chuỗi giá trị
Mục tiêu nâng cấp chuỗi giá trị là xác định tầm nhìn chiến lƣợc, các chiến lƣợc nâng cấp, sự hỗ trợ và giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị một sản phẩm/ ngành hàng.
*Cơ sở xây dựng chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị
Có ba cơ sở cơ bản để đƣa ra các chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị gồm: