nâng cao chuỗi giá trị cà phê chè của Vùng
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc có thể rút ra những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực, những điểm mạnh và điểm yếu đến chuỗi giá trị và nâng cao chuỗi giá trị cà phê chè của vùng nhƣ sau:
2.1.4.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ phục vụ cho phát triển kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện cho việc lƣu thông hàng hóa nói chung và sự lƣu thông sản phẩm cà phê đƣợc diễn ra thuận lợi.
Thứ hai, vùng Tây Bắc nói chung và một số vùng cà phê trọng điểm có điều kiện thích hợp với cây cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica sánh ngang với vùng cà phê của Brazin nhƣ vị trí, khí hậu mát mẻ, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn góp phần tạo nên chất lƣợng nhân tốt. Do đó, khả năng để nâng cao năng suất cà phê và sản xuất ra hạt cà phê có chất lƣợng tốt là nằm trong tầm tay của ngƣời sản xuất cà phê. Đây là điều kiện hỗ trợ ngành cà phê tại vùng Tây Bắc phát triển.
Thứ ba, cây cà phê đƣợc trồng tại vùng Tây Bắc trong một thời gian dài và đã khẳng định đƣợc vị thế là cây trồng cho giá trị kinh tế cao.
Thứ tư, nguồn lao động với sức khoẻ dồi dào, chịu thƣơng chịu khó và đã có kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc cây cà phê và chế biến nông sản cũng là một điều thuận lợi cho phát triển sản xuất cà phê.
Thứ năm, vùng Tây Bắc có nhiều cơ sở chế biến với kinh nghiệm trong chế biến nông sản lâu năm góp phần tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân. Đồng thời tạo điều
48 kiện thúc đẩy chuỗi giá trị cà phê của vùng phát triển.
2.1.4.2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trong phát triển sản xuất cà phê các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng còn có những khó khăn, thách thức đối với phát triển liên kết kinh tế. Cụ thể:
Trước hết, Điều kiện tự nhiện thích hợp tạo ra chất lƣợng cà phê ngon tuy nhiên diện tích thích hợp cho phát triển cà phê chƣa nhiều, phân bố rải rác. Chỉ một số huyện trong tỉnh có điều kiện thích hợp với điều kiện sinh trƣởng và phát triển của cây cà phê nên việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến gặp khó khăn. Hiện tƣợng gió Lào (gió nóng) vào mùa khô ảnh hƣởng đến đợt cây ra hoa làm cho năng suất cà phê thấp; mùa đông có thể xảy ra hiện tƣơng sƣơng muối (tức hiện tƣợng hơi nƣớc đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng khi nhiệt độ không khí ≤ 4o
C)khiến cây cà phê ngừng sinh trƣởng.
Hai là, Nguồn nhân lực dồi dào về số lƣợng, ngƣời dân chịu thƣơng chịu khó nhƣng còn bộ phận khá lớn trình độ còn thấp, ngại tiếp thu cái mới. Đây là yếu tố cơ bản cản trở sự hình thành và phát triển của các liên kết kinh tế. Lao động với trình độ thấp nên việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến cà phê gặp nhiều khó khăn. Mặt khác trình độ trong quản lý kinh tế còn nhiều yếu kém nên việc tham gia vào các mối liên kết kinh tế bị hạn chế. dù họ đã có nhiều cơ hội đƣợc tập huấn về kỹ thuật, chất lƣợng cà phê, nhƣng do trình độ hạn chế và phƣơng pháp tiếp cận còn yếu nên kỹ năng quản lý vƣờn cà phê của họ chƣa tốt và kết quả là sản xuất cà phê với giá thành cao, đầu tƣ không hợp lý, chất lƣợng cà phê nhân thấp. Mặt khác, nông dân trên địa bàn sản xuất cà phê không tuân theo một tiêu chuẩn hay nguyên tắc nào cả, mặt dù, bộ tiêu chuẩn cà phê Việt Nam đã đƣợc ban hành từ rất lâu.
Ba là, Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn chƣa hoàn thiện, nhiều nơi vẫn là đƣờng đất ảnh hƣởng đến việc vận chuyển sản phẩm cũng nhƣ vật tƣ phục vụ cho sản xuất về thời gian và chi phí vận chuyển. Việc cung cấp nƣớc về mùa khô còn kém, hệ thống lƣới điện nông thôn công suất thấp không đủ phục vụ cho các cơ sở chế biến khi nhu cầu chế biến cao.
Bốn là, Hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn khá phát triển nhƣng do phƣơng hƣớng kinh doanh chƣa đa dạng, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân chƣa thực sự chặt chẽ. Vì vậy các cơ sở chế biến chƣa sử dụng hết công suất, ngƣợc lại
49
sản phẩm của nông dân lại tiêu thụ khó khăn. Với vốn đầu tƣ còn hạn chế nên công nghệ áp dụng vào chế biến nông sản nói chung và chế biến cà phê nói riêng chủ yếu dùng hệ thống lò sấy tĩnh với công suất thấp.
Năm là, thói quen sản xuất nhỏ lẻ với trình độ thâm canh thấp, tâm lý “chụp giật” trong kinh doanh chỉ thấy lợi trƣớc mắt mà không tính đến lâu dài ảnh hƣởng lớn đến sự bền vững của các liên kết kinh tế.