3.2.1.1. Chuyển giao rộng rãi tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trồng cà phê
Căn cứ giải pháp: Qua điều tra phỏng vấn 110 hộ nông dân trồng cà phê cho thấy 33/110 (23%) hộ đã từng tham gia tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê do cán bộ khuyến nông hoặc doanh nghiệp tổ chức. Còn lại 77% số hộ đƣợc phỏng vấn chƣa từng đƣợc tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để trồng, chăm sóc cây cà phê.
Từ việc thiếu kiến thức về trồng, chăm sóc cây cà phê nên việc bố trí cây trồng che bóng chƣa đúng, quy trình bón phân không đảm bảo, quy trình tỉa cành, tạo tán không đƣợc thực hiện ảnh hƣởng đến năng suất sản phẩm.
Mục tiêu: Áp dụng trên diện rộng các kỹ thuật tiến bộ về giống, mật độ trồng, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, tỉa cành, thu hái và kiểm soát, phòng
90
trừ sâu bệnh để nâng cao năng suất cây cà phê và chất lƣợng cà phê nguyên liệu. Chú trọng ngƣời thụ hƣởng là nông dân với quy mô canh tác nhỏ, trình độ hạn chế.
Phương thức thực hiện
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp đầu vào cho trồng trọt như: Cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…Cây cà phê là loại cây trồng một lần và cho thu hoạch trong 20-25 năm, việc cây giống không đảm bảo ảnh hƣởng đến chất lƣợng vƣờn cà phê kinh doanh. Nguyên nhân đầu tiên của sự sụt giảm sản lƣợng cà phê là do hiện nay tỷ lệ cây cà phê già cỗi chiếm đến gần 20% khiến năng suất giảm.
Trên thị trƣờng phân bón hiện nay có rất nhiều loại phân bón đƣợc các doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng không ít trong số đó là phân bón giả, phân kém chất lƣợng ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nông dân. Đặc biệt với vùng Tây Bắc, mặc dù thị trƣờng hàng hóa đã đƣợc phát triển, nông dân dễ dàng mua đƣợc vật tƣ nông nghiệp cần thiết tuy nhiên trình độ của nông dân hạn chế khó phân biệt đƣợc các loại hàng giả trên thị trƣờng. Do đó cần sự hỗ trợ, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho người dân bằng cách xây dựng sách, tài liệu đầy đủ hƣớng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản cà phê sau thu hoạch. Cung cấp cho ngƣời dân số điện thoại đƣờng dây nóng để họ có những vấn đề thắc mắc sẽ đƣợc cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn.
- Hàng năm các doanh nghiệp, khuyến nông cần tổ chức những buổi tập huấn ngắn hạn, tổ chức “hội nghị đầu bờ” nhằm hƣớng dẫn trực tiếp cho hộ nông dân trồng cà phê. Tuy nhiên hoạt động tập huấn này đƣợc tiến hành rộng khắp trong vùng tránh hiện tƣợng chỉ dừng lại ở một hoặc một số địa phƣơng.
- Tiếp tục đƣa các quy trình sản xuất 4C, UTZ… vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của vùng trên thị trƣờng quốc tế.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Đối với tổ chức khuyến nông, doanh nghiệp
-Xây dựng tài liệu chi tiết về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây cà phê chè sử dụng thuật ngữ để nông dân dễ hiểu, dễ áp dụng. Bên cạnh tài liệu văn bản có thể xây dựng tài liệu hƣớng dẫn bằng video, hình ảnh.
91
- Đào tạo cán bộ chuyên trách về cây cà phê để hỗ trợ, hƣớng dẫn cho nông dân . Mặt khác, cán bộ chuyên trách về cây cà phê thƣờng xuyên đến các vùng nguyên liệu nắm bắt tình hình thực tế sản xuất trong các hộ nông dân.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung tập huấn, hội nghị và thông báo rộng rãi để ngƣời nông dân đƣợc biết và tham gia.
- Liên hệ chặt chẽ với nông dân để nắm bắt khía cạnh kỹ thuật nông dân còn thiếu, còn yếu để hỗ trợ phù hợp.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.
- Kết hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
Đối với nông dân trồng cà phê
- Mạnh dạn trao đổi, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê tránh làm theo lối mòn áp dụng cho các loại cây trồng khác.
- Đề xuất nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu đối với cán bộ khuyến nông, doanh nghiệp.
- Lựa chọn các cơ sở cung cấp giống, vật tƣ nông nghiệp có uy tín để mua - Thực hiện bón phân đúng chế độ, đúng thời điểm và phù hợp với đặc điểm đất
trồng nhằm bổ sung loại chất còn thiếu trong đất phù hợp góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất phù hợp với đòi hỏi của cây qua các giai đoạn và cuối cùng góp phần nâng cao chất lƣợng cà phê thành phẩm.
Đối với diện tích cà phê trồng mới cần lƣu tâm đến vấn đề cây giống để đảm bảo giống chuẩn, chất lƣợng tốt tránh tình trạng vƣờn cây cho thu hoạch đƣợc 3-5 năm năng suất đã giảm đáng kể.
Đối với các vƣờn cây đã già cỗi tùy vào tuổi của vƣờn cây tiến hành cƣa đốn, trẻ hóa vƣờn cây hoặc trồng mới thay thế cho phù hợp.
Đặc điểm cây cà phê ƣa ánh sáng tán xạ khi thiết kế vƣờn cây lƣu ý trồng cây che bóng vừa phù hợp với điều kiện sinh trƣởng của cây lại hạn chế tác hại của trƣờng hợp thời tiết đặc biệt nhƣ sƣơng muối. Mặc dù trong vùng hiện tƣợng thời tiết này không xuất hiện thƣờng xuyên nhƣng khi xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho
92
ngƣời nông dân, ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của ngành cà phê. Chẳng hạn nhƣ năm 2013 hơn 2000ha diện tích cây cà phê bị chết do sƣơng muối tại tỉnh Sơn La. 3.2.1.2. Về công nghệ chế biến
Cơ sở của giải pháp
Qua kết quả điều tra số lƣợng cơ sở quy mô lớn trong vùng còn ít đa số hoạt động chế biến đƣợc thực hiện trong các hộ nông dân trồng cà phê với quy mô nhỏ, công suất 1,5 – 2 tấn/giờ.
Sản phẩm chế biến chủ yếu là cà phê nhân áp dụng quy trình chế biến ƣớt. Đã có 2 doanh nghiệp và một số cơ sở rang xay cà phê quy mô hộ gia đình.
Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng xuất hiện trong hoạt động chế biến gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc đầu nguồn của địa phƣơng và xuất hiện ô nhiễm môi trƣờng không khí cục bộ tại các cơ sở chế biến.
Mục tiêu:
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm cà phê nhân phục vụ xuất khẩu. - Đa dạng sản phẩm cà phê cung cấp trên thị trƣờng
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí.
Phƣơng thức thực hiện
Thứ nhất, tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi trong các cơ sở chế biến, sử dụng sân bê tông thay cho sân nền đất đảm bảo không lẫn sỏi, đá, tạp chất và không nhiễm các mầm mống vi khuẩn ảnh hƣởng đến hƣơng vị cà phê thành phẩm.
Thứ hai, xây dựng bể chứa nước thải
Thứ ba, Đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến cà phê thành phẩm
Thứ tư: Nhập khẩu cà phê vối (Robusta) làm nguyên liệu và pha trộn cùng cà phê chè với tỷ lệ phù hợp, kết hợp được ưu điểm của hai loại cà phê này tạo ra sản phẩm phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng.
Điều kiện thực hiện
Qua kết quả điều tra, các tác nhân tham gia hoạt động chế biến cà phê của vùng Tây Bắc đều đã áp dụng công nghệ chế biến ƣớt. Bên cạnh các cơ sở chế biến lớn có máy móc hiện đại, công suất lớn, số lƣợng hộ nông dân trong vùng với quy mô chế biến nhỏ, sử dụng lao động phổ thông chiếm số lƣợng lớn và phù hợp với điều kiện thực tại của vùng. Mặt khác, khi hạt cà phê đƣợc phơi nắng khô tự nhiên đúng cách chất lƣợng đƣợc các chuyên gia đánh giá cao hơn cà phê đƣợc làm khô bằng nhiệt của
93
lò sấy. Tuy nhiên quy mô sân phơi hạn chế không thể áp dụng cách làm khô tự nhiên với quy mô sản lƣợng lớn.
3.2.1.3. Về công nghệ bảo quản sản phẩm
Sản phẩm của các hộ nông dân trồng cà phê là quả cà phê tƣơi làm nguyên liệu cho cơ sở chế biến cà phê thóc, cà nhân xuất khẩu và cà phê thành phẩm. Đặc điểm cà phê quả tƣơi nhanh bị lên men ảnh hƣởng đến mùi, vị thành phẩm. Do đó sau khi thu hoạch nhanh chóng xát, ngâm ủ, rửa nhớt và phơi, sấy. Mỗi hộ gia đình một ngày thu hoạch 30-50kg quả hoặc có những gia đình quy mô vƣờn lớn thu hoạch lên tới hàng tấn quả tƣơi, quy mô nguyên liệu đƣa về các cơ sở chế biến lớn lên tới 100 tấn quả/ngày gây ra áp lực lớn đối với cơ sở chế biến. Nếu khâu sơ chế các hộ gia đình làm tốt, các cơ sở chế biến chỉ thực hiện các công đoạn phức tạp vừa giúp các hộ gia đình trồng cà phê nâng cao giá trị gia tăng vừa giảm áp lực cho cơ sở chế biến.
Trong thực tế, nhiều hộ gia đình có quy mô diện tích trồng cà phê lớn đã và đang áp dụng rộng rãi hoạt động sơ chế này theo vùng tại Mƣờng Ảng (Điện Biên), Mai Sơn (Sơn La), Hua La (Sơn La). Tuy nhiên những hộ có quy mô sản lƣợng nhỏ không nên áp dụng vì: thứ nhất, nếu xay sát luôn trong ngày thu hoạch thì khối lƣợng sản phẩm quá ít làm đúng, đủ quy trình mất thời gian, tốn chi phí; Thứ hai, không xay sát luôn mà lƣu lại sản phẩm để sơ chế cùng nhau dễ gây hiện tƣợng lên men nguyên liệu. Hoặc phơi quả khô (công nghệ chế biến khô) là công nghệ lạc hậu không nên áp dụng. Do đó, các hộ có quy mô diện tích, sản lƣợng thấp nếu không mua thêm cà phê nguyên liệu về sơ chế thì không khuyến khích thực hiện chức năng sơ chế sản phẩm.
Cà phê thóc sau khi đã đƣợc sơ sơ chế đảm bảo độ ẩm phù hợp để trong môi trƣờng bình thƣờng sau một thời gian độ ẩm của hạt tăng lên, thậm chí chất lƣợng hạt giảm từ màu xanh chuyển sang vàng nâu nếu để trong thời gian dài ảnh hƣởng đến giá bán sản phâm. Do đó, tùy vào điều kiện từng vùng các cơ sở chế biến cần có cách thức bảo quản phù hợp, nếu khối lƣợng ít có điều kiện có thể áp dụng hút chân không để bảo quản cà phê nhân.
Cà phê bột pha phin sau chế biến thƣờng có thời hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày sản xuất do đó cần căn cứ khả năng thị trƣờng để sản xuất khối lƣợng phù hợp.
3.2.2. Các giải pháp về thị trường
Giá trị sản phẩm chỉ đƣợc thực hiện khi sản phẩm tạo ra tiêu thụ đƣợc, cà phê của vùng Tây Bắc một phần rất nhỏ đƣợc tiêu thụ trong vùng còn phần lớn đƣợc dùng
94
để xuất khẩu hoặc bán nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến các sản phẩm liên quan nhƣ cà phê sữa, cà phê lon, cà phê pha phin…
Thực hiện tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế chặt chẽ trên cơ sở pháp lý, ràng buộc trách nhiệm đôi bên, đảm bảo cho ngƣời nông dân luôn bán đƣợc sản phẩm, doanh nghiệp không còn đối diện với nỗi lo thiếu nguyên liệu và khó khăn về nguyên liệu chất lƣợng tốt.
Cung cấp đầy đủ thông tin của thị trƣờng cà phê quốc tế, thị trƣờng trong nƣớc nhằm khắc phục hạn chế của cách tính giá “trừ lùi” trong xuất khẩu cà phê.
Bên cạnh sản phẩm chính đƣợc chú trọng ƣu tiên, hiện nay vỏ quả cà phê chƣa đƣợc các cơ sở sơ chế, chế biến tận dụng tạo ra các chế phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ làm phân hữu cơ hay thức ăn cho gia súc. Làm đƣợc điều này vừa tăng thêm thu nhập cho cơ sở vừa giảm tải ô nhiễm môi trƣờng.
Tăng cƣờng quảng bá hình ảnh về sản phẩm cà phê của vùng, nhiều ngƣời dân, quá cafe trong vùng chƣa từng uống cà phê của vùng mình mặc dù cà phê ở đây đƣợc đánh giá sánh ngang với cà phê ở Lâm Đồng hay Cà phê của Brazin. Tận dụng đƣợc lợi thế này cần gắn kết với các đơn vị kinh doanh du lịch để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tạo nên thƣơng hiệu cho cà phê vùng Tây Bắc.
Xây dựng kế hoạch và bƣớc đi phù hợp trong xây dựng thƣơng hiệu cà phê chè cho vùng Tây Bắc. Hiện nay tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên đã có những hành động nhƣ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê Mƣờng Ảng (Điện Biên) và chỉ dẫn địa lý cho cà phê Sơn La.
3.2.3. Các giải pháp về mối liên kết trong chuỗi
Số tác nhân tham gia chuỗi nhiều nhƣng sự tin tƣởng giữa các tác nhân còn thiếu vì vậy, để tăng cƣờng liên kết giữa các tác nhân dọc theo chuỗi , các tác nhân tham gia cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, các tác nhân cần phối hợp chặt chẽ với nhau bằng cách thành lập liên minh sản xuất nhằm liên kết các tác nhân thành một chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đi liền với hoạt động liên minh sản xuất là sự chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nông dân trồng cà phê. Sự liên kết này không chỉ dừng lại ở hoạt động thu mua nguyên liệu vào thời vụ mà cần sự bền vững trong liên kết mang tính chất đầu tƣ, kinh doanh lâu dài gắn chặt lợi ích của các bên tham gia trong liên minh, liên kết.
95
Các tác nhân trong chuỗi dần thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ thông hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản và có sự đồng thuận cao, nâng cao ý thức tự nguyện thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký, bảo đảm chất lƣợng sản phẩm ổn định.
Bên cạnh sự tự nguyện thực hiện của các tác nhân tham gia trong các hợp đồng liên kết, rất cần vai trò của các cấp uản lý trong việc hỗ trợ thực hiện các cam kết theo hợp đồng. Tạo lập môi trƣờng pháp lý và các điều kiện thúc đẩy hợp đồng liên kết bằng văn bản bằng cách ban hành và thực hiện triệt để cơ chế chính sách, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các tác nhân. Đặc biệt là các hộ nông dân trồng cà phê có những giới hạn, khó khăn nhất định bề trình độ tổ chức sản xuất, trình độ pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đứng ra với vai trò là trọng tài để đảm bảo công bằng cho các tác nhân.
3.2.4. Các giải pháp về thể chế chính sách và hỗ trợ
*Thực hiện tốt quy hoạch ngành cà phê
Bên cạnh việc xây dựng các quy hoạch phát triển cà phê của các tỉnh Sơn La, Điện Biên với các nội dung khá đầy đủ cần thực hiện triệt để các nội dung trong quy hoạch nhƣ sau:
-Rà soát, xác định thực trạng diện tích trồng cà phê hiện nay về quy mô, tình hình chăm sóc, năng suất, thời gian trồng...
- Khảo sát, đánh giá tuổi vƣờn cà phê, diện tích đang cho thu hoạch để bố trí trồng mới diện tích bổ sung về quy mô diện tích, thay thế các vƣờn đã già cỗi năng suất thấp. Tùy giai đoạn phát triển của cây có yêu cầu chăm sóc phù hợp cần tƣ vấn để ngƣời nông dân lắm đƣợc và khai thác phù hợp.
- Khảo sát, đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở chế biến phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu. Bên cạnh việc cấp giấy phép hoạt động cho chế biến cà phê cần lƣu ý đến quy trình xử lý nƣớc thải, chất thải trong các cơ sở chế biến.
* Nhà nƣớc giữ vai trò định hƣớng trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nói chung và phát triển cà phê nói riêng, là ngƣời cầm cân nảy mực thông qua
các chính sách thích hợp. Để hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc