- Hội chứng suy tế bào gan
2.2.9. Theo dõi bệnh nhân
Bệnh nhân được yêu cầu cung cấp địa chỉ, số điện thoại và cũng được cung cấp số điện thoại của nhóm nghiên cứu để bệnh nhân liên lạc khi cần. Hẹn ngày theo dõi, tái khám, tư vấn các vấn đề bệnh nhân thắc mắc trong quá trình điều trị hoặc thu xếp cho bệnh nhân nhập viện khi có diễn tiến nặng hay biến chứng cấp cứu.
2.2.9.1.Theo dõi định kỳ
Bệnh nhân ở cả 2 nhóm được xuất viện khi ổn định và theo dõi ngoại trú 15 ngày/lần ở bệnh nhân ở gần (trong phạm vi tỉnh) và 1 tháng/lần cho bệnh nhân ở xa (các tỉnh xa). Đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, sự tuân thủ điều trị, theo dõi đánh giá tác dụng phụ của propranolol, biến chứng của phương pháp thắt giãn tĩnh mạch thực quản, các biến chứng của xơ gan.
Bệnh nhân được nội soi dạ dày kiểm tra sau 3 và 6 tháng, đánh giá sự biến đổi bệnh dạ dày tăng áp cửa và sự xuất hiện giãn tĩnh mạch dạ dày. Bệnh nhân được làm sinh thiết đọc kết quả giải phẫu bệnh khi vào viện và sau 6 tháng.
+ Thời điểm T0: Thời điểm bệnh nhân vào viện.
+ Thời điểm T1: Cách thời điểm T0 khoảng 3 tháng (chỉ nội soi, không sinh thiết).
+ Thời điểm T2: Cách thời điểm T0 khoảng 6 tháng. 49
2.2.9.2.Theo dõi không định kỳ
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu do biến chứng xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày hay do các biến chứng khác của xơ gan.
Xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày: Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng dịch chuyền, máu, kháng sinh và các thuốc co mạch tạng: octreotide, terlipressin…Sau khi ổn định, bệnh nhân có thể được thắt giãn tĩnh mạch thực quản hay tiếp tục điều trị với propranolol.
Các biến chứng của xơ gan: Bệnh nhân được điều trị tích cực các biến chứng. Theo dõi cho đến khi bệnh nhân ổn định và trở về lại với điều trị propranolol như cũ.
2.2.9.3.Theo dõi thắt triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản
- Triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản: Giãn tĩnh mạch thực quản được thắt định kỳ 7- 14 ngày cho đến khi giãn tĩnh mạch thực quản triệt tiêu hay về độ I [30].
- Giãn tĩnh mạch thực quản được gọi là không triệt tiêu sau 3 - 4 lần thắt mà vẫn không thay đổi về phân độ giãn tĩnh mạch.
2.2.9.4.Theo dõi tình trạng xuất huyết
- Xuất huyết tái phát được xác định nếu có dấu xuất huyết trên lâm sàng: Nôn ra máu hay đi cầu phân đen, cần phải chuyền 2 đơn vị máu hoặc hơn hoặc hemoglobin giảm trên 2g/dL [7], [92].
- Xuất huyết từ giãn tĩnh mạch thực quản được xác định khi thấy xuất huyết trực tiếp từ giãn tĩnh mạch thực quản hay thấy có cục máu đông ở giãn tĩnh mạch, hoặc có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng, nội soi có giãn tĩnh mạch thực quản và không thấy tổn thương nào khác có thể gây xuất huyết. Tương tự, xuất huyết từ giãn tĩnh mạch dạ dày nếu nội soi thấy máu chảy trực tiếp từ giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc thấy cục máu đông bề mặt, hoặc có dấu xuất huyết tiêu hoá, nội soi có giãn tĩnh mạch dạ dày mà không có một tổn thương khác có thể gây xuất huyết [30], [92].
- Xuất huyết do BDDTAC: Nội soi có tổn thương niêm mạc dạ dày điển hình trong BDDTAC nặng mà không thấy có bằng chứng của xuất huyết giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày, hay giãn tĩnh mạch lạc chỗ khác [126].
2.2.9.5.Theo dõi biến chứng do thắt giãn tĩnh mạch thực quản