ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dự phòng xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạ dày tăng áp cửa do xơ gan (Trang 36 - 37)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm 102 bệnh nhân xơ gan có tiền sử xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hay vào viện vì đợt xuất huyết cấp do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản đã được điều trị ổn định, đồng ý tham gia quá trình nghiên cứu.

Thời gian thu thập mẫu nghiên cứu: 8/2009 đến 3/2012. Lứa tuổi từ 18-75 tuổi.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm những bệnh nhân xơ gan có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

2.2.1.1Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản

Bệnh nhân xơ gan có tiền sử xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản được khai thác qua hỏi bệnh kèm theo giấy chẩn đoán khi ra viện.

Bệnh nhân nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa cấp do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản được xác định qua lâm sàng và nội soi đã được điều trị ổn định. Xuất huyết từ giãn tĩnh mạch thực quản được xác định dựa trên nội soi thực quản dạ dày:

- Xuất huyết cấp: Có tia máu phụt ra hay chảy rỉ từ giãn tĩnh mạch thực quản.

- Máu ngưng chảy nhưng quan sát có cục máu đông trên thành giãn tĩnh mạch thực quản hoặc nội soi có giãn tĩnh mạch thực quản không xuất huyết nhưng có máu đọng ở thực quản hay dạ dày và không thấy bất cứ tổn thương nào khác có thể gây xuất huyết [30], [92].

2.1.1.2. Xơ gan

Bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp với hai hội chứng: Hội chứng tăng áp cửa và hội chứng suy chức năng gan [22].

- Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

o Lâm sàng:

+ Cổ trướng: Thay đổi tuỳ mức độ: không có, cổ trướng ít gõ đục vùng thấp, cổ trướng vừa thay đổi theo tư thế và cổ trướng căng.

+ Lách lớn, sờ được dưới bờ sườn trái, gõ đục liên tục với bờ sườn hoặc có dấu chạm đá.

+ Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ: Xuất hiện tĩnh mạch nổi trên da bụng, thường gặp ở thượng vị hay ở hai bên mạn sườn, vùng quanh rốn. Có thể có tuần hoàn bàng hệ chủ chủ nếu cổ trướng lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới.

o Cận lâm sàng

+ Chọc dò ổ bụng có cổ trướng dịch thấm.

+ Siêu âm bụng: Có thể quan sát được các dấu hiệu cấu trúc gan thô dạng hạt, đường bờ không đều, đường kính tĩnh mạch cửa > 13 mm, có dịch tự do trong ổ bụng, lách lớn, đường kính tĩnh mạch lách > 11 mm.

+ Nội soi: Giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dự phòng xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạ dày tăng áp cửa do xơ gan (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w