0
Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA THẮT GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN ĐƠN THUẦN HAY KẾT HỢP PROPRANOLOL LÊN BỆNH DẠ DÀY TĂNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ THẮT GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN KẾT HỢP PROPRANOLOL TRONG DỰ PHÒNG XUẤT HUYẾT TÁI PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG LÊN BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA DO XƠ GAN (Trang 30 -32 )

THUẦN HAY KẾT HỢP PROPRANOLOL LÊN BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA VÀ GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN 1.4.1.Cấu trúc giải phẫu tĩnh mạch cửa và hệ thống tĩnh mạch dạ dày

Một khía cạnh cần được chú ý khi thắt giãn tĩnh mạch thực quản là tác động của phương pháp này đến cơ quan gần nhất là dạ dày sẽ như thế nào thì vẫn còn ít được nghiên cứu đến. Do có sự liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu và sự liên thông trực tiếp của hệ thống mạch máu, ảnh hưởng này trên lý thuyết rất có thể xảy ra.

Xét về giải phẫu học tĩnh mạch vùng dạ dày - tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch vị trái nhận máu chủ yếu từ tâm phình vị, thực quản và thân vị đi sát bờ cong nhỏ đổ vào tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch vị phải cùng với tĩnh mạch trước môn

vị là những mạch máu nhỏ nhận máu từ hang môn vị đổ vào tĩnh mạch cửa. Như vậy, khi có tăng áp lực tĩnh mạch cửa, do hệ thống tĩnh mạch cửa không có van nên áp lực tĩnh mạch cửa tác động trực tiếp lên các nhánh trực thuộc. Tĩnh mạch vị trái với khẩu độ lớn hơn nhận áp lực trực tiếp từ tĩnh mạch cửa làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch thực quản, tâm phình vị và thân vị, cùng với sự tăng áp lực của tĩnh mạch vị ngắn, tĩnh mạch vị mạc nối trái gây hiện tượng giãn mạch vùng giải phẫu này. Trong khi đó, tĩnh mạch vị phải và tĩnh mạch trước môn vị là những mạch máu nhỏ chịu ít áp lực từ tĩnh mạch cửa nên tình trạng giãn mạch ít xảy ra hơn. Hơn nữa, sau khi triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản bằng phương pháp chích xơ hay thắt giãn tĩnh mạch thực quản, máu từ tĩnh mạch cửa không còn kết nối với giãn tĩnh mạch thực quản sẽ tăng lưu thông trực tiếp với các nhánh tĩnh mạch của vùng tâm phình vị, gây tăng áp lực ở hệ thống tĩnh mạch vùng tâm phình vị và có thể sẽ gây giãn tĩnh mạch ở vùng giải phẫu này [19], [113].

Sau khi triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản, sẽ có sự thay đổi huyết động vùng giải phẫu tĩnh mạch cửa và hệ mạch máu niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu của Korula J. cho thấy có sự gia tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau điều trị chích xơ triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản. Tương tự, nghiên cứu của Lo G.H. cho thấy có đến 68% bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau khi thắt triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên, nghiên cứu của Pereira - Lima J.C. không thấy sự thay đổi áp lực tĩnh mạch cửa sau thắt triệt tiêu giãn tĩnh mạch thực quản [81], [88], [111].

Ngoài ra, theo Yoshikawa I., thắt giãn tĩnh mạch thực quản làm tăng ứ trệ hệ thống mạch máu tại niêm mạc vùng thân dạ dày vốn là đặc điểm đặc trưng của BDDTAC. Ngược lại, nghiên cứu của Sezai S. ở một nhóm bệnh nhân xơ gan được đặt TIPS. Tác giả nhận thấy áp lực tĩnh mạch cửa giảm sau đặt TIPS cùng với sự cải thiện BDDTAC cũng như tình trạng ứ trệ niêm mạc dạ dày [130], [153].

Hình 1.6. Đặc điểm giải phẫu hệ thống tĩnh mạch cửa [15].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ THẮT GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN KẾT HỢP PROPRANOLOL TRONG DỰ PHÒNG XUẤT HUYẾT TÁI PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG LÊN BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA DO XƠ GAN (Trang 30 -32 )

×