Các phương pháp thủy phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng kết hợp enzyme trong chiết tách và làm giàu một số sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên (LA tiến sĩ) (Trang 64 - 65)

2.3.4.1. Phương pháp thủy phân với dung môi là nước (áp dụng cho enzyme cellulase, hemicellulase, protease...)

Nguyên liệu sau sơ chế được bổ sung nước theo tỷ lệ nhất định. Quá trình thủy phân diễn ra trong bể ổn nhiệt có khuấy cơ học bằng khuấy từ có điều nhiệt. Khi nhiệt độ trong bình thủy phân phù hợp với nhiệt độ từng enzyme hoạt động thì bổ sung

enzyme với tỷ lệ thích hợp. Thời gian thủy phân được tính tại thời điểm bổ sung enzyme. Sau thủy phân, hỗn hợp thủy phân được gia nhiệt đến 80oC để bất hoạt enzyme kết thúc quá trình thủy phân.

2.3.4.2. Phương pháp thủy phân trong hệ dung môi hai pha (áp dụng cho enzyme lipase) theo Fernádez Lorente G. và cs. (2011) [88]

Phản ứng thủy phân được thực hiện trong hệ dung môi hai pha với tỷ lệ pha nước - pha hữu cơ 1:1 (v/v), tỉ lệ dầu - dung môi 3:7 (w/v). Pha nước chuẩn bị với đệm ở các dải pH từ 5 - 9. Phản ứng được ủ ở dải nhiệt độ 20 – 50oC và luôn được khuấy trộn (500 vòng/phút) để đạt được sự phân tán đồng nhất của các pha. Ở các khoảng thời gian xác định (0 h, 2 h, 4 h ...) mẫu được tách ra bằng ly tâm. Theo Fernádez Lorente G (2010), 95% axit béo tự do có mặt trong pha dung môi. Vì vậy, chỉ số axit được xác định sau khi loại toàn bộ dung môi [32].

- Chỉ số axit: Chỉ số axit của dầu cá trước và sau thủy phân được xác định là số mg KOH cần dùng để trung hòa hết acid béo tự do có trong 1 g chất béo [22].

- Chỉ số xà phòng hóa là số mg KOH dùng để trung hòa hết glycerid và axit béo tự do có trong 1 g chất béo [22].

Hiệu suất thủy phân =

Chỉ số axit (dầu thủy phân) - Chỉ số axit (dầu chưa thủy phân)

x 100% Chỉ số xà phòng hóa - Chỉ số axit (dầu chưa thủy phân)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng kết hợp enzyme trong chiết tách và làm giàu một số sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên (LA tiến sĩ) (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)