Giới thiệu về Quế C.cassia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng kết hợp enzyme trong chiết tách và làm giàu một số sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên (LA tiến sĩ) (Trang 42 - 44)

Quế Cinnamomum cassia còn có tên gọi khác là Quế Đơn, Quế bì, Quế quan, Quế thanh... Loài này được (Nees & T.Nees) J.Presl miêu tả khoa học đầu tiên năm 1825.

Đặc điểm thực vật: là loại cây lâu năm, thân gỗ, chỉ phát triển ở một số vùng nhất định có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cây trưởng thành có kích thước trung bình 12 - 17 m, lá mọc so le, dài và cứng, cuống to, hoa mọc thành chùy ở kẽ những lá phía trên, quả hình trứng, thuôn, phía dưới có đài tồn tại hoặc nguyên hoặc hơi chia (Hình 1.9a và 1.9b).

Hình 1.9a. Cành lá và hoa C. cassia Hình 1.9b. Cây Cinnamomum cassia

Nguồn gốc và phân bố: Loài quế Đơn (Cinnamomum cassia) là cây nguyên sản ở Việt Nam, hiện gặp và phân bố tự nhiên tại một số khu rừng ẩm nhiệt đới ở Việt Nam (Cúc Phương, núi Đinh...). Đây là loài Quế quen thuộc đã được gây trồng và sử

dụng từ lâu đời ở nước ta. Có thể gặp Quế đơn mọc dải rác hoặc gây trồng trên những diện tích lớn tại nhiều địa phương: Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu (núi Đinh)... (Lã Đình Mỡi, 2001) [21].

Công dụng: Từ thời thượng cổ, trước Công nguyên hàng thế kỷ, người Trung Quốc cũng như cha ông ta đã biết dùng Quế để chữa bệnh như điều trị mãn tính viêm phế quản, liệt dương, khó thở, thấp khớp...; Trong Tây y, Quế và tinh dầu quế được sử dụng làm thuốc kích thích tăng khả năng tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết... Quế cũng được coi là chất kích thích, tăng nhu động ruột và gây co bóp tử cung. Quế cassia là một thuốc khử nấm, chống dị ứng, ung thư dạ dày, tiêu chảy, làm đổ mồ hôi, kháng những chất gây đột biến như benzopyren và cyclphosphamid.

Bột quế, tinh dầu Quế được dùng phổ biến để làm phụ gia thực phẩm, gia vị và hương liệu do chúng có hoạt tính chống đầy hơi, chất chống oxy hóa và chất bảo quản [146].

Sản xuất và tiêu thụ:

Đến năm 1998, diện tích rừng quế ở nước ta đạt khoảng 61.820 ha (trong đó có 19.743 ha có thể khai thác) với trữ lượng ước tính khoảng 29.000 - 30.000 tấn vỏ. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.500 - 2.000 tấn vỏ và 5 - 7 tấn tinh dầu quế. Theo thống kê của FAO (1998) tổng diện tích quế đến tuổi khai thác tại Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) vào khoảng 35.000 ha với sản lượng ước chừng 28.000 tấn. Trung Quốc là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu Quế Đơn lớn nhất. Nước ta là quê hương của loài Quế đơn (C. cassia). Tổng diện tích Quế đơn ở nước ta vào khoảng 16.000 ha trong đó riêng huyện Văn Yên, Yên Bái, C. cassia

trồng ở 27/27 xã và thị trấn với tổng diện tích khoảng 15.000 ha, trong đó trên 50% diện tích có thể sẵn sàng cho vỏ cây sau thu hoạch với sản lượng quế vỏ 5.160 tấn/năm, gỗ quế 25.800 m3 và các loại lá và cành (60 - 70 000 tấn/năm) [142].

Vỏ, tinh dầu vỏ, tinh dầu lá của Quế đơn đều là những sản phẩm có giá trị thương mại cao. Sức tiêu thụ của thị trường thế giới vào khoảng 20 - 30.000 tấn quế/năm. Các nước nhập khẩu nhiều quế là Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nhật Bản, Singapor, Ấn Độ và Hồng Kông... Giá mua bán trên thị trường thay đổi trong khoảng

3.000 - 4.000 USD/tấn quế vỏ, 52.000-100.000 USD/tấn tinh dầu từ quế vỏ và 30- 35.000 USD/tấn tinh dầu từ lá quế [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng kết hợp enzyme trong chiết tách và làm giàu một số sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên (LA tiến sĩ) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)